Đái ra dưỡng chấp là một chứng bệnh được miêu tả trong chứng ngũ lâm, cao lâm của đông y do giun chỉ Filaricabancrofti trưởng thành, khu trú trong bạch mạnh của bể thận gây viêm tắc, phồng bạch mạnh sinh ra lỗ rò, bạch huyết vào trong bê thận và đái ra dưỡng chấp.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trên lâm sàng được chia làm hai loại: đái ra dưỡng chấp đơn thuần gọi là bạch trọc, đái ra dưởng chấp lẫn máu đỏ gọi là xích trọc.

Xích trọc (đái đỏ)

Triệu chứng: tiểu tiện đái ra chất đục màu đỏ, tiểu tiện bình thường hoặc hơi rát, đau lưng, ù tai, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sác.

Phương pháp chữa: ích khí thanh tâm, lợi tiểu là chính.

Bài thuốc

Bài 1

Ý dĩ12 gamCủ mài12 gam
Tỳ giải12 gamRễ cỏ tranh12 gam
Bổ chính sâm12 gamMã đề12 gam
Huyền sâm12 gamCam thảo nam12 gam
Trắc diệp12 gamHoạt thạch6 gam
Liên nhục12 gam
Bài 2. Thanh tâm liên tử âm
Đảng sâm12 gamSa tiền tử12 gam
Hoàng kỳ12 gamViễn chí12 gam

Cam thảo                      6 gam                 Đan bì                           6 gam

Mạch môn                   12 gam                 Sài hồ                          12 gam

Hoàng cầm                  12 gam                 Xích linh                     12 gam

Xương bồ                      8 gam                 Liên nhục                    12 gam

Châm cứu: châm bình bổ, bình tả các huyệt Hợp cốc, Thận du, Thái khê, Âm lăng tuyền, Thiếu hải.

Vị thuốc Tỳ giải điều trị đái ra dưỡng chấp
Vị thuốc Tỳ giải điều trị đái ra dưỡng chấp

Bạch trọc (đái trắng)

Triệu chứng: nước tiểu trắng như hồ gạo, rêu lưỡi trắng dày, mạch hoạt.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp là chính.

Bài thuốc

Bài 1

Kim tiền thảo20 gamLá tre20 gam
Giá đỗ xanh16 gamTỳ giải16 gam
Ý dĩ12 gamHoạt thạch10 gam
Mía đỏ20 gam
Bài 2. Tỳ giải phânthanh ẩm.
Tỳ giải20 gamCam thảo6 gam
Thạch xương bồ8 gamPhục linh12 gam
Ô dược8 gamMuối ăn4 gam
ích trí nhân16 gam

Châm cứu: châm các huyệt Tam âm giao, Túc tam lý, Giải khê, Âm lăng tuyền, Khí hải.

Nếu bệnh lâu ngày không khỏi, người sinh mệt mỏi, vô lực, sắc mặt trắng, miệng nhạt, mạch hư tế hoãn là do khí hư do hàn dùng bài Bổ trung ích khí thang, thêm các vị tỳ giải, xương bồ, ích trí nhân, ô dược.

Nếu kèm phiền nhiệt, miệng khát lưỡi đỏ, mạch tế sác là do âm hư thấp nhiệt, dùng phương pháp tư âm thanh thấp nhiệt để chữa. Bài thuốc: Bát vị tri bá phối hợp với Tỳ giải phân thanh ẩm.

Nếu sắc mặt xanh trắng, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, mạch trầm do thận dương hư. Phương pháp chữa phải ôn thận cố sáp. Dùng các thuốc trị dương phổi hợp với các thuốc ôn thận cố sáp để chữa (sừng hươu nai 20 gam, nhục quế 4 gam, phụ tế chế 8 gam, phá cổ chỉ 12 gam, thỏ ty tử 12 gam, tang phiêu tiêu 12 gam, đảng sâm 16 gam, hoàng kỳ 12 gam, liên nhục 12 gam, phục linh 12 gam.

Thạch xương bồ
Thạch xương bồ

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Y học cổ truyền Việt Nam, điều trị 37 bệnh nhân, kết quả:

Loại tốt                          7  bệnh  nhân

Khá                               25 bệnh nhân

Trung bình                  1 bệnh nhân

Loại kém                      3 bệnh nhân

Các tác giả chủ yếu là dùng rau Dừa nước kết hợp với biện chứng luận trị.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Chủ yếu là ngăn ngừa dưỡng chấp niệu ngay khi mới thấy ấu trùng trong máu nhân dịp thử máu. Phải dùng ngay những thuốc diệt giun chỉ để tránh tình trạng gây biến chứng dưỡng chấp niệu.

Hydraan, notizín, khi đã có những dưỡng chấp niệu thì những thuốc diệt giun chỉ nói trên không thấy độ rõ rệt biến chuyển của bệnh.

Hiện nay quang tuyến liệu pháp ở thận đã đưa lại hiệu quả đáng kể.

Có khi phải cắt thận trong trường hợp tổn thương một bên và thận đó không còn khả năng nữa đồng thời thận còn lại phải hoạt động bình thường.

Có thể bơm Xanhmethylen vào bể thận để chất màu đó thấm vào các mạch máu bị dò và người ta có thể cắt các mạch bạch huyết đó.

0/50 ratings
Bình luận đóng