Amidan nằm ở ngã tư đường hô hấp và đường tiêu hoá thuộc vùng họng. Ở đây có một hệ thống tổ chức Lymphô rất phong phú. Một phần tập trung thành khối, theo một vòng tròn ở mặt trước của họng gọi là Waldeyer. Vòng này bao gồm amidan họng của Luschka.
Amidan vòi Cierlach ở quanh lỗ vòi nhĩ. Amidan khẩu cái ở giữa trụ trước và trụ sau của vòm miệng. Amidan lưỡi ở đáy lưỡi sau chữa V lưỡi.
Amidan, lúc sinh ra đã có là tổ chức bình thường ở người. Nó phát triển ở giai đoạn thiếu nhi và teo nhỏ dần ở người lớn.
Amidan có vai trò quan trọng, vì nó sản sinh ra các loại glebulin miễn dịch. Hiện nay, chỉ định cắt amidan, người thầy thuốc cần quan tâm đến chức năng này.
Viêm amidan ở nước ta xấp xỉ trên dưới 30%, nhiều ở lứa tuổi từ 3-7 và gây nhiều biến chứng.
Nguyên nhân do viêm nhiễm thường gặp nhiều vào mùa lạnh, các vi khuẩn, virút có sẵn trong mũi, họng, bùng phát gây bệnh. Trong các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà… vi khuẩn liên cầu, phế cầu.
Rối loạn nội tiết có chức năng điều hoà tổ chức bạch huyết do tổ chức bạch huyết phát triển mạnh.
Cấu trúc amidan có nhiều khe, hốc, ngách là nơi cư trú, phát triển của các vi khuẩn.
Triệu chứng viêm amidan cấp tính và viêm xung huyết xuất tiết của amidan khẩu cái, thường do vi khuẩn virút gây nên. Bệnh rất hay gặp ở trẻ em và thiếu niên.
Triệu chứng toàn thân ở bệnh nhi bắt đầu đột ngột, cảm giác rét và sốt từ 38-39°C, thể nặng, sốt cao nhiệt độ cao 39-40°C. Người mệt mỏi, nhức đầu, lười ăn, nước tiêu ít và đỏ.
Triệu chứng cơ năng là bệnh nhi có cảm giác khô, rát, nóng ở họng, ở vị trí amidan. Sau vài giờ trở thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng khi nuốt, khi nhai, khi ho.
Bệnh nhi khó thở, đêm ngủ ngáy to. Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn đau, có đờm nhầy, giọng nói khàn.
Triệu chứng thực thể, khám lưỡi phát hiện trắng các tổ chức, lưỡi trang, miệng khô.Niêm mạc toàn bộ họng đỏ rực, amidan sưng to và đỏ. Các tổ chức hạch bạch huyết ở thành sau họng sưng to và đỏ, phần lớn thể này là viêm amidan đỏ, thường do virút gây nên.
Amidan sung to, đỏ, trên mặt có nhiều chấm mủ trắng, đỏ là viêm amidan mủ do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, cần phân biệt thể này với bệnh bạch hầu họng. Bạch hầu họng có giả mạc trắng, dai, dẻo, khó bóc,dễ chảy máu, không tan trong nước. Nhất thiết phải lấy giả mạc tìm vi khuẩn.
Biến chứng của viêm amidan tại chỗ là viêm tấy quanh amidan, áp xe amidan.
Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm thận, nhiễm trùng huyết.
Phòng tránh, cần tránh lạnh, không đầm mình ngoài mưa, không ăn kem, không uống nước đá, mặc ấm vào mùa lạnh.
Nâng cao thể trạng cho trẻ bằng các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, ăn nhiều dưỡng chất, nhiều vitamin, nhiều trái cây chín.
Nhỏ thuốc chống viêm mũi vào mùa lạnh.
Điều trị, trước tiên cho bệnh nhi nằm nghỉ, ăn sữa, cháo thịt, súp thịt trong khi đang sốt, khỏi sốt ăn nhiều chất đạm, uống nhiều nước cam, chanh, xoài, dưa chuột, dưa hấu…
Thuốc nhỏ mũi argyron, thuốc xịt mũi…
Dùng kháng sinh toàn thân trong trường hợp nặng, sốt cao, đe doạ biến chứng,loại kháng phổ rộng thế hệ mới.
Xông họng dung dịch kiềm, kháng sinh…