Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin bằng sắc ký lớp mỏng

I. Sắc ký lớp mỏng Chiết xuất và tinh chế sơ bộ saponin: đối với saponin trung tính và acid có thể tiến hành như sau: bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để loại chất béo rồi chiết saponin bằng methanol – nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm. Hòa cặn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với n-butanol. Tách lớp n-butanol, bốc hơi n-butanol dưới áp suất giảm rồi hòa cặn với methanol để có dung dịch chấm sắc ký. Có thể … Xem tiếp

Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic

1. Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic. Loại tanin này có những đặc điểm sau: – Khi thuỷ phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose (xem công thức hamamelitanin ở phần dưới). Phần không phải là đường là các acid.Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid digallic, trigallic.             Ngoài acid gallic ra người ta còn gặp … Xem tiếp

CÁNH KIẾN TRẮNG-Styrax sp

CÁNH KIẾN TRẮNG  Cánh kiến trắng Tên khoa học: Styrax sp. Họ Bồ đề – Styracaceae. Việt Nam có 4 loài: Styrax tonkinensis Pierre, Styrax benzoin Dryand, Styrax agrestis G. Don, Styrax annamensis Guill. Loài Styrax tonkenensis có nhiều nhất ở Việt Nam , tiết ra nhiều nhựa nhất, được Dược điển Việt Nam I công nhận. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây gỗ lớn cao 20 m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá … Xem tiếp

BẠC HÀ Á-Mentha arvensis

BẠC HÀ Á Tên khoa học: Mentha arvensis L. Họ Hoa môi – Lamiaceae Đặc điểm thực vật và phân bố: Cây thảo, cao khoảng 0,20 – 0,70m. Thân vuông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, hình trái xoan có khía răng cưa. Cụm hoa mọc vòng xung quanh kẽ lá. Hoa nhỏ, đài hình chuông, tràng hình ống. Bạc ha Á ở Việt Nam có 2 nguồn gốc: 1. Bạc hà bản địa: Mọc hoang ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu. Cây có thể cao đến … Xem tiếp

PHAN TẢ DIỆP-Folium Sennae

PHAN TẢ DIỆP Folium Sennae             Phan Tả Diệp là lá chét của 2 loài :             – Phan Tả Diệp Ấn Độ hay Tinnevelly hay Phan Tả Diệp lá hẹp – Cassia angustifolia Vahl.             – Phan Tả Diệp Khartoum hay Alexandrie thuộc Ai Cập hay Phan Tả Diệp lá nhọn – Cassia acutifolia Del., thuộc họ Vang -Caesalpiniaceae.             Hai loài này có thành phần hóa học và một số tính chất gần giống nhau nên được trình bày chung. Đặc điểm thực vật và phân bố             … Xem tiếp

KHUNG CỦA FLAVONOID.

A. KHUNG CỦA FLAVONOID.             Người ta xếp vào nhóm flavonoid những chất có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon.             Đứng về sinh nguyên, người ta xem cấu trúc này gồm hai phần (được theo dõi bằng chất đồng vị): a. C6-C3 (tức là vòng B + 3C) Phần này xuất phát từ acid shikimic dẫn đến các dẫn chất phenylpropan.                                                                                                        Chalcon               … Xem tiếp

CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA DẪN CHẤT QUINON

CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA DẪN CHẤT QUINON Cây óc chó – Juglans regia L., họ Óc chó – Juglandaceae.             Cây to cao có thể hơn 20m. Lá kép lông chim, 5 – 7 lá chét, cuống phình to. Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đuôi sóc. Quả hạch, đường kính chừng 3 – 4cm. Hạt chia thành 4 thùy, có nhiều rãnh nhăn nheo trông giống như  óc do đó có tên là quả óc chó. Quả chín vào tháng 9 – 10. Ở miền Bắc nước ta … Xem tiếp

Định lượng alcaloid

8. Định lượng alcaloid Người ta có thể định lượng toàn bộ alcaloid hay chỉ một vài alcaloid là hoạt chất trong một dược liệu. Có nhiều phương pháp định lượng như phương pháp cân, phương pháp đo acid, phương pháp so màu, phương pháp đo bằng quang phổ tử ngoại, phương pháp cực phổ, phương pháp sinh vật… Nói chung các phương pháp đều gồm hai giai đoạn chính: + Lấy riêng alcaloid ra khỏi dược liệu: Có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau nhưng việc chiết … Xem tiếp

THUỐC PHIỆN-(Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện Papaveraceae

THUỐC PHIỆN Tên khoa học của cây thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện Papaveraceae. Cây thuốc phiện còn có tên: A phiến, a phù dung, cổ tử túc, anh túc. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,7- 1,5 m, ít phân nhánh, thân mọc thẳng. Lá mọc cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào thân, mép có răng cưa. Lá hình trứng dài 6-50 cm, rộng 3,5- 30 cm, đầu trên nhọn, ở … Xem tiếp

THƯỜNG SƠN-Dichroa febrifuga Lour., họ Tú cầu (=họ Thường Sơn-Hydrangeaceae).

THƯỜNG SƠN   Tên khoa học của cây thường sơn: Dichroa febrifuga Lour., họ Tú cầu (=họ Thường Sơn-Hydrangeaceae). Thường sơn còn gọi là: khởi tía, tê quân, nam thường sơn, bạch thường sơn, thường sơn tía, hoàng thường sơn, thực tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo. Tên tiếng anh: Antifebrile dichroa Chú thích về tên: Dichroa có nghĩa là hai màu, febrifuga: đuổi sốt. Vì thân và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt rét nên có tên đó. … Xem tiếp

Phương pháp hóa học đánh giá dược liệu

3. Phương pháp hóa học:   Phần lớn các dược liệu đều có thành phần hoạt chất xác định. Các hoạt chất này có thể cho các phản ứng màu đặc trưng, người ta dựa vào đó để định tính và định lượng. Ví dụ các anthranoid thì dựa vào phản ứng Borntraeger, các glycoside tim thì dựa vào các phản ứng của các dẫn chất nitro thơm. Đối với alkaloid thì dựa vào tính kiềm định lượng bằng phương pháp acid – kiềm. Đôi khi người ta lại dựa … Xem tiếp

Phổ tử ngoại và khả kiến

1.     Phổ tử ngoại và khả kiến   Sự hấp thu năng lượng điện từ trong vùng sóng ánh sáng tử ngoại gần (190 – 400 nm) và khả kiến (400 – 780 nm) của các chất gây ra sự chuyển dịch của các điện tử từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích. Biểu đồ biểu diễn sự tuơng quan giữa cường độ hấp thu theo bước sóng của một chất được gọi là phổ UV – Vis của chất ấy trong những điều kiện xác định. … Xem tiếp

CẤU TRÚC HÓA HỌC GLYCOSID TIM

I. CẤU TRÚC HÓA HỌC Glycoisid tim cũng như các glycosid khác, cấu trúc hóa học gồm 2 phần: glycon và phần đường. 1. Phần aglycon có thể chia làm 2 phần: nhân hydrocarbon và mạch nhánh vòng lacton. 1.1. Nhân hydrocarbon Nhân hydrocarbon có cấu trúc steran: 10, 13-dimethyl cyclopentanoperhydrophenanthren. Đính vào nhân này có các nhóm chức oxy. Ở C-3 luôn luôn có đính nhóm OH, hầu hết các chất có trong cây đều hướng β, trừ một vài chất ví dụ carpogenin, carpogenol, epidigitoxigenin có OH C-3 … Xem tiếp