Ghẻ là bệnh lây nhiễm do Cái Ghẻ, một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes scabiei gây ra.

Cái Ghẻ trưởng thành có hình bầu dục, con cái dài 0,3-0,5mm. Sau khi giao phối trên mặt da, con cái chui xuống, đào các đường hầm ngoằn ngoèo và đẻ trứng ở đấy. Ba đến bốn ngày sau trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng rời bỏ đường hầm đi đến nơi khác, lột xác hai lần thành con trưởng thành. Các đường hầm chỉ giới hạn ở lớp sừng của thượng bì, trừ trường hợp Ghẻ Na-Uy, đường hầm có thể sâu hơn.

Ghẻ là bệnh lây nhiễm do Cái Ghẻ
Ghẻ là bệnh lây nhiễm do Cái Ghẻ

Con đực chết sau khi giao phối, con cái chết sau khi đẻ trứng. Bệnh lây truyền từ người sang người qua 2 đường:

Chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là qua quan hệ tình dục nên Ghẻ ngứa cũng được xếp vào các bệnh/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

Gián tiếp qua giường chiếu, quần áo, mùng mền. Bệnh thường gặp ở những người sống trong môi trường chật hẹp như các khu nhà ổ chuột, nhà trẻ, bệnh viện.

Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là các nước đang phát triển, ở cả hai giới và mọi lứa tuổi.

LÂM SÀNG

Thời kỳ ủ bệnh: Từ 2 đến 8 tuần

Thời kỳ toàn phát

Triệu chứng cơ năng: Ngứa nhiều về đêm và lây ngứa cả nhà, cả tập thể.

Thương tổn:

+ Đường hầm ngoằn ngoèo, dài 20-50mm, màu hơi xám hoặc đen, hơi nhô cao so với mặt da, thường có mụn nước ở cuối đường.

+ Mụn nước thường thấy ở kẽ tay, đường chỉ tay.

+ Sẩn cục màu nâu-đỏ ở bìu, dương vật, nách nhất là trẻ em, đường kính 3-5mm, màu đỏ đục, có thể ngứa hoặc không, xuất hiện trong thời kỳ hoạt động của bệnh Ghẻ, có thể tồn tại vài tuần tới vài tháng sau khi điều trị hoàn tất, nhiều khi sẩn cục bị loét dễ chẩn đoán lầm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Hình ảnh bệnh ghẻ ở trẻ
Hình ảnh bệnh ghẻ ở trẻ

+ Vết sướt do cào gãi.

Phân bố thương tổn: Thường có ở hai bên cơ thể, chủ yếu ở các vùng da non như kẽ tay, mặt bên các ngón tay, trên đường chỉ tay, mặt trước cườm tay, cùi chỏ, nách, núm vú, quanh rôn, bụng dưới, bộ phận sinh duc, kẽ mông, mặt trong đùi.

ở trẻ em thấy thêm thương tổn cả ở mặt và da đầu.

Ghẻ Na-Uy: (Ghẻ đóng vảy cứng hay ghẻ tăng sừng)

+ Gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, ung thư giai đoạn cuối, ghép cơ quan, suy dinh dưỡng nặng.

+ Tỷ lệ lây nhiễm rất cao.

+ Không ngứa hoặc ngứa ít.

+ Thương tổn là vảy cứng lan rộng toàn thân, có cả ở mặt và da đầu, tóc rụng nhiều. Tăng sừng, nứt nẻ nhất là những vùng tì đè, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Xung quanh và dưới móng dày lên làm móng bị méo mó.

+ Mật độ Cái Ghẻ dưới lớp vảy rất cao.

Diễn tiến lâm sàng

Nếu không điều trị bệnh sẽ dai dẳng.

Điều trị khỏi bệnh, ngứa có thể kéo dài thêm 1-2 tuần.

BIẾN CHỨNG

Chàm hóa các thương tổn ban đầu do ngứa gãi, cũng có thể do thuốc bôi. Người có cơ địa dị ứng thì dễ bị chàm hóa.

Bội nhiễm: Thường do Liên cầu khuẩn. Hay gặp Chốc hóa, Áp-xe vú, Viêm nang lông và Nhọt.

Viêm cầu thận cấp: Trong trường hợp Ghẻ bội nhiễm nặng nhưng hiếm gặp.

Nhiễm khuẩn huyết.

Tổn thương móng.

