Căn nguyên
Dị vật trong phế quản chủ yếu thấy ở trẻ em, sau khi nhổ răng hoặc thực hiện các phẫu thuật ở miệng họng. Viêm phổi do hít phải dịch sẽ được mô tả trong một chương riêng.
Triệu chứng
Có những cơn ngạt thở, rối loạn phát âm, mất phát âm, phản ứng kiểu hen, ho ra máu. Nếu dị vật rơi vào phế quản mà không cố định (không khít chặt) thì sẽ phát ra tiếng động đồng bộ với nhịp thở. Dù có cố gắng dùng sức thật mạnh cũng hiếm khi có thể đẩy được dị vật ra ngoài; ngược lại, gắng sức như vậy lại chỉ làm cho dị vật rơi vào càng sâu trong một phế quản nhỏ hơn. Khi đó dị vật có thể nằm yên trong nhiều ngày, hàng tháng thậm chí hàng năm. Sau đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu xẹp phổi, nhiễm khuẩn phổi, đôi khi dưới dạng một áp xe, hoặc khí phế thũng khu trú (giãn phế nang).
Chẩn đoán
Hỏi tiền sử bệnh là việc hàng đầu. X quang lồng ngực cho thấy hình thể và vị trí của dị vật, nếu là dị vật cản quang.
Điều trị
Soi thanh quản hoặc soi phế quản cấp cứu để lấy dị vật ra. Cho thuốc kháng sinh thích hợp để phòng ngừa nhiễm khuẩn phổi. Đôi khi phải phẫu thuật cắt một phần phổi.