Khái niệm

Hay quên là một loại biểu hiện trí nhớ giảm sút, rất hay quên những việc đã qua, nghiêm trọng hơn thì nói trước quên sau, thoáng chốc đã quên hết.

Các sách Nội kinh, Thương hàn luận gọi là “Thiện vong”. Nhưng trong các sách TỐ vấn – Điều kinh luận, Linh khu – Bản thần lại có tên là “Hỉ vong”. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận gọi là “Đa vong”. Các thầy thuốc đời sau tập quán gọi là “Kiện vong”. Cũng có khi gọi là “Hảo vong”, “Dị vong”.

Chứng này khác với chứng Hay quên do trí lực giảm sút vì loại sau là phát sinh tính chậm chạp, thiên tư bất túc, trí tuệ giảm sút ngay từ bé, thậm chí biến thành “Bạch si” (ngớ ngẩn). Còn như chứng Hay quên do thể trạng suy yếu của người có tuổi phần nhiều là hiện tượng sinh lý, khác với loại Hay quên do tật bệnh gây nên không thuộc phạm vi giới thiệu ở chứng này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Hay quên do Thận tinh khuy hư. Có chứng hoảng hốt hay quên, tinh thần trì trệ, tóc bạc sớm hoặc khô ròn dễ rụng, răng chồi lung lay, xương mềm yếu, đi đứng khó khăn, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Hư.
  • Hay quên do Tâm Thận bất giao: Có chứng thường xuyên hay quên, hư phiền mất ngủ, hồi hộp sợ sệt, đầu choáng tai ù, lưng đùi yếu mỏi, hay mộng di tinh, triều nhiệt, mồ hôi trộm, đêm đi tiểu tiện nhiều lần, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
  • Hay quên do Tâm Tỳ đều hư: Có chứng sắc mặt trắng nhợt, hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, đoản hơi, tinh thần khiếp nhược, mệt mỏi kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão, phụ nữ thì kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược.
  • Hay quên do đàm trọc quấy rối Tâm: Có chứng hay quên thích nằm, thậm chí hoảng hốt, đầu choáng mắt hoa, hồi hộp mất ngủ, ngực khó chịu, trong họng có tiếng đờm khò khè, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt.
  • Hay quên do ít huyết xông lên Tâm: Có chứng hay quên đột ngột, lưỡi cứng khó nói, chỉ muốn ngậm nước chứ không muốn nuốt, bụng đầy đau và cự án, mặt môi và móng tay chân tím tái, tiểu tiện trong dài, đại tiện phân đen, mạch Kết Đại.

