Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin dựa trên tính chất tạo bọt dựa trên tính chất phá huyết

B – Dựa trên tính chất phá huyết: Đây cũng là tính chất đặc trưng của saponin. Tuy nhiên cũng có một vài saponin không thể hiện rõ tính chất này. Khả năng phá huyết cũng khác nhau nhiều tùy loại saponin. Người ta cho rằng tính phá huyết có liên quan đến sự tạo phức với cholesterol và các ester của nó trong màng hồng cầu nhưng lại thấy rằng giữa chỉ số phá huyết và khả năng tạo phức với cholesterol có nhiều trường hợp không tỷ lệ … Xem tiếp

QUANG PHỔ ANTHRANOID

V – QUANG PHỔ:             Phổ tử ngoại của các dẫn chất oxymethylanthraquinon thường có nhiều đỉnh: 4 đỉnh trong vùng 200-300 nm và một đỉnh ở vùng khả kiến trong khoảng 430-440 nm. Sau đây là phổ U.V. của một số chất: Emodin                         223 nm (log e 4,56)     254 (4,25)      267 (4,24)      290 (4,36)                                   440 (4,09). Chrysophanol               225 nm (4,57)              258 (4,33)      279 (4,01)     288 (4,07)                                          432 (4,08). Physcion                       226 nm (4,45)              255 (4,22)      267 (4,25)     288 (4,22)                                          440 (4,02). Aloe … Xem tiếp

ĐỊNH NGHĨA CHẤT NHỰA

1. Định nghĩa Chất nhựa là những hợp chất vô đình hình trắng đục hoặc trong suốt, cứng hay đặc ở nhiệt độ bình thường, mềm khi đun nóng, không tan trong nước, tan trong alcol, tan ít hoặc nhiều trong các dung môi hưu cơ khác và không lôi cuốn được theo hơi nước. Về mặt hoá học, nhựa là 1 hỗn hợp nhiều chất, thường là kết quả của sự oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic trong cây. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn … Xem tiếp

SẢ HOA HỒNG-Cymbopogon martinii

SẢ HOA HỒNG Tên khoa học: Cymbopogon martinii Stapf var. Motia Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo sống lâu, thân mảnh, phân nhánh nhiều. Cây cao khoảng 1,5 – 2m, thường có từ 10 – 20 đốt. Bẹ lá ngắn hơn so với chiều dài mỗi đốt. Bẹ lá thuôn dài, mảnh, kích thước dài 25 – 50 cm, rộng 1 – 3 cm. Cụm hoa dạng bông chuỳ, mọc thẳng, phân nhiều nhánh. Quả hình trụ hoặc gần hình cầu, khi chín có màu hơi đỏ. … Xem tiếp

BẠCH CHỈ-Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth.et Hook.f.

BẠCH CHỈ Radix Angelicae dahuricae             Dược liệu là rễ phơi khô của cây bạch chỉ. Có hai thứ : Angelicadahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth.et Hook.f. Angelica dahurica (Fisch.ex Hoffm.) Benth.et Hook.f. var . formosana (Boiss) Shan et Yuan, họ Hoa tán -Apiaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây thuộc thảo, thân rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, phần dưới của thân nhẵn, phần trên chỗ gần cụm hoa thì có lông ngắn. Nếu để cây phát triển thì có thể cao đến 2m. Lá ở gốc to, có bẹ … Xem tiếp

HỒNG HOA-Carthamus tinctorius L., họ Cúc – Asteraceae

HỒNG HOA Flos Carthami             Bộ phận dùng là hoa của cây hồng hoa – Carthamus tinctorius L., họ Cúc – Asteraceae. Đặc điểm thực vật. Cây thuộc thảo, cao 0,6-1m, mọc 2 năm. Thân có vạch dọc. Lá mọc so le, không có cuống, mép lá có răng cưa thành gai. Cụm hoa hình đầu họp thành ngù. Hoa màu đỏ, hoặc da cam, tràng hình ống, phần trên xẻ 5, 5 nhị màu vàng dính liền thành ống. Lá bắc có gai. Quả đóng có 5 cạnh lồi … Xem tiếp

ĐẠI-Plumeria rubra L. var acutifolia (Poir.) Bailay; họ Trúc đào – Apocynaceae

ĐẠI Cortex et flos Plumeriae             Dược liệu  là vỏ thân hoặc cành  và hoa phơi hay sấy đến khô của cây đại hay còn gọi là cây bông sứ – Plumeria rubra L. var  acutifolia (Poir.) Bailay; họ Trúc đào – Apocynaceae. Đặc điểm thực vật.             Cây nhỡ  cao  có thể  đến 6m. Thân phân cành 2 hoặc 3 ngã. Cành mập, xốp dễ gãy. Lá to nguyên  dài  15-30cm rộng 8cm, mọc so le, thường tập trung ở đầu  cành, khi rụng để lại các vết sẹo … Xem tiếp