CHẨN ĐOÁN

  • Chẩn đoán định hướng

Ngứa nhiều về đêm.

Trong gia đình, tập thể có nhiều người cùng bị ngứa.

Vị trí thương tổn: Xuất hiện chủ yếu ở vùng da non.

  • Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định khi tìm thấy trứng, cái ghẻ hoặc các hạt phân do nó thải ra. Dùng kính hiển vi để quan sát.

  • Chẩn đoán phân biệt

Chàm thể tạng:

+ Ngứa cả ngày và đêm.

+ Vị trí thương tổn: Không chỉ ở vùng da non.

+ Hay tái đi tái lại.

vết đcít do côn trùng.

Săng Giang mai ở đàn ông:

+ Bóp không đau, không có mụn nước, mụn mủ ở vùng da non. + Kèm theo nhiều hạch không viêm chụm lại thành từng nhóm. + Phản ứng huyết thanh Giang mai (+).

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

Phát hiện sớm và điều trị sớm.

Điều trị đồng thời cho cả người tiếp xúc tình dục và ở chung nhà với bệnh nhân dù có ngứa hay không.

Thoa thuốc ngày 1 lần vào buổi tối, từ đỉnh đầu đến ngón chân (trừ mắt, mũi, miệng) đối với Ghẻ Na-Uy, từ cổ đến ngón chân đối với Ghẻ thông thường, chú ý những vùng da non như bộ phận sinh dục, mặt trong đùi, kẽ ngón tay.

Điều trị lặp lại sau 1 tuần nếu lâm sàng không cải thiện. Khi chắc chắn không có tái nhiễm và đảm bảo đã điều trị đúng, nếu còn ngứa dai dẳng, đó chỉ là phản ứng dị ứng và chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng viêm bôi tại chỗ.

Quần áo, khăn tắm, khăn trải giường cần luộc nước sôi hoặc phơi liên tiếp, ngày thứ tư mới dùng lại. Không dùng chung quần áo với người bệnh.

Điều trị đặc hiệu

  • Ghẻ ở người trưởng thành, vị thành niên và trẻ lớn:

Dung dịch hoặc kem Lindane 1% bôi lớp mỏng và rửa sạch sau 8 giờ. Có khả năng có độc tính trên hệ thần kinh trung ương như co giật.

Không dùng Lindane cho trẻ em nhất là trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Sự kháng thuốc đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi. Các thuốc sau đây có thể trị bệnh Ghẻ:

+ Kem Permethrin 5%.

+ Benzyl benzoate 25%, bôi 2 đêm liên tục.

+ Dung dịch hoặc kem Crotamiton (Eurax[1]) bôi 5 đêm liên tục. Crotamiton còn có tác dụng chống ngứa.

+ Mỡ lưu huỳnh 6%, bôi 3 đêm liên tục.

+ Có những nghiên cứu gần đây cho thấy Ivermectin dùng đường uống với liều duy nhất 200μg/kg rất hiệu quả trong điều trị bệnh

  • Ghẻ. Chống chỉ định cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Crotamiton 10%, bôi như trên.

Mỡ lưu huỳnh 6%, bôi như trên.

Kem Permethrin 5%, bôi giống như lưu huỳnh 6%.

Điều trị triệu chứng

Giảm ngứa bằng kháng Histamine HI: Chlorpheniramine, Hydroxyzine… uống thuốc vào buổi tối.

Điều trị Ghẻ có biến chứng

  • Ghẻ bội nhiễm:

Bôi dung dịch màu như Eosin 2%, Milian… vào nơi nhiễm khuẩn.

Nếu cần sử dụng thêm kháng sinh đường uống.

Khi thương tổn khô mới bôi thuốc trị Ghẻ.

  • Ghẻ chàm hóa: Điều trị chàm trước rồi mới bôi thuốc trị Ghẻ sau.
  • Ghẻ chàm hóa bội nhiễm: Xử trí như Ghẻ bội nhiễm và Ghẻ chàm hóa.

Ghẻ Na-Uy

Khi mài quá dày và cứng, bôi mỡ salicylic 5% đến 10% để tiêu sừng trước rồi mới bôi thuốc đặc hiệu.

Có thể phối hợp uống Ivermectin với bôi thuốc trị Ghẻ.

[1] Ghẻ ở trẻ < 10 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú:

0/50 ratings
Bình luận đóng