Cây đào Prunus persica (L.) Batch., họ Hoa hồng – Rosaceae

HẠT ĐÀO Semen Persicae              Dược liệu là hạt của cây đào Prunus persica (L.) Batch., họ Hoa hồng – Rosaceae, phân họ Mận – Prunoidae. Đặc điểm thực vật             Cây nhỡ, cao 3 – 4m. Lá đơn, mọc so le, hẹp, dài, có cuống ngắn, mép lá có răng cưa nhỏ, khi vò ngửi có mùi hạnh nhân. Hoa xuất hiện trước lá, mọc riêng lẻ, cuống ngắn. Đài hình chuông. Tràng năm cánh màu hồng nhạt, 35 – 40 nhị. Hoa đẹp, nhân dân miền Bắc nước … Xem tiếp

Chiết xuất, tinh chế và phân lập alcaloid

6. Chiết xuất, tinh chế và phân lập 6.1. Chiết xuất: Việc chiết xuất alcaloid dựa vào tính chất chung sau: – Alcaloid nói chung là những base yếu, thường tồn tại trong cây dưới dạng muối cảu acid hữu cơ hoặc vô cơ, đôi khi ở dạng kết hợp với tanin; nên phải tán nhỏ dược liệu để dễ thấm với dịch chiết và giải phóng alcaloid khỏi muối của nó bằng những kiềm trung bình hoặc kiềm mạnh. – Hầu hết các alcaloid base không tan trong nước … Xem tiếp

Gấu-Họ Gấu – Ursidae

GẤU Ở Việt Nam có mấy loại gấu: – Gấu ngựa – Selenarctos thibetanus G. Cuvir – Gấu chó – Ursus aretos lisiotus Gray Họ Gấu – Ursidae Đặc điểm, phân bố và nuôi gấu Gấu ngựa có khoang trắng hình chữ V ở ngực. Thính giác và khứu giác phát triển nhiều hơn so với thị giác. Trọng lượng mỗi con 50 – 60 kg, có khi nặng trên 300 kg. Gấu ngựa béo nhất vào mùa thu, lúc này lớp mỡ dưới da ở vùng háng, hông và … Xem tiếp

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ DƯỢC LIỆU

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐÁNH GIÁ DƯỢC LIỆU Đánh giá một dược liệu nghĩa là xác định dược liệu đó có đúng tiêu chuẩn quy định hay không. Khi đánh giá thì dựa vào tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong Dược điển hoặc tiêu chuẩn ngành. Tiêu chuẩn của một dược liệu quy định: Đặc chất, độ tro, độ ẩm. Những tiêu chuẩn đó được đề ra để đảm bảo chất lượng của thuốc và có căn cứ để giao dịch trên thị trường. Có thể sắp xếp các … Xem tiếp

CHÈ-Camellia sinensis-Thea chinensis

CHÈ   Tên khoa học của cây chè: Camellia sinensis(L.) D. Kuntze. (Thea chinensis Seem) họ Chè – Theaceae. Đặc điểm thực vật Chè là một cây gỗ, mọc hoang và không xén có thể cao tới 20m, cây có thân to tới một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng trên núi đá cao. Nhưng trong khi trồng người ta thường cắt xén cho tiện hái nên cây chỉ cao 1,5 – 2m. Cây có nhiều cành ngay từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa … Xem tiếp

Định lượng saponin

G – Định lượng:      Phương pháp cân. Chiết saponin rồi cân. Cách tiến hành chiết như trình bày ở phần SKLM. Có khi người ta thủy phân saponin, phần sapogenin rất ít tan trong nước được lọc hoặc được hoà tan trong dung môi hữu cơ rồi đem bốc hơi dung môi hữu cơ, sấy, cân.     Phương pháp đo quang. Đối với nhóm triterpenoid có thể dùng thuốc thử vanillin-sulfuric. Ví dụ định lượng acid glycyrrhetic trong cam thảo, phản ứng cho màu tím.     Đối với nhóm … Xem tiếp

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TANIN.             Từ “Tanin” được dùng đầu tiên vào năm 1796 để chỉ những chất có mặt trong dịch chiết từ thực vật có khả năng kết hợp với protein của da sống động vật làm cho da biến thành da thuộc không thối và bền. Do đó, tanin được định nghĩa là những hợp chất polyphenol có trong thực vật có vị chát được phát hiện dương tính với “thí nghiệm thuộc da” và được định lượng dựa vào mức độ hấp phụ trên bột … Xem tiếp

CHIẾT XUẤT CHẤT NHỰA

5. Chiết xuất nhựa – Thông thường phải trích cây để lấy nhựạ. Trích nông hay sâu tuỳ theo vị trí của bộ phận tiết nhựa trong cây, thông thường thì trích đến tầng phát sinh libe – gỗ. Tuỳ theo mục đích khai thác có thể trích triệt để hoặc vừa chích vừa nuôi dưỡng cây. – Cũng có thể nhựa tự chảy ra như một số gôm nhựa họ Hoa tán, hoặc do vết sâu bọ đốt hay chỗ sâu bọ đốt và làm tổ (Cánh kiến đỏ). … Xem tiếp