PHÂN LOẠI GLYCOSID CYANOGENIC

II. PHÂN LOẠI             1. Những glycosid tương tự như amygdalin, khi thủy phân cho mandelonitril hoặc dẫn chất hydroxy của mandelonitril. Mandelonitril có 1C bất đối nên có một đồng phân quay trái, 1 đồng phân quay phải và 1 đồng phân racemic:             – (R) Prunasin (= (–) Mandelonitril b-D- glucosid) có trong lá quế đào – Prunus laurocerasus L.             – (S) Sambunigrin (= (+) Mandelonitril b- D -glucosid) có trong Sambucus nigra L.             – Prulaurasin (= (±) Mandelonitril b- D – glucosid) có trong lá … Xem tiếp

TẮC KÈ – Gekko gekko L.

TẮC KÈ Tên khoa học – Gekko gekko L. Họ Tắc kè – Gekkonidae. Tên khác: Đại bích hổ, cáp gải, cáp. Đặc điểm Tắc kè giống như con “mối rách” hay “thạch sùng”, nhưng to và dài hơn, các vây trên da to, nhiều màu sắc. Thân dài 15 – 17 cm. Đầu hẹp hơi hình tam giác, mắt có con ngươi thẳng đứng, 4 chân, mỗi chân có 5 ngón rời nhau nối với thân thành hình chân vịt, mặt dưới ngón có những màng phiến mỏng màu … Xem tiếp

Ổn định dược liệu

Ổn định dược liệu                                       Dược liệu nguồn gốc thảo mộc thường chứa nhiều enzym như: enzym thủy phân cắt các dây nối osid, enzym cắt dây nối ester, enzym đồng phân hóa, enzym oxy hóa, enzym trùng hợp hóa… Người ta đã phân lập được hàng trăm enzym khác nhau. Bản chất enzym là protein hoặc có phần cơ bản là protein, tuy nhiên cấu trúc của chúng chưa được biết một cách đầy đủ. Có thể nói enzym là những chất xúc tác hữu cơ của các phản … Xem tiếp

TẢO BẸ-Laminaria

TẢO BẸ Laminaria             Tảo bẹ thuộc ngành Tảo nâu – Phaeophyta. Một số loài được dùng trong y học: Laminaria saccharina Lam., L.japonica Aresch., họ Tảo bẹ – Laminariaceae. Đặc diểm thực vật và phân bố             Tảo bẹ có tản dẹt nom như lá, dài 1-15m, rộng 20-50cm, có màu nâu, có bộ phận hình trụ nom như thân và có những móc nom như rễ để bám vào đáy biển. Nói chung tất cả bờ biển của các nước đều có. Ở biển Đông chủ yếu là … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin dựa trên độ độc đối với cá

C – Dựa trên độ độc đối với cá: Cá là động vật rất nhạy cảm với saponin nên người ta dùng các cây có saponin để thuốc cá (đừng nhầm với rotenon). Để đánh giá nguyên liệu chứa saponin, người ta có thể dựa vào chỉ số cá. Chỉ số cá cũng phải tiến hành trong những điều kiện quy định: môi trường, loại cá… https://hoibacsy.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội Phạm Thanh Kỳ … Xem tiếp

ĐỊNH LƯỢNG ANTHRANOID

VI – ĐỊNH LƯỢNG: ( nhóm nhuận tẩy) 1 – Phương pháp cân: phương pháp của Daels và Kroeber.             Nguyên tắc của phương pháp này như sau: Dược liệu được đun với acid sulfuric 25% để thủy phân các glycosid, các aglycon được chiết ra bằng chloroform. Dung dịch chloroform đem rửa với dung dịch natri bisulfit rồi tiếp theo với dung dịch HCl loãng. Sau đó bốc hơi dung môi, cắn được đem sấy và cân. Dược điển Liên Xô IX ứng dụng phương pháp này để định … Xem tiếp

PHÂN LOẠI CHẤT NHỰA

2. Phân loại 1. Nhựa chính tên – là kết quả của sự oxy hoá và trùng hiệp hoá các hợp chất terpenic trong cây. Ví dụ: Colophan là phần đặc của nhựa thông, nhựa gaiac (là nhựa của cây Guaicum officinale, nguồn gốc Nam Mỹ), nhựa gai đầu (Cannabis sativa) v.v.. 2. Nhựa dầu: Là hỗn hợp gồm nhựa và tinh dầu, trạng thái mềm hoặc lỏng. Ví dụ nhựa thông. 3. Bôm: Lá loại nhựa dầu có chứa một lượng đáng kể acid benzoic và acid cinnamic. Ví … Xem tiếp