Các bệnh của tâm thần do y học cổ truyền mô tả trong phạm vi của chứng điên cuồng. Điên là trạng thái trầm tĩnh đần độn tương ứng với thể trầm cảm của bệnh, cuồng là trạng thái kích thích đập phá, đánh người tương ứng với thể hưng phấn của bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh: do tinh thần bị kích động, lo nghĩ giận dữ quá độ gây ra các rối loạn hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, phát sinh ra đàm, nếu đàm khí uất kết sinh chứng trầm cảm (điên) nếu đàm khí hóa hỏa thì sinh chứng hưng phấn (cuồng),

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bệnh được phân loại ra thể chu kỳ và thể kéo dài có những biểu hiện trầm cảm ứng phấn ảo giác, hoang tưởng.

Sự phân loại triệu chứng và cách chữa bệnh tâm thần theo phương pháp y học cổ truyền.

Điên

Tương ứng với thể trầm cảm, hoang tưởng và ảo giác của thể trầm cảm có thể kéo dài.

Vị thuốc Hương phụ trong điều trị bệnh tâm thần
Vị thuốc Hương phụ trong điều trị bệnh tâm thần
  • Đàm khí uất kết

Triệu chứng: Tinh thần uất ức, người lẩn thẩn, vui buồn bất thường, lúc cười, lúc khóc, động tác kỳ dị, không muốn ăn uống, không biết sạch bẩn. Rêu lưỡi mỏng nhớt, mạch thường xuyên hoạt hoặc huyền tế.

Phương pháp chữa: lý khí giải uất, hóa đàm khai khiếu.

Bài thuốc

Bài 1

Bán hạ chế8 gamCủ gấu8 gam
Trần bì

 

8 gamÔ dược8 gam
Đởm nam tinh8 gamTinh tre8 gam
Chỉ thực8 gamCam thảo dây12 gam
Bài 2. Ôn đởm thang gia giảm  
Phục linh12 gamTrúc nhự12 gam
Bán hạ8 gamChỉ thực8 gam
Trần bì8 gamGừng2 gam
Cam thảo6 gam  
Nếu ngực sườn đầy tức thêm hương phụ 8 gam, uất kim 8 gam; ý thức mơ hồ thêm xương bồ 6 gam, viễn chí 8 gam; mất ngủ thêm toan táo nhân 20 gam; vật vã thêm hoàng liên 8 gam.
Bài 3. Thuận khí hóa đàm thang  
Bán hạ tẩm trúc lịch 8 gamHương phụ8 gam
Trần bì6 gamXương bồ6 gam
Nam tinh chế6 gamUất kim8 gam
Phục thần12 gamViễn chí6 gam

Bài 4. Tiêu dao thang thêm uất kim, đởm tinh, xương bồ.

Châm cứu: Can du, Tỳ du, Thái xung, Phong long, Nội quan, Thần môn.

  • Tâm tỳ hư

Triệu chứng: bệnh kéo dài, hồi hộp, sợ hãi u uất không vui, dễ khóc, không biết đói tinh thần trí lực giảm sút, chất lưỡi đen, rêu trắng, mạch tế nhược.

Phương pháp chữa: kiện tỳ an thần ích huyết (bổ tâm tỳ)

Bài thuốc

 Bài 1

Bố chính sâm             16 gam                 Liên nhục                      8 gam

Hoài sơn                     12 gam                 Bán hạ chế                    8 gam

Hà thủ ô                     12 gam                 Nhục quế                       4 gam

Long nhãn                 12 gam                 Xương bồ                      8 gam

Bá tử nhân12 gamCam thảo dây8 gam
Toan táo nhân8 gam  
Bài 2. Quy tỳ thang gia giảm  
Bài 3. Thái vi ẩm gia giảm  
Xương bồ8 gamĐởm tinh8 gam
Đảng sâm12 gamViễn chí8 gam
Mạch môn12 gamLiên kiều8 gam
Huyền sâm12 gamCâu đằng12 gam
Bối mẫu8 gamThần sa0,6 gam

Tán nhỏ (thủy phi) thần sa cho uống riêng, hoặc đổ vào nước thuốc sau khi các vị thuốc đã sắc.

