Khái niệm
Gối sưng đau là chỉ chứng vùng đầu gối sưng to và đau.
Chứng Gối sưng đau được giới thiệu rất sớm trong sách Nội kinh, trong Kinh mạch thiên sách Linh khu nổi về nơi sinh bệnh của Vị Túc Dương minh kinh mạch có ghi chứng “Tất tẫn thũng thống” và các thiên khác cũng giới thiệu các chứng tương tự, Từ đó về sau có nhiều tác phẩm y học xếp vào Các môn Tý, Thông phong, Hạc tất phong, Lịch tiết phong để thảo luận. Trong Tạp bệnh thiên sách Linh khu lại ghi chứng “Tất trung thống” tuy giống với chứng này, nhưng chỉ đau mà không sưng cho nên không giới thiệu ở đây.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Gối sưng đau do khí huyết hư tổn: Có chứng Gối sưng đau, chân tay yếu mỏi vô lực, sắc mặt úa vàng, choáng váng, hồi hộp, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ non, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế.
Gối sưng đau do Can Thận hư tổn: Có chứng hai gối sưng to và đau, lưng đau mỏi, chi dưới teo cơ, xỏ giầy khó khăn, choáng váng, tinh thần mỏi mệt thể lưỡi gầy hoặc to mập, chất lưỡi nhợt hoặc tối, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế vô lực.
Gối sưng đau do thấp nhiệt uất kết: Có chứng hai gối sưng to và đau, sờ vào cục bộ có cảm giác nóng, sắc mặt vàng, phù và có cáu như dầu, tiểu tiện sắc vàng, đại tiện trước khô sau nát, chất lưỡi đỏ non, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác.
Gối sưng đau do hàn thấp nghẽn trệ: Có chứng hai gối sưng to, đau dữ dội, khó đi lại, cơ thể lạnh tay chân lạnh, sắc mặt trắng ngả mầu xanh, chất lưỡi tía tối, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Khẩn hoặc Trầm Trì.
Gối sưng đau do nhiệt độc công phá ở trong: Có chứng khớp gối sưng đỏ đau kịch liệt, xu thế như hổ xé, co duỗi khó khăn, kiêm chứng mình nóng, Tam phiền khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hơi khô, mạch Hoạt Sác.
Gối sưng đau do thấp độc tích đọng: Có chứng khớp gối sưng đau nặng nề, đầu u ám, mình nặng nề, chân tay thân mình căng trướng, bụng bĩ đầy có lúc buồn nôn, đại tiện không thành khuôn, chất lưỡi đỏ nhạt hoặc tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt mà nhuận, mạch Trầm Hoãn hoặc Huyền Hoạt.
Phân tích
– Chứng Gối sưng đau do khí huyết hư tổn với chứng Gối sưng đau do Can Thận hư tổn: Khớp gối là nơi có liên hệ với ba kinh Can, Tỳ, Thận, Can chủ gân, Tỳ chủ nhục, Thận chủ xương, gối là nơi đại hội của gân, thịt và xương. Nếu suy yếu sau khi ốm, ba kinh âm đều bị tổn hại, ngoại tà lấn dần vào trong, ứ đọng ở vùng gối, làm cho gối bị sưng đau, Cả hai loại tuy đều là hư chứng, phần nhiều phát sinh sau khi bị những tật bệnh khác, phát bệnh từ từ, kiêm các chứng trạng về Hư chứng như; chân tay thân mình yếu mỏi, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Tế… nhưng nói theo bệnh trình, loại trên xuất hiện ở thời kỳ sớm, loại sau xuất hiện ở thời kỳ cuối. Nói theo xu thế bệnh loại trên là bệnh nhẹ, loại sau là bệnh nặng. Nói theo chứng trạng, loại trên thì cơ bắp không dồi dào nhưng chưa đến nỗi teo cơ, loại sau thì đã teo cơ, dần dà dẫn đến chỉ còn da bọc xương. Loại trên còn có thể tháo gỡ can thiệp, loại sau thì Can thiệp rất gian nan. về điều trị, cả hai chủ yếu đều phải bổ, lấy tiêu tán làm hỗ trỢ. Loại khí huyết hư tổn điều trị nên bổ khí huyết, ấm kinh mạch, tán phong thấp cho uống Đại Phòng phong thang. Loại Can Thận hư tổn điều trị nên bể Can Thận, tăng tinh tủy, tán hàn thấp, cho uống Tam khí ẩm.
