Bệnh quai bị là một loại bệnh thường thấy, chủ yếu là ở tuổi nhi đồng, bị bệnh tương đối nhiều.

ĐẶC TRƯNG BỆNH LÍ CỦA BỆNH VIÊM QUAI BỊ

Là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virut gây nên. Đặc trưng của nó là phát sốt, đau đớn, sưng to không có mủ ở tuyến nước bọt (bao gồm tuyến dưới lưỡi và tuyến nước bọt trong miệng) đồng thời có khuynh hướng vươn đến các tổ chức tuyến khác.

Bệnh quai bị phát bệnh cả 4 mùa, nhưng cao nhất là đông, xuân, truyền nhiễm chủ yếu qua nước bọt bay ra trong không khí. Hạn hữu cũng có trường hợp truyền gián tiếp qua những dụng cụ đã bị nhiễm loại virut đó, bệnh nhân chủ yếu là nhi đồng 5 – 9 tuổi, nguồn truyền nhiễm là người bị nhiễm đang tiềm ẩn và người bệnh thời kì dầu. bệnh quai bị trước khi sưng 6 ngày cho đến trong 9 ngày sau khi bắt đầu sưng là thời kì truyền nhiễm mạnh nhất, sau khi bị nhiễm rồi thì sức miễn dịch sẽ kéo dài, bị quai bị lại rất ít.

TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM QUAI BỊ

Bệnh quai bị có thời kì tiềm phục 14-25 ngày. Bình quân 17-18 ngày. Phát bệnh phần lớn tương đối gấp, có sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau cổ họng, không muốn ăn, toàn thân rất khó chịu. Sau 1 – 2 ngày thấy sưng đau ở tuyến nước bọt, dần dần thấy rõ ràng, nhiệt độ thân thể đến 39°c, hoặc cao hơn, tuyến nước bọt sưng to chỗ dái tai đi xuống làm trung tâm, hướng ra 4 phía trên, dưới, trái, phải sưng rõ to, viền mép không rõ, ấn vào có tính đàn hồi và cảm thấy đau. Khi nhai hoặc ăn thức ăn chua thì càng đau ghê gớm, ngoài da có chỗ căng và bóng nhưng không đỏ, ngoài da rất nóng nhưng không làm mủ. Thông thường một bên sưng từ 1 – 4 ngày (có khi 1 tuần) sau đó phía bên kia cũng sưng to, sưng to từ 1 – 3 ngày đạt điểm to cực đại thì kéo dài 4 – 5 ngày rồi tự tiêu đi, toàn trình là 10 – 14 ngày, cũng có khi cả hai bên đồng thời cùng sưng. Tổ chức tổ ong ở 4 chung quanh tuyến nước bọt đó cũng phù thũng lên, có thể đến xương gò má, thái dương, phù thũng xuống đến hàm và dưới cổ. Thậm chí sưng đến chỗ xương quai sanh, từ đó làm cho biến dạng cả khuôn mặt.

BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM QUAI BỊ

Biến chứng của bệnh quai bị phần lớn do bản thân virut viêm quai bị gây nên gồm có:

  • Biến chứng ở trẻ thường thấy viêm màng não, viêm não màng não, xuất hiện trước quai bị sưng to 8 ngày và sau 2 tuần. Cũng nhiều trường hợp viêm thần kinh, viêm tủy cột sống, tê liệt thần kinh mắt tạm thời. Còn có viêm thần kinh tam thoa, loại liệt nửa người, tê liệt nửa trên và điếc tai thường ít thấy.
  • Viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng có thể thấy ở bệnh nhân sau thời kì thanh xuân, phần lớn xuất hiện sau khi quai bị viêm to một tuần.
  • Viêm tụy, viêm thận, viêm cơ tim, một số ít trường hợp có viêm tuyến sữa, viêm tuyến giáp trạng, viêm tuyến ngực, mẩn mụn, viêm kết mạc cấp tính, viêm khớp, viêm gan.