Châm cứu: châm bổ bình tả các huyệt Tỳ du, Tâm du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thần môn.

Cuồng

Tương ứng với thể hưng phấn có hai thể.

  • Đàm hỏa nghịch

Triệu chứng: bệnh phát ra cấp, thao cuồng, táo bạo, hai mắt giận dữ, mặt đỏ, mắt đỏ, lúc cười, lúc hát, nói loạn xạ, có khi cởi hết quần áo, đánh người đập phá, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa: tả can, trấn tâm, tả hoả, thông đàm

.Thạch xương bồ

Thạch xương bồ

Bài thuốc

Bài 1

Chi tử                           10 gam                Bá tử nhân                12   gam

Đởm tinh                        8 gam                Sừng trâu                  12   gam

Thạch xương bồ          10 gam                Mạch môn                 12   gam

Táo nhân                     10 gam

Bài 2. Giản chứng trấn tâm thang

Ngưu bàng                   12 gam                Viễn chí                         8 gam

Sừng trâu                     12 gam                Xương bồ                      8 gam

Chân châu mẫu 50 gam                          Cam thảo                       6 gam

Thần môn                      4 gam                Đàm tinh                       6 gam

Mạch môn               12 gam                     Phục thần                      6 gam

Xuyên tiêụ               12 gam                     Táo nhân                       8 gam

Thần sá tán nhỏ uống riêng, không sắc với thuốc.

Châm cứu: châm tả các huyệt Nhân trung, Thiếu thương, Ẩn bạch, Đại lăng, Phong long, Khúc trì.

  • Hoả thương âm

Triệu chứng: sau cơn kinh phát, người bệnh mệt mỏi gây yếu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu ít mạch tế sác.

Phương pháp chữa: tư âm giáng hoả, an thần định chí.

Bài thuốc

Bài 1

Sinh địa12 gamLá tre16 gam
Mạch môn12 gamĐảng sâm8 gam
Huyền sâm12 gamTâm sen8 gam
Mộc thông12 gamCam thảo nam8 gam
Bài 2. Cam mạch đại táo thang  
Tiểu mạch12 gamTrúc lịch12 gam
Sơn thù8 gamMạch môn12 gam
Bạch thược8 gamBán hạ chế8 gam
Đại táo12 gamCam thảo6 gam
Bài 3.   
Sinh địa12 gamHoàng cầm8 gam
Huyền sâm12 gamHoàng liên8 gam
Mạch môn12 gamCam thảo6 gam
Táo nhân8 gamĐăng tâm4 gam
Mộc thông8 gam  

Bài 4. Hương phụ tứ chế (rượu, dấm, đồng tiện, muối) tán nhỏ thành bột mịn, ngày uống 8 gam thời gian từ 3 – 6 tháng.

Bài 5.

Nghệ già                     40 gam

Phèn chua                  40 gam

Tán bột ngày uống 6 – 8 gam liên tục từ 3 – 6 tháng.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Thể hưng cảm, trầm cảm

Aminazin 200 – 500 mg/24 giờ chia làm nhiều lần.

Melipramin 150 – 300 mg/24 giờ.

Malinan 100 – 200 mg/24 giờ.

Vệ sinh tâm thần: tránh sự căng thẳng, hạn chế ham muốn, giới hạn xúc động.

Bệnh tâm thần phân liệt

Tâm lý liệu pháp và lao động liệu pháp phối hợp.

Thuốc:

Aminazin viên 25 mg; ống 25 mg.

Liều 300 – 500 mg/24 giờ trong điều trị cấp tính.

Liều củng cố là 50 – 100 hay 200 mg. Lưu ý để bệnh nhân nằm tại giường khi tiêm hay uống thuốc vì thuốc gây hạ huyết áp.

Theo dõi sự thích nghi với thuốc ngay từ tuần đầu rồi hạ liều dần.

Có thể dùng thay Halopenidol 1,5 mg.

Liều 10-20 mg/24 giờ.

Vệ sinh tâm thần

Tránh xa căn nguyên gây sang chấn tâm thần, những cảm xúc mãnh liệt và những căng thẳng thái quá.

0/50 ratings
Bình luận đóng