Phân tích

  • Chứng Hay quên do Thận tinh khuy hư: Thận chủ chứa tinh, chủ xương sinh ra tủy, thông lên não. Thận tinh bất túc, tủy hải rỗng không, biểu hiện chủ yếu là chứng hay quên và tinh thần trì trệ, răng lung lay, tóc rụng, râu tóc bạc sớm, xương mềm yếu. Điều trị theo phép điền tinh bổ tủy, dùng phương Hà xa đại tạo hoàn.
  • Chứng Hay quên do Tâm Thận bất giao: Chứng này thường gặp nhất. Sách Trương thị y thông viết: “Hay quên đều trách cứ vào Tâm Thận bất giao”. Khi phát bệnh phần nhiều bị các chứng di tinh, hoạt huyết, ốm lâu ngày, phòng lao không điều độ tổn thương đến Thận âm. Thận âm suy hao không dâng lên giúp đỡ Tâm, thủy không giúp hỏa thì Tâm dương quá găng một phía, hoặc là tình chí thái quá, khí uất hóa hỏa cho nên tà nhiội hun đốt nặng. Tâm hỏa nung nấu ở trong cướp đoạt Thận âm ở dưới. Thận hư trí tuệ tổn thương thì hay quên. Khi biện chứng nên phân biệt hai tình huống dưới đây:
  1. Tinh huống Tâm Thận âm hư: Tâm dương thịnh một phía (chủ yếu là các chứng Tâm Thận âm hư, kiêm cả chứng Tâm dương thịnh một phía, hay quên mất ngủ, hồi hộp Tâm phiền, lưng gối yếu mỏi, mồ hôi trộm, di tinh, lưỡi đỏ không có rêu, mạch Tế Sác).
  2. Tinh huống Tâm hỏa quá thịnh cướp đoạt chân âm ở dưới (có các chứng: Trên nhiệt dưới hư, hỏa hun đốt, thủy suy cho nên Tâm phiền miệng khát, miệng lưỡi lở loét, mặt đỏ lưng đùi yếu mỏi, tiểu tiện vàng, đại tiện khô). Điều trị đều dùng phép giao thông Tâm Thận nhưng vận dụng cụ thể lại có chỗ khác nhau: Tâm Thận âm hư điều trị theo phép tư âm giáng hỏa, dưỡng Tâm an thần; nếu thiên về Tâm có thể dùng Bổ Tâm đan, nếu thiên về Thận cho uống Lục vị địa hoàng hoàn. Hỏa hun đốt thủy suy điều trị theo phép thanh Tâm tả hỏa, tư bổ Thận âm, có thể dùng Hoàng liên A giao thang.
  • Chứng Hay quên do Tâm Tỳ đều hư với chứng Hay quên do Tâm Thận bất giao: Tâm chứa thần, Tỳ chủ tư, tư lự quá độ lao tổn Tâm Tỳ, Tỳ hư thì không lấy gì để hóa sinh chất tinh vi, huyết hư khó hồi phục, Tâm không làm chủ được. Tâm huyết hư thiếu, Tỳ không được dồi dào, Tâm hỏa bất túc thì không làm ấm được Tỳ để vận hóa, từ đó mà hình thành chứng Tâm Tỳ đều hư. Tâm Tỳ khí huyết bất túc, thần không yên chốn thì luôn luôn hay quên. Sách Tế sinh phương nói: “Bởi vì Tỳ chủ ý với tư, Tâm cũng chủ về tư, tư lự quá độ thời nơi của ý không trong lành, cơ quan của thần không tốt khiến cho hay quên”. Chứng này ngoài những biểu hiện về Tâm khí huyết hư còn có kiêm chứng trạng Tỳ không kiện vận như: kém ăn, bụng trướng đầy, đại tiện lỏng nhão, mệt mỏi vô lực. Còn chứng Hay quên do Tâm Thận bất giao là do Tâm Thận âm hư, Tâm dương thịnh một phía tất phải kiêm các chứng Thận hư như: choáng váng tai ù, lưng gối yếu mỏi, di tinh, hoạt tinh … Hơn nữa các chứng trạng về âm hư nội nhiệt rất rõ. Chứng Hay quên do Tâm Tỳ đều hư thì lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược với chứng Tâm Thận* bất giao lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác rõ ràng là khác nhau. Điều trị chứng Hay quên do Tâm Tỳ đều hư theo phép bổ ích Tâm Tỳ, dùng phương Quy Tỳ thang.
  • Chứng Hay quên do đờm trọc quấy rối Tâm với chứng Hay quên do ứ huyết xông lên Tâm: Đều thuộc Thực chứng nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh không giống nhau. Hay quên do đờm trọc quấy rối Tâm thường do tình chí không thoải mái, Can khí uất kết, Tỳ không kiện vận, thủy thấp không hóa được, ứ trọc từ trong sinh ra, đờm khí nghịch lên quấy rối thần minh thì có lúc hay quên. Đan Khê tâm pháp nói: “Hay quên do tinh thần sa sút rất nhiều, cũng có khi do đờm, chứng này phần nhiều do tư lự quá độ, tổn hại Tâm bao dẫn đến nơi chứa thần không trong sạch, gặp sự việc thì hay quên”. Còn chứng Hay quên do ứ huyết xông lên Tâm phần nhiều do ứ huyết tích đọng, mạch lạc ngăn trệ, khí huyết không thông, Tâm thần không được nuôi dưỡng hoặc ứ nghẽn, úng tắc thần thức bị quấy rối khiến hay quên. Yếu điểm biện chứng là: Hay quên do đờm trọc quấy rối Tâm là loại bệnh nhất thời lại kiêm cả đờm trọc quấy rối lên trên như đầu choáng mắt hoa, bập bềnh như ngồi trên xe, trên thuyền, khi cơ nghẽn trệ nên vùng ngực khó chịu buồn nôn, đơm dãi nghẽn tắc như ho mửa đờm dãi, trong họng có tiếng đờm khò khè và biểu hiện đờm mê tâm khiếu như: nói năng lẫn lộn, cười khóc bất thường. Còn chứng Hay quên do ứ huyết xông lên Tâm thường mắc bệnh đột ngột dằng dai khó khỏi lại kiêm cả chứng trạng ứ huyết khác như khối sưng hữu hình và đau, xuất huyết, chỉ muốn ngậm nước chứ không muốn nuốt, đại tiện tuy phân khô cứng nhưng lại dễ đi, mầu phân đen. Thương hàn luận – Biện Dương minh bệnh mạch chứng tính trị có viết: “Dương minh bệnh người bệnh hay quên tất là có xúc huyết, sở dĩ như vậy là vốn có ứ huyết từ lâu cho nên khiến hay quên, phân tuy rắn nhưng lại dễ đi, mầu phân đen”, cả về Thiệt chẩn và Mạch tượng cũng có chỗ khác nhau. Loại trên thì rêu lưỡi nhớt, mạch Huyền Hoạt, loại sau thì chất lưỡi tía tôi có nốt ứ huyết, mạch Tế Sác hoặc Kết Đại. Chứng Hay quên do đờm trọc quấy rối Tâm điều trị nên hóa đàm ninh Tâm, dùng phương Đạo đàm thang hoặc Phục linh thang. Hay quên do ứ huyết xông lên Tâm điều trị nên hoạt huyết hóa ứ, công trục xúc huyết dùng phương Huyết phủ trục ứ thang hoặc Để đương thang. Còn như đờm lưu đọng lâu ngày uất lại hóa nhiệt, hoặc là tình chí bị kích thích, ngũ chí hóa hỏa, đờm hỏa câu kết làm rối loạn thần minh đến nỗi hay quên tất phải kiêm các chứng: trạng về đờm hỏa. Đối với các chứng phiền táo hay quên, đau đầu choáng váng, mặt đỏ họng khô, ngực khó chịu thở gấp, ho mửa ra đờm vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác cũng phải xem xét để mà chẩn đoán phân biệt. Điều trị nên thanh hóa nhiệt đờm, dùng phương Hoàng liên ôn Đởm thang.