PHÒNG TRỊ VÀ CHĂM SÓC BỆNH VIÊM QUAI BỊ

Mắc phải bệnh quai bị là phải tích cực điều trị, uống Moroxidin, mỗi ngày 1 viên, mỗi ngày 2 – 3 lần, uống liên tục 2 – 4 ngày. Đông y: Bản lam căn, ngày 30g, sắc nước chia 2 lần uống, uống liền 2 – 4 ngày, hoặc uống thuốc tiêu độc phổ cập; cục bộ có thể bôi ngoài loại Kim hoàng tán như ý. Thuốc tiêm: Bản lam căn, mỗi lần 2ml vào bắp, ngày tiêm 1 lần đều có hiệu quả nhất định.

Tốt nhất nằm trên giường nghỉ ngơi, uống nhiều nước lã đun sôi, thường súc miệng đảm bảo vòm miệng sạch sẽ, chú ý ăn uống, khi nhai các thứ mà cảm thấy đau thì nên ăn thức ăn loãng, không ăn thức ăn chua, cay có tính kích thích. Khi sưng to đau quá, có thể dùng khăn mặt ướt lạnh đắp vào, làm như vậy sẽ giảm đau. Hoặc là thuốc lá đắp ngoài, hoặc là uống trong như cây tiên nhân chưởng (cây xương rồng) 1 cành, bỏ gai băm ra đắp lên chỗ đau, cũng có thể dùng Xa tiền thảo, Trắc bá diệp hoặc Bồ công anh tươi, một cành hoa 7 lá sắc nước uống, ngày một tễ. Bệnh tình nặng thì phải mời thầy thuốc kiểm tra xử lí kịp thời.

SỰ NGUY HẠI CỦA BỆNH QUAI BỊ

Virut quai bị còn có thể xâm nhập vào màng não, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhưng quai bị sưng khoảng một tuần, đột nhiên sốt cao, đau đầu, nôn mửa, thèm ngủ, hôn mê, cổ cứng đờ, có khả năng là biến chứng viêm màng não; nếu sau khi quai bị sưng tấy trong 2-10 ngày, xuất hiện sốt cao, rùng mình, tinh hoàn (hòn dái) to gấp 4 – 5 lần, mà cứng, ấn vào đau kịch liệt, bìu dái phù thũng rõ rệt, là đã biến chứng viêm tinh hoàn. Nam giới bị bệnh quai bị (người lớn) có tới 20 – 30% bị viêm tinh hoàn, có khoảng lớn 1/2 số bệnh nhân đó bị teo tinh hoàn ở mức độ khác nhau. Nếu cả hai tinh hoàn đều bị teo thì sẽ dẫn đến mất sinh đẻ. Phụ nữ bị quai bị thì có khoảng 5% số bệnh nhân viêm buồng trứng.

Phụ nữ mang thai sưng quai bị, virut có thể thông qua để cuống rốn truyền cho thai nhi, gây nên sự đẻ non – tử vong – tim thai dị dạng.

CHÂM SÓC QUẢN LÍ BỆNH QUAI BỊ

Phải tăng cường chăm sóc bệnh nhân, cách li đến khi nào quai bị đã hoàn toàn hết sưng mới hết truyền nhiễm. Nằm giường nghỉ ngơi, ăn uống phải thanh đạm không ăn những thức ăn có tính chua và dầu mỡ, phải uống nước thật nhiều.

DỰ PHÒNG BỆNH SUNG QUAI BỊ

Để đề phòng bệnh quai bị, phải cách li tuyệt đối trẻ bị bệnh, đến khi nào hoàn toàn hết sưng mới thôi, ở các trường tiểu học hoặc nhà trẻ khi phát hiện có trẻ bị viêm quai bị, đối với các trẻ em khác tuy chưa bị nhưng đã tiếp xúc với trẻ bị bệnh, thì hàng ngày cần phải tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện có triệu chứng khả nghi thì phải cách li ngay trong nhà. Dùng vị thuốc Bản lam căn sắc uống, uống mấy ngày là có tác dụng dự phòng nhất định.

0/50 ratings
Bình luận đóng