HOÀNG TINH

Tên khác:  Hoàng chi, thổ linh chi, uy nhuy, sơn khương. Hoàng tinh lá mọc so le, hoàng tinh cách, cây đót, co hán han (Thái) Tên khoa học: Disporopsis longifolia Craib Họ Thiên môn (Asparagaceae)

Tên khoa học: Rhizome polygonati

Tên thực vật: 1. Polygonatum sibiricum Red.; 2. Polygonatum cyrtonema Hua; 3. Polygonatum kingianum Coll., et Hemsl.

Tên thông thường: Hoàng tinh – 黄精

MÔ TẢ

Cây thảo, có thân rễ chia thành những dóng tròn, trên có sẹo lõm. Thân nhẵn, mọc đứng, không phân nhánh, có đốm tía ở gốc. Lá mọc so le, không cuống, mép lượn sóng, gân hình cung, hai mặt nhẵn.

Hoa 5-10 cái mọc ở kẽ lá, bao hoa có 6 thùy màu trắng hàn liền thành hình chuông, nhị 6, bầu hình tròn.

Quả mọng, hình cầu hơi khía 3 cạnh, màu tím đen khi chín.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 8.

Còn có loài hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. et Hemsley), cùng họ, có thân rễ mọc ngang, chia đốt, lá mọc vòng, hoa màu đỏ, cũng được dùng.

Hình ảnh cây hoàng tinh hoa đỏ
Hình ảnh cây hoàng tinh hoa đỏ

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, hoàng tinh hoa trắng phân bố chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác.

Ở Việt Nam, cây chỉ mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc gồm Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình… Thường gặp ở dưới tán rừng núi đá vôi ẩm, ven các suối, bờ khe.

Hiện nay, cây đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Thân rễ hoàng tinh hoa trắng, thu hái vào mùa thu đông lúc cây sắp tàn lụi, cắt bỏ gốc thân và những rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng, phải chế biến theo hai cách sau:

  1. Gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, không bổ đôi, xếp vào chõ, đồ chín hoặc cho vào nồi, đổ nước sâm sấp, đun gần cạn, phơi khô. Làm nhiều lần như vậy đến khi củ mềm, mặt trong và mặt ngoài đều đen là được. Cuối cùng phơi thật khô.
  2. Thân rễ đã gọt vỏ, rửa sạch, để nguyên đun với nước mật mía và gừng (cứ lkg hoàng tinh dùng 250ml mật và 250g gừng). Làm nhiều lần (được 9 lần, cửu chưng cửu sái, thì tốt) đến khi hết nước mật là được. Phơi khô.

NGUỒN GỐC:

Đây là thân rễ khô của điền hoàng tinh, hoàng tinh, hoặc đa hỏa hoàng tinh thuộc loài thực vật họ bách hợp. Căn cứ vào hình dạng khác nhau, có thể gọi với các tên khác nhau như: “đại hoàng tinh”, “hoàng tinh đấu gà”, “hoàng tinh củ giềng”; sản xuất chủ yếu ở Đông Bắc, Hà Bắc và Sơn Đông. Đại đa số các nơi trong toàn Trung Quốc cũng có phản bố. Hoàng tinh Vân Nam là tốt nhất.

Hoàng tinh
Hoàng tinh

PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT ĐẶC ĐIỂM:

Hoàng tinh có hình tròn thon như cái dùi, bề mặt màu vàng hoặc màu be vàng, nửa trong suốt, chỗ phình to có ngấn thản cảy dạng đĩa tròn. Chất dẻo dai, không dễ bẻ gẫy. Mặt cắt màu vàng be, có nhiều chấm nhỏ màu trắng vàng. Hương nhẹ, vị hơi ngọt,, kèm theo chất dính. Loại nào củ to, màu vàng be, mặt cắt có dạng chất sừng, thân khô, chất mềm là loại tốt.

BẢO QUẢN:

Để nơi khô ráo thoáng gió, phòng độc, phòng mọt

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thân rễ hoàng tinh hoa trắng có chất nhầy, tinh bột và đường.

Theo các nghiên cứu thời nay, hoàng tinh có hàm chứa các thành phần nicôtin, chất dmh, chất anthraquinon, có thể hạ huyết áp, có tác dụng chống acid, kháng khuẩn và ức chế các loài nấm bệnh ngoài da.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, nhuận phế, chữa suy nhược, kém ăn, mệt mỏi, miệng khô khát, đau lưng, mỏi gối.