MÙI-Coriandrum sativum

MÙI Tên khoa học: Coriandrum sativum L. Họ Hoa tán – Apiaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo sống hàng năm, cao 0,30 – 0,75m. Thân tròn, rỗng, có khía. Lá non hình tròn, lá già xẻ sâu thành giải nhỏ. Cụm hoa là tán kép ở ngọn cành. Cánh hoa màu trắng hoặc tía nhạt. Quả hình cầu. Mùi được trồng ở các nước ôn đới ở châu Âu, châu Mỹ, Bắc Phi, châu Á. Ở Việt Nam mùi được trồng khắp nơi. Theo con số … Xem tiếp

Đại bi – Blumea balsamifera DC

8. Đại bi – Blumea balsamifera DC Họ Cúc – Asteraceae Lá có chức tinh dầu Thành phần chính của tinh dầu là borneol và L-camphor. Tỷ lệ  borneol và camphor thay đổi theo từng vùng: Hà Giang: 97% borneol, 1,12% camphor; Hà Nội: 50,57% và 18,71% Đăk Mil (Đăk Nông): 5,70% và 70,05%. Lá và tinh dầu được dùng chữa cảm cúm, đau mắt, đau bụng, ho lâu ngày v.v.

SÀI ĐẤT-Wedelia calendulacea Less.

SÀI ĐẤT Herba Wedeliae             Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây sài đất –Wedelia calendulacea Less., họ Cúc -Asteraceae. Đặc điểm thực vật             Sài đất là một loài cỏ sống dai, mọc bò. Thân lan tới đâu thì mọc rễ ở đấy, có thể cao hơn 50cm. Thân và lá có lông ráp. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, có lông cứng cả 2 mặt. Mép có răng cưa to và nông. Lá tươi vò có … Xem tiếp

TÔ MỘC-Caesalpinia sappan L., họ Vang – Caesalpiniaceae

TÔ MỘC Lignum Caesalpiniae             Dược liệu là gỗ phơi khô của cây gỗ vang (hay cây tô mộc) – Caesalpinia sappan L., họ Vang – Caesalpiniaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây gỗ cao 7-10m, thân có gai. Lá kép lông chim, gồm 12 đôi lá chét hoặc hơn; lá chét mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Cánh hoa có lông, bầu có lông. Quả dẹt, nở về phía đỉnh và nhô ra thành mỏ, có 4 hạt. Cây mọc hoang và được trồng một số nơi ở … Xem tiếp

HY THIÊM-Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc – Asteraceae

HY THIÊM Herba Siegesbeckiae             Dược liệu là bộ phận trên mặt đất phơi khô của cây hy thiêm – Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc – Asteraceae. Hy thiêm được ghi vào Dược điiển Việt Nam. Dược điển Trung Quốc  còn ghi thêm 2 loài khác S.pubescens Makino và S.glabrescens Makino. Đặc điểm  thực vật và phân bố:             Cây thuộc thảo cao 0,50-1 m, có nhiều cành có lông. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình tam giác hay thuôn hình quả trám, đầu lá nhọn phía cuống … Xem tiếp

KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHẤT KHÁNG VI SINH VẬT

I. KHÁI NIỆM VỀ CÁC CHẤT KHÁNG VI SINH VẬT             Những chất kháng vi sinh vật đươc chia ra các loại:             – Các chất sát khuẩn như  iod, cresol, natri hypochlorid…             – Các chất kháng khuẩn gồm các sulfonamid, các chất kháng sinh.             – Các chất kháng ký sinh trùng sốt rét.             – Các chất kháng lỵ amib và các đơn bào khác.             – Các chất kháng nấm mốc.             Khái niệm “kháng sinh“ được nhà bác học Louis Pasteur nêu ra lần đầu … Xem tiếp

DỪA CẠN– Cathranthus roseus (L.) G. Don. (Vinca rosea L.) họ Trúc đào (Apocynaceae)

DỪA CẠN Tên khoa học của cây Dừa cạn – Cathranthus roseus(L.) G. Don. (Vinca rosea L.) họ Trúc đào (Apocynaceae) Đặc điểm thực vật Dừa cạn là cây thảo, sống nhiều năm, cao 40-80 cm, cành thẳng đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu hoa nhọn, phía cuống hẹp, nhọn, dài 3-8 cm, rộng 1-2.5 cm, không có nhựa mủ. Hoa trắng hoặc hồng mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đài hợp thành ống ngắn, tràng hợp hình đinh, phiến có 5 thùy, 5 nhị đính trên tràng, 2 … Xem tiếp