Nhện “Ẩn dật” cắn

Dịch tễ học: Nhện “ẨN dật áo Nâu” sinh sống chủ yếu ở miền Nam và Trung Tây Hoa Kỳ, và các loài họ hàng gần với chúngđược tìm thấy ở Mỹ, Châu Phi và Trung Đông. Những loài nhện này hiếm khi cắn người, điển hình chỉ khi nó bị đen dọa tính mạng hoặc bị ấn sát vào da.

Triệu chứng lâm sàng

Hầu hết những vêt cắn do nhện “Ẩn dật áo nâu” chỉ gây ra vết thương nhỏ với phù và đỏ, mặc dù hoại tử nặng da và mô dưới da và tán huyết hệ thống có thể xảy ra.

Trong vòng vài giờ, tại vị trí vết cắn bắt đầu đau và ngứa, với chai cứng trung tâm bao quanh bởi mộ vùng thiếu máu và hồng ban.

Sốt và các triệu chứng không đặc hiệu khác có thể tiên triển trong vòng 3 ngày sau khi cắn.

Sang thương điển hình có thể tự hết trong 2-3 ngày, nhưng những trường hợp nặng có thể để lại một vết loét lớn và sẹo sâu mất vài tháng đến vài năm mới lành.

Hiếm khi tử vong và thường tử vong do tán huyết và suy thận.

Điều trị nhện “Ẩn dật” cắn

Điều trị ban đầu gồm RICE (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê cao); cho thuốc giảm đau, kháng histamines, kháng sinh và dự phòng uốn ván nên được thực hiện khi có chỉ định.

Phẫu thuật cắt bỏ vết thương khẩn cấp có hại và không nên thực hiện.

Nhện “Góa phụ áo đen” cắn

Dịch tễ học

Nhện “Góa phụ áo đen”, nhận diện nhờ dấu hình đồng hồ cát mày đỏ ở phần dưới thân đen tuyền sáng bóng, hầu như có nhiều ở Đông Nam Hoa Kỳ. Những loài Latrodectus khác sống ở những vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Bệnh sinh

Nhện “Góa phụ áo đen” cái sản xuất ra các độc tố thần kinh mạnh gắn kết không thuân nghịch với dây thần kinh và gây giải phóng acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh khác từ các đầu tận tiền synap.

Triệu chứng lâm sàng

Trong vòng 60 phút, tình trạng co rút kèm đau lan từ nơi bị cắn đến các cơ lớn ở chi và thân.

Co cứng và đau mạnh các cơ bụng có thể gây nhầm lẫn với viêm phúc mạc, nhưng bụng không có căng trướng.

Các triệu chứng khác giống với quá liều acetylcholine (vd: tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, đi tiêu, đi tiểu; rối loạn tiêu hóa và nôn ói).

Mặc dù đau có thể thuyên giảm trong 12 giờ đầu, nó có thể tái phát trong vài tuần.

Ngừng hô hấp, xuất huyết não hoặc suy tim có thể xảy ra.

Điều trị nhện “Góa phụ áo đen” cắn

Điều trị gồm RICE (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê cao) và dự phòng uốn ván.

Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.

0/50 ratings
Bình luận đóng