– Chứng Gối sưng đau do thấp nhiệt uất kết với chứng Gối sưng đau do thấp hàn nghẽn trệ: Cả hai đều do phong thấp xâm phạm gây bệnh, nguyên nhân có thể do nằm hóng mát nơi sương móc, có thể do bị ngấm thủy thấp, tùy theo sức khỏe yếu của cơ thể mà chuyển hóa, cả hai đều có đặc điểm riêng, Từ nhiệt hóa mà biến thành thấp nhiệt, thấp nhiệt dằng dai uất kết ở kinh mạch, tụ lại ở vùng gối, phát sinh sưng đau. Từ hàn hóa mà biến thành hàn thấp, hàn thấp dằng dai ẩn náu sâu ở vùng gối, khí huyết nghẽn trệ, phát sinh sưng đau. So sánh hai chứng bệnh, loại thấp nhiệt thì sờ vào gối có cảm giác nóng, loại hàn thấp thì sờ vào gối có cảm giác lạnh. Mỗi khi gặp thời tiết âm u thì loại hàn thấp đau nhức kịch liệt, còn loại thấp nhiệt thì không biến hóa rõ rệt. Loại thấp nhiệt thì rêu lưỡi vàng nhớt, mặt cáu bẩn dầu nhờn; loại hàn thấp thì rêu lưỡi trắng trơn nhuận, sắc mặt trắng xanh, về điều trị, loại trên theo phép thanh nhiệt thấm thấp, sơ lợi khớp xương, dùng phương Gia vị Nhị diệu ẩm. Loại sau theo phép tán hàn ôn kinh, trừ thấp hoạt huyết, cho uống Ngũ tích tán hoặc Dương hòa thang.
– Chứng Gối sưng đau do nhiệt độc quấy phá ở trong: Chứng này có hai tình huống, một là ngoại thương gây nên, hoặc do vấp ngã hoặc do bị đòn bị đánh, khiến cho cục bộ tím bầm, huyết vận hành trì trệ, ứ nhiệt sinh độc làm cho gối sưng đau. Tinh huống thứ hai là phong độc ngoại xâm chống trọi với huyết nhiệt, nhiệt độc quấy phá ở trong phát sinh gối sưng đau. Loại trên có bệnh sử về ngoại thương, khớp gối sưng nóng đỏ đau, sờ thấy rát tay, ấn vào da mềm, nhiệt tăng theo mức đau, đau theo nhiệt mà kịch liệt, lâu ngày thì dịch chứa ở trong khớp càng nhiều, sau khi phá vỡ thì mủ ra như vữa hoặc chẩy ra nước vàng, phát bệnh nhanh, sau khi khỏi thì từ từ. Loại sau thì hai bên cạnh gối sưng đau rõ rệt, đau như dùi đâm, tay không mó vào được kiếm chứng phát nhiệt Tâm phiền, bệnh danh cổ là Hạc tất phong. Do ngoại thương dẫn đến gối sưng đau, điều trị nến thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết lợi khớp xương, dùng phương Ngũ vị tiêu độc ẩm hợp với Hoạt lạc hiệu linh đan, sau khi phá vỡ mủ uống Thập toàn đại bổ thang để bổ khí huyết. Hạc tất phong thì nên thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng giảm đau, uống Tiên phương hoạt mệnh ẩm gia Ngưu tất.