Liều dùng hàng ngày: 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu ngâm.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Tuệ Tình (Nam dược thần hiệu) đã dùng độc vị hoàng tinh tán bột ăn với cháo để chữa các hư tổn, suy nhược.

Hải Thượng Lãn Ông (Vệ sinh yếu quyết) lại dùng hoàng tinh phối hợp với thương truật, địa cốt bì, trắc bách diệp, thiên môn, ngâm rượu uống làm mạnh gân xương, đen tóc.

Chủ trị các chứng hư nhược sau khi ốm dậy, phổi táo, ho nhiều, dạ dày nhiệt, miệng khát, mắc bệnh đái đường, cao huyết áp, ngứa chân ngứa đùi, dương hư, tinh ít, bí ỉa, xơ cứng động mạch.

NHỮNG CẤM KỴ KHI DÙNG THUỐC:

Người nào đờm thấp thịnh dẫn tới ổ bụng đầy trướng, không thiết ăn, và những người tỳ vị dương hư dẫn tới ỉa chảy, kiêng không dùng.

Vị thuốc này nếu ăn nhiều, hoặc uống quá liều, sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của tỳ vị, sinh ra trướng bụng đầy bụng.

BÀI THUỐC

Chữa suy nhược toàn thân, đau lưng, chân tay tê mỏi;

Hoàng tinh hoa trắng (25g), ba kích (20g), đảng sâm (10g), thục địa (10g).

Tất cả thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu 35°. Thỉnh thoảng lắc đều. Để càng lâu càng tốt. Khi dùng, pha thêm 100ml sirô đơn. Ngày uống ba lần trước hai bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần một chén nhỏ.

Đơn thuốc kinh nghiệm của tiền nhân:

  • Bổ can sáng mắt, dùng Hoàng tinh 2 cân, Mãn tính 1 cân, rửa sạch đất cát cửu chưng cửu sái rồi làm thành bột, uống lúc đói lần 2 chỉ với nước cơm, ngày 2 lần, Sống lâu ích thọ (Thánh huệ phượng).
  • Vẩy nến cùi hủi, người do vinh khí không thanh được mà sanh ra bệnh ngoài da, phong lâu ngày nhập vào gân mạch vì thế sinh ra cùi hủi, vẩy nến. đến mũi mũi sạm tàn phế, dùng Hoàng tinh bỏ vỏ rửa sạch 2 cân phơi nắng , hấp cơm ăn đều (Thánh tế tổng lục phương).
  • Bổ hư tinh khí, dùng Hoàng tinh, Câu kỷ tử các vị bằng nhau, đâm làm thành bánh, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần 50 viên (Kỳ hiệu lượng phương).
  • Bổ âm, dùng Hoàng tinh 4 chỉ, ý dĩ 2 chỉ Sa sâm 1 chỉ 5 sắc uống trong ngày.
  • Trị tinh thần bất túc, mở mắt do can hư, mỏi gối gồm Hoàng tinh, Câu kỷ, Thục địa, Thiên môn, Bạch truật, Tỳ giải, Hà thủ ô, Thạch hộc (Thánh huệ phương).

Đơn thuốc phổ thông hiện nay:

  • Nhuận phế chỉ khát: Dùng trong phế hư gây ho, ho ra máu.
  • Hoàng tinh 5 chỉ, Bắc sa sâm 2 chỉ, ý dĩ nhân 3 chỉ. Sắc uố Trị lao phổi thời kỳ đầu, ho.
  • Hoàng tinh 1 cân, Bạch cập, Bách bộ mỗi thứ nửa cân, xắt lát phơi khô tán bột luyện mật làm viên mỗi lần 2 chỉ, ngày uống 3 lầ Trị ho ra máu do lao phổi.
  • Bổ tỳ ích khí: Dùng trong cơ thể suy nhược, sức yếu bải hoải sau khi bị bệnh

Chỉ dùng Hoàng tinh uống lâu ngày hoặc cùng dùng với Hoàng kỳ, Đảng sâm, Sơn dược, trị các loại ăn ít, đoản khí, suy nhược sau khi bị bệnh.

