1. Tanin thuỷ phân được hay tanin pyrogallic. Loại tanin này có những đặc điểm sau:
– Khi thuỷ phân bằng acid hoặc bằng enzym tanase thì giải phóng ra phần đường thường là glucose, đôi khi gặp đường đặc biệt ví dụ đường hamamelose (xem công thức hamamelitanin ở phần dưới). Phần không phải là đường là các acid.Acid hay gặp là acid gallic. Các acid gallic nối với nhau theo dây nối depsid để tạo thành acid digallic, trigallic.
            Ngoài acid gallic ra người ta còn gặp các acid khác ví dụ acid ellagic, acid luteolic, acid hexahydroxydiphenic (dạng mở 2 vòng lacton của acid ellagic), acid chebulic.
            Phần đường và phần không phải đường nối với nhau theo dây nối ester (không phải dây nối acetal) nên người ta coi tanin loại này là những pseudoglycosid.
– Khi cất khô ở 180-200oC thì thu được pyrogallol là chủ yếu.
– Cho tủa bông với chì acetat 10%.
– Cho tủa màu xanh đen với muối sắt ba.
– Thường dễ tan trong nước.
            Dưới đây là ví dụ một số tanin thuộc loại pyrogallic:
+ Tanin của ngũ bội tử Âu. Công thức tanin này đã được sửa đổi nhiều lần. Theo Fisher, công thức là penta-O-galloyl-glucose.
            Britton (1966) đưa ra công thức: 1,3,4,6 tetra-O-galloyl 2m.trigalloyl b-D- glucose.
            Theo Z.Sh.Buziasvili (1973) thì cho rằng tanin của ngũ bội tử Âu có gốc acid gallic gồm một trigalloyl, một digalloyl và hai monogalloyl còn OH bán acetal của glucose thì tự do.
+ Tanin của lá và vỏ cây Hamamelis virginiana L. là hamamelitanin với phần đường là hamamelose (= hydroxy-methyl- D-ribose) công thức đã được Schmidt xác lập năm 1935 và đã được Mayer xác định lại năm 1965.
+ Tanin trong một số cây thuộc chi Terminalia: acid chebulinic và acid chebulagic.
            + Một số nguyên liệu khác có chứa tanin thuỷ phân được: Đại hoàng, đinh hương,

cánh hoa hồng đỏ, vỏ quả và vỏ cây lựu, lá cây bạch đàn.

0/50 ratings
Bình luận đóng