Chứng Gối sưng đau do thấp độc tích đọng với chứng Gối sưng đau do nhiệt độc quấy phá ở trong Cả hai loại đều do độc tà quấy phá ở trong: gây nên cho nên xu thế đau khá kịch liệt. Nhưng thấp là âm, nhiệt là dương, thấp độc thì phát bệnh từ từ, nhiệt độc thì phát bệnh nhanh chóng. Thấp độc thì khớp gối sưng mà không đỏ, nhiệt độc thì khớp gối sưng đỏ. Đối với mạch, lưỡi và chứng trạng đều có đặc điểm riêng. Thấp độc lưu đọng gây nên bệnh, điều trị nên lợi thấp khư phong, ích huyết giải độc, cho uống Ý dĩ nhân thang.
Chứng này phần nhiều gặp ở người lớn tuổi, trẻ em cũng mắc chứng này, gọi là “ Hạc tất”. Bởi vì trẻ em phần nhiều do tiên thiên phú bẩm bất túc, Thận khí bạc nhược, âm hàn ngưng tụ ở vùng gối không giải phát sinh sưng đau, điều trị nên bổ Thận tráng hỏa. Người xưa dùng Lục vị địa hoàng hoàn gia Lộc nhung, Ngưu tất để điều trị, phương này không chữa phong mà khỏe Thận, Thận có thể cứng cáp thì độc tà âm hàn trừ được. Ngoài ra còn có trường hợp đau một bên gối, trên dưới không sưng mà chỉ hơi sưng nóng gọi là Tất du phong, điều trị nên thuận khí SƯU phong, thông lợi kinh lạc, uống Cam châu đan.
Người xưa cho rằng gối sưng đau lấy “phát sinh một bên gối là nhẹ, phát sinh hai bên gối là nặng. Nếu gối trái vừa khỏi lại phát đau gối phải, gối phải vừa khỏi lại phát đau gối trái, gọi là Quá tất phong, thuộc loại nguy hiểm {Trung quốc y học đại từ điển).
Trích dẫn y văn
Hạc tất phong tức là phong hàn thấp ở vùng gối như xương gối ngày càng to, cơ bắp trên dưới ngày càng teo khô, vả lại không chữa được gối ngay mà trước hết phải dưỡng khí huyết khiến cho cơ bắp nở dần rồi sau mới được chữa đến gối (Y môn pháp luật – Phong môn tạp pháp).
Phụ nữ mắc chứng Hạc tất phong do điều dưỡng khi thai sản hành kinh không điều hoặc uất giận ảnh hưởng đến Can Tỳ, lại vì tổn thương do ngoại cảm hoặc trước đó chân tay mình mẩy bị rút gân, tiếp đó gối sưng to dần đùi nhỏ dần giống như gối hạc. Nếu sưng cao đỏ đau thì dễ chữa, nếu sưng tản mạn không đỏ đau thì khó chữa. Hai ba tháng sau bị vỡ mà mủ đặc thì dễ chữa. Nhầm dùng thuốc công phạt làm tổn thương nguyên khí, lại càng khó chữa hơn. Đại để chủ yếu nên củng cố nguyên khí, nếu kém ăn mà thể lực yếu, dùng Lục quân tử thang. Có nội nhiệt nóng về chiều, hàn nhiệt vãng lai, uống Tiêu giao tán, Phát nhiệt ố hàn, uống Thập toàn đại bổ thang. Kém ngũ kinh sợ, uống Quy Tỳ thang, Kinh nguyệt quá kỳ uống Bổ trung ích khí thang Kinh nguyệt thấy sớm, uống gia vị Tiêu giao tán. Thận thủy hư yếu uốne Lục vị địa hoàng hoàn. Thận hư phong xâm phạm uống An Thận hoàn, Thận khí hoàn. Sau khi vỡ mủ, nên đại bổ Tỳ Vị. Nếu mủ ra mà vẫn đau hoặc có chứng nóng rét phiền khát đều thuộc khí huyết khuy tổn, phải tập trung bồi bổ mới thu hiệu quả tốt đẹp. (Trương thị y thông – Hạc tất phong).