ĐỊNH NGHĨA CHẤT NHỰA

1. Định nghĩa Chất nhựa là những hợp chất vô đình hình trắng đục hoặc trong suốt, cứng hay đặc ở nhiệt độ bình thường, mềm khi đun nóng, không tan trong nước, tan trong alcol, tan ít hoặc nhiều trong các dung môi hưu cơ khác và không lôi cuốn được theo hơi nước. Về mặt hoá học, nhựa là 1 hỗn hợp nhiều chất, thường là kết quả của sự oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic trong cây. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn … Xem tiếp

PHÂN LOẠI CHẤT NHỰA

2. Phân loại 1. Nhựa chính tên – là kết quả của sự oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic trong cây. Ví dụ: Colophan là phần đặc của nhựa thông, nhựa gaiac (là nhựa của cây Guaicum officinale, nguồn gốc Nam Mỹ), nhựa gai đầu (Cannabis sativa) v.v.. 2. Nhựa dầu: Là hỗn hợp gồm nhựa và tinh dầu, trạng thái mềm hoặc lỏng. Ví dụ nhựa thông. 3. Bôm: Lá loại nhựa dầu có chứa một lượng đáng kể acid benzoic và acid cinnamic. Ví … Xem tiếp

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHẤT NHỰA

3. Thành phần hoá học 1. Alcol: – Alcol thơm: Alcol benzylic, alcol cinnamic, alcol coniferilic. – Alcol diterpenic. – Alcol triterpenic: a và b – amyrenol (amyrin). 2. Aldehyd: vanilin. 3. Acid: – Acid thơm: Acid benzoic, cinnamic. Có thể ở dạng tự do hoặc dạng este (ví dụ coniferyl benzoat). – Acid diterpenic: Acid levo-pimaric, acid dex tro-pimaric. – Acid triterpenic. 4. Các thành phần khác: – Tinh dầu (trong nhựa dầu). – Đường (gluco-nhựa). – Các hợp chất hydratcarbon (gôm nhựa). TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn … Xem tiếp

PHÂN BỐ CHẤT NHỰA TRONG THIÊN NHIÊN

4. Phân bố trong thiên nhiên – Nhựa có trong một số họ: Họ Thông – (Pinaceae), họ Cúc – (Asteraceae), họ Đậu – (Fabaceae), họ hoa tán – (Apiaceae), họ Trám – (Burseraceae), họ Bìm bìm – (Convolvulaceae) v.v… – Đa số các họ, nhựa tập trung ở các ống tiết. Ngoài ra còn có ở lông tiết (Gai dầu), tế bào tiết (họ Bìm bìm). – Đôi khi các bộ phận tiết không được hình thành trước, phải chích nhựa mới được chảy ra xung quanh vùng chấn … Xem tiếp

CHIẾT XUẤT CHẤT NHỰA

5. Chiết xuất nhựa – Thông thường phải trích cây để lấy nhựạ. Trích nông hay sâu tuỳ theo vị trí của bộ phận tiết nhựa trong cây, thông thường thì trích đến tầng phát sinh libe – gỗ. Tuỳ theo mục đích khai thác có thể trích triệt để hoặc vừa chích vừa nuôi dưỡng cây. – Cũng có thể nhựa tự chảy ra như một số gôm nhựa họ Hoa tán, hoặc do vết sâu bọ đốt hay chỗ sâu bọ đốt và làm tổ (Cánh kiến đỏ). … Xem tiếp

CÔNG DỤNG CHẤT NHỰA

6. Công dụng Trong Ngành dược: – Nhựa được dùng làm thuốc nhuận tẩy: Nhựa họ Bìm bìm (Convonvulaceae). – Chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, long đờm: Nhựa thông, cánh kiến trắng, bômtolu. – Gây sung huyết ngoài da: Nhựa thông. – Trị sán: Dương xỉ đực. – Làm chất màu bao viên: Cánh kiến đỏ. – Sản xuất đỏ carmin, là chất nhuộm tiêu bản thực vật: Cánh kiến đỏ. – Bán tổng hợp camphor, terpin: Nhựa thông. Trong các ngành kỹ nghệ khác: – Kỹ nghệ … Xem tiếp

CÁNH KIẾN TRẮNG-Styrax sp

CÁNH KIẾN TRẮNG  Cánh kiến trắng Tên khoa học: Styrax sp. Họ Bồ đề – Styracaceae. Việt Nam có 4 loài: Styrax tonkinensis Pierre, Styrax benzoin Dryand, Styrax agrestis G. Don, Styrax annamensis Guill. Loài Styrax tonkenensis có nhiều nhất ở Việt Nam , tiết ra nhiều nhựa nhất, được Dược điển Việt Nam I công nhận. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây gỗ lớn cao 20 m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá … Xem tiếp

CÁNH KIẾN ĐỎ-Lacca

CÁNH KIẾN ĐỎ Lacca Cánh kiến đỏ là chất nhựa tự nhiên do sâu cánh kiến Laccifer lacca Kerr thuộc ho Sâu cánh kiến – (Lacciferidae) hút từ dịch vỏ cây tiết ra. Sâu cánh kiến thường chỉ gặp ở Ấn Độ, Pakixtan, Miến Điện, Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Trung Quóc và Đông Dương. Nhu cầu thế giới lên tới 5 vạn tấn 1 năm. Vòng đời của sâu là 6 tháng, nên mỗi năm có 2 vụ thu hoạch: Vụ chiêm (tháng 4 – 5) và vụ mùa (tháng … Xem tiếp