Tóm lại, chứng Hay quên có quan hệ với 3 tạng: Tâm Tỳ Thận khá mật thiết vì Tâm chứa thần chủ về thần minh, Thận chứa tinh thông lên não, Tỳ chủ ý với tư cho nên Tâm Tỳ khí huyết bất túc, Thận tinh suy hư cho đến Tâm Thận bất giao đều có thể dẫn đến hay quên. Điều trị chủ yếu phải dưỡng Tâm an thần, bổ ích Tỳ Thận.

Trích dẫn y văn

  • Mùa Đông mà thích phạm vào cơ nhục, dương khí bị kiệt tuyệt khiến người ta hay quên (Tố vấn – Tứ thời thích nghịch tòng luận).
  • Nếu phong tà lấn vào khí huyết khiến cho âm dương bất hòa từng lúc xa rời nhau lúc Hư, lúc Thực, huyết khí rối loạn đến nỗi Tâm thần hư tổn mà hay quên (Chư bệnh nguyên hậu luận • Đa vong hậu).
  • Loại người Võ âm thường rên mà hay lo lắng, lo lắng thì hay quên, hoảng hốt liên quan đến tư, đây là thổ khắc thủy, dương chống lại âm, âm khí ẩn phục mà dương khí nổi lên, nổi lên thì nhiệt, nhiệt thì thực, thực thì giận, giận thì quên (Thiên kim yếu phương – Tâm tạng).
  • Tâm bị mờ mịt, tinh thần phải kém, vì thế trước mắt không đợi đến lúc hại Tâm mà không theo kịp trí nhớ của sự việc… có thể vốn là lẫn lộn trong đục thì không chịu nổi quấy rối của sự việc, bị quấy rối thì mất đi sự nhạy bén mà hay quên (Chứng trị chuẩn thằng – Tạp bệnh).
  • Chứng Hay quên là chứng hay quên thoáng chốc, cố nghĩ lại cũng không nhớ được. Nghĩ như nơi ở của thần con người là ở Tâm, Tâm dựa vào Thận mà não là phủ của nguyên thần, là bề của tinh tủy là chỗ dựa của sự ghi nhớ, đúng như tiên sinh Hy Kim thường nói: “Đối với người bên ngoài mà ghi nhận được tất phải lưu lại các hình ảnh ở trong não; đứa trẻ hay quên là vì nao chưa đầy đủ; người cao tuổi hay quên là vì não dần dần vơi đi” (Loại chứng trị tài – Kiện vong).
0/50 ratings
Bình luận đóng