Ngoài ra, chỉ dùng vị này 1 lượng, sắc uống trị bệnh đái đường, hoặc kết hợp với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, đâm làm bánh, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên, lần uống 3 chỉ, ngày 2 lần. Trị bệnh huyết áp cao, chóng mặt hoa mắt, ù tai, đau yếu thắt lưng đùi.

Tham khảo: Hoàng tinh vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận tâm phế, trấn thận tinh, trợ gân cốt, nhưng phẩm chất béo bổ, công dụng bổ âm nhiều, nếu tỳ hư có thấp, không nên uống nó (Trung dược học giảng nghĩa).

CÁC PHƯƠNG THUỐC BỔ DƯỠNG THƯỜNG DÙNG:

Thủ chưởng sâm tửu (rượu sâm hoàng tinh)

Thủ chưởng sâm (sâm bàn tay) 16g

Hoàng tinh 32g

Đảng sâm 16g

Rượu trắng 500 ml

Ngâm rượu 1 tháng sau mang ra uống, ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20 ml.

Dùng để chữa các chứng thân thể hư nhược, suy nhược thần kinh, ỉa chảy lâu ngày không khỏi v.v…

Băng đường hoàng tinh chúc (cháo hoàng tinh, đường phèn)

Hoàng tinh vừa phải

Đường phèn vừa phải

Kê hạt vừa phải

Nấu chung thành cháo, ăn tuỳ thích.

Dùng để chữa các chứng tỳ phế khí hư, mệt mỏi võ lực, ăn uống giảm thiểu, bị ho, khí đoản, ho khan không có đờm, hoặc lao phổi, ho ra máu…

Hoàng tinh hắc đậu thang (thang thuốc hoàng tinh đậu đen)

Hoàng tinh 30g

Đậu đen 30g

Mật ong nửa thìa

Đậu đen và hoàng tinh rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ 3 bát to nước, ngâm trong 10 phút, đun nhỏ lửa ninh 2 giờ, pha mật ong vào. Dùng để ăn điểm tâm, ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát con.

Có tác dụng chữa trị đối với bệnh đái đường, người bệnh ăn nhiều mà vẫn chóng đói, cơ thể tiêu gầy, hoặc dùng cho người bị bệnh đái đường đã khỏi đang hồi phục.

Hoàng tinh phong mật tiễn (thuốc sắc hoàng tinh, mật ong)

Hoang tinh 30g

Mật ong 30g

Hoàng tinh rửa sạch, sắc chung với mật ong đem uống.

Dùng cho trẻ con suy dinh dưỡng, chân mềm yếu, thể chất hư nhược.

Điền thử hoàng tinh thang (thang hoàng tinh, chuột đồng)

Thịt chuột đồng, thịt lợn nạc và hoàng tinh, mỗi thứ với lượng vừa phải. Thịt thái miếng, nấu chung với hoàng tinh làm thang, cho muối, gia vị vào cho vừa; uống thang ăn thịt.

Dùng cho người hư lao gầy yếu, tinh thần và thể xác suy kiệt, trẻ con bị cam tích, mặt vàng gầy còm, sau khi ốm dậy cơ thể hư nhược v.v…

Hoàng tinh trà (trà hoàng tinh)

Hoàng tinh 10g

Lá la bố ma 5g

Sắc lên lấy nước uống thay trà. Dùng để chữa bệnh cao huyết áp.

Sinh địa hoàng tinh chúc (cháo sinh địa hoàng tinh)

Sinh địa 30g

Gạo lức 30g

Hoàng tinh (sao tẩm) 30g

Sinh địa và hoàng tinh sắc bò bã lấy nước, cho gạo lức vào nấu lên thành cháo.

Dùng cho người thận âm bất túc, trước và sau khi tuyệt kinh đầu váng, mắt hoa, buồn bực trong lòng, dễ nổi giận, tình cảm thất thường, nóng rực ở gan bàn tay, gan bàn chân, hoặc kinh nguyệt thất thường.

Hoang tinh băng đường tiễn (thuốc sắc hoàng tinh, đường phèn)

Hoàng tinh 30g

Đường phèn 30g

Hoàng tinh rửa sạch, cho nước vào đun nhỏ lửa sắc chung với đường phèn 1 giờ. Uống thang ăn hoàng tinh, chia 2 lần sớm, tối.

Dùng để chữa bệnh phế âm hư, thân nhiệt thấp mãi không thôi, ho khan ít đờm, trong đờm có vết máu.

Người không bệnh tật gì mà uống thường xuyên có thể tăng sức khéo, kéo dài tuổi thọ.

Hoàng tinh báo trư di (hoàng tinh ninh tụy lợn)

Hoàng tinh 30g

tụy lợn 1 bộ

Ngọc trúc 30g

Gia vị vừa phải.

Tụy lợn cắt bỏ màng mỡ, rửa sạch, bỏ vào niêu đất, cho hoàng tinh, ngọc trúc, hành, gừng, đổ nước vào ninh, cho mì chính, gia vị vào; uống thang ăn thuốc.

Dùng cho người bị bệnh đái đường, bệnh tim, chức năng của cơ quan tiêu hoá suy giảm sử dụng.

Hoàng tinh tửu (rượu hoàng tinh)

  • Thiên môn đông (bỏ ruột) 1800g

Gạo nếp 10 kg

Men giã nhỏ 5000g

Hoàng tinh (bỏ vỏ) 3000g

Rễ câu kỷ tử 3000g

Lá thông 3000g

Bốn vị thiên môn đông, hoàng tinh, lá thông và rễ câu kỷ tử giã thành bột thô, cho 30 lít nước, nấu lấy 20 lít, hấp chung với gạo nếp và men rượu, ủ 14 ngày, uống tuỳ theo tửu lượng từng người.

Có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Khi uống loại rượu này kiêng ăn đào mận và thịt chim sẻ.

  • Hoàng tinh 20g

Rượu gạo 500 ml

Hoàng tinh rửa sạch, để khó, nghiền thành bột thô, bỏ vào bình cổ nhỏ, đổ rượu vào, bịt kín miệng bình, mỗi ngày lắc bình 1 lần, sau 1 tuần thì mỗi tuần lắc bình 1 lần, ngâm từ 30 ngày trở nên.

Dùng để chữa các chứng tỳ hư khi nhược dẫn tới mặt nặng, chân tay phù nề và thận hư, tinh ít dẫn tới râu tóc sớm bạc, da thịt khó và bị ngứa, tim phiền muộn, nóng nảy, mất ngủ v.v…

Hoàng tinh sơn dược đồn kê (hoàng tinh, sơn dược hầm gà)

Hoàng tinh 15 – 30g

Sơn dược 100 – 200g

Gà 1 con.

Gà mổ thịt rửa sạch chặt miếng, cho vào liễn cùng với hoàng tinh sơn dược, hấp cách thuỷ cho chín, cho gia vị vào ăn. Cách 1 ngày ăn 1 lần. Ăn luôn trong 1 số lần.

Dùng cho người mắc các chứng tổng hợp trong thời kỳ cách niên, xuất hiện các hiện tượng má hồng từng cơn, tinh thần căng thẳng, lòng buồn phiền dễ nổi giận, lòng bàn tay gan bàn chân nóng rực, váng đầu đau đầu, tai ù, nhiều mồ hôi, mất ngủ, miệng khó, ỉa táo. sức chứa dạ dày kém, đau lưng mỏi gối v.v…

Hoàng tinh đồn trư sấu nhục (hoàng tinh hầm thịt nạc)

Hoàng tinh 50g

Thịt nạc 200g

Gia vị vừa phải.

Hoàng tinh và thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng dài 3 cm, rộng 1,5 cm, cho vào nồi sành (đất), cho nước vừa phải, cho thêm hành, gừng, muối ăn, rượu gia vị, hấp cách thuỷ cho chín. Khi ăn cho thêm mì chính, ăn thịt, uống thang.

Dùng để chữa các bệnh kém ăn, mất ngủ do tâm tỳ âm huyết bất túc sinh ra, và để điều dưỡng cho những người âm hư về thể chất.

Mật tiễn hoàng tinh (hoàng tinh ướp mật)

Hoàng tinh khô 100g

Mật ong 200 ml

Hoàng tinh rửa sạch đựng trong nồi đất, đổ nước vào ngâm cho nở hết, đun nhỏ lửa cho nhừ, khi nào khô nước thì cho mật ong vào đun sôi, trộn đều. Để nguội đựng vào lọ. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa.

Dùng để chữa các bệnh chân yếu mềm không có lực của trẻ con, do thận tinh bất túc sinh ra.

0/50 ratings
Bình luận đóng