Khoảng 1,5% số trẻ trong độ tuổi đi học gặp chứng đại tiện không tự chủ hay còn gọi là tiêu đùn và số bé trai bị bệnh này nhiều gấp sáu lần số bé gái. Những bé thường bị són phân và chưa tập được đại tiểu tiện trong nhà vệ sinh được cho là bị chứng đại tiện không tự chủ tiên phát – một chứng bệnh khá phổ biến. Ngược lại, những bé bị đại tiện không tự chủ thứ phát lại bị són phân rất lâu sau khi đã biết đại tiểu tiện trong nhà vệ sinh (có thể là hàng tháng hoặc nhiều năm). Khi một đứa trẻ trên 4 tuổi thường xuyên bị tiêu đùn ra quần hoặc đại tiện ở những nơi không thích hợp (không phải nhà vệ sinh), trẻ có thể đang phải chịu một áp lực tinh thần bất thường nào đó nên bị mất kiểm soát trong việc đại tiện. Ngoài ra trong các trường hợp khác, thì nguyên nhân là do sự rối loạn về thể chất của trẻ. Tuy nhiên, dù cho nguyên nhân là gì thì những trẻ này đều có chung triệu chứng là hiếm khi chủ động kiểm soát được việc đại tiện của mình. Do đó, trẻ cần được điều trị để khỏi bệnh, nhằm tránh cho trẻ gặp phải sự kì thị của xã hội và tránh những phát triển tâm lí tiêu cực ở trẻ.

Hiện tượng đại tiện không tự chủ thường xuất phát từ việc trẻ thường xuyên nhịn đại tiện làm cho phân bị giữ lại bên trong. Lâu dần, các dây thần kinh cảm giác kiểm soát mức độ đóng mở của cơ thắt hậu môn bị yếu đi và ruột dần mất khả năng co bóp. Trong khi đó, phân tích lũy dần trong ruột già, cứng hơn và gầy đau nhiều hơn khi đại tiện, từ đó lại càng làm cho trẻ sợ đi ngoài. Kết quả là, trẻ không cho ra được những phần phân cứng, song nước phân lỏng vẫn thường xuyên rỉ ra xung quanh khối phân cứng này và dây ra quần lót hoặc nệm giường.

Trẻ có thể không biết mình đang bị rỉ nước phân, nhưng bố mẹ trẻ sẽ thấy rõ điều này và bị nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy. Trẻ bị đại tiện mất tự chủ cần được chữa trị ngay lập tức vì nếu để quá lâu, bệnh sẽ càng khó chữa.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khi con bạn:

  • Trên 4 tuổi song vẫn chưa thể kiểm soát được việc đại tiện của mình
  • Bắt đầu tiêu đùn ra quần mặc dù đã biết cách đại tiện được khá lâu.

CẢNH BÁO!

Thụt tháo và các loại thuốc như thuốc làm mềm phần có thể giúp trẻ cho ra ngoài phần phân bị ách tắc và giúp trẻ tự tập rặn trở lại. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng các loại thuốc do bác sĩ kê đơn vì việc tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và thậm chí còn có hại đến sức khỏe của trẻ.

Kiểm soát cơn đại tiện và chữa chứng tiêu đùn

Nhịn đại tiện là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhịn nhiều dẫn đến bị bệnh, bác sĩ nhi có thể sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị nhằm đạt được những mục tiêu: giúp trẻ thiết lập thói quen đại tiện đều đặn; giúp trẻ nhận biết và đáp ứng nhu cầu đại tiện của cơ thể khi có tín hiệu và biết nhịn cho đến khi có thể đại tiện được đúng lúc và đúng chỗ; giúp giảm mối lo lắng cho cha mẹ trẻ và đưa ra một chế độ ăn uống nhằm giúp cho phân trẻ trở lại bình thường.Cách chữa ỉa chảy do rối loạn cơ năng

Thông thường, các bác sĩ sẽ bắt đầu đợt điều trị bằng cách kê những loại thuốc giúp cho trẻ cho ra ngoài phần phân bị tắc lại, từ đó giúp cho ruột  trẻ co lại như kích thước bình thường. Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ sẽ được cho dùng một đợt thuốc nhuận tràng và sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại chế độ ăn của trẻ để đảm bảo rằng trẻ ăn đủ chất xơ từ các loại rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và uống đủ nước.

Nếu trẻ hay tiêu đùn, hãy đặt ra những phần thưởng để khuyến khích trẻ kiểm soát cơn đại tiện của mình, nhất là với những trẻ có ý thức muốn chữa bệnh. Bạn có thể làm những miếng dán hình sao vàng để dán lên lịch, đánh dấu những “ngày không sự cố” hoặc mua cho trẻ một món đồ chơi hay quyển sách để thưởng cho “tuần không sự cố’. Tuy nhiên, trẻ có thể bị đi bị lại và việc chữa trị có thể phải mất hàng tháng hoặc hàng năm. Do đó, bạn cần làm cho con mình an tâm bằng cách nói với bé rằng bạn đánh giá cao sự cố gắng của bé và bệnh sẽ được chữa khỏi.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHANH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn trên 4 tuổi, thường xuyên tiêu đùn ra quần hoặc đại tiện ở những nơi không thích hợp và không muốn tập đi vệ sinh trong nhà vệ sinh.Chứng đại tiện không tự chủ tiên phát.Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ kiểm tra, đánh giá bé và đưa ra kế hoạch điều trị.
Con bạn ở độ tuổi đi học, thường đi ra phân trông như bị tiêu chảy và bé thường tiêu đùn ra quán hoặc giường.Phân bị giữ lại, tích tụ và rỉ ra ngoài.Nói chuyện với bác sĩ nhi, bác sĩ sẽ khám và kê đơn cho bé. Bé có thể sẽ phải dùng thuốc và tập đại tiện lại từ đầu.
Con bạn hay bị tiêu đùn sau một trận tiêu chảy hoặc sưng dạ dày.Rối loạn thói quen đại tiện.Thường xuyên nhấc bé nhớ dừng chơi để đi đại tiện. Qui luật đại tiện của trẻ sẽ được thiết lập lại trong vòng một tuần. Trường hợp triệu chứng không mất đi sau một tuần hoặc bé có thêm các triệu chứng khác, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn đã biết vệ sinh trong nhà vệ sinh song lợi bị tiêu đùn sau khi bắt đầu đi học hoặc chuyển trường. Ngoài ra bé vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.Phản ứng hành vi của bé với những tình huống mới.Có thể bé không thích nhà vệ sinh ở trường học, hoặc thời gian biểu ở trường không khớp với nhịp sinh học của bé. Nếu cần, bạn hãy yêu cầu nhà trường dọn dẹp cẩn thận nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, hãy động viên bé đi vệ sinh đều đặn ở nhà nhằm thiết lập thói quen cho ruột của bé cũng như cho bé có nhiều thời gian hơn để cho ra ngoài hết chỗ phân trong mỗi lần đại tiện.
Con bạn không kiên nhẫn và hay hấp tấp khi đại tiện.Chứng hấp tấp, bốc đồng hoặc nặng hơn là rối loạn kiểm soát xung lực.

Thiếu tập trung.

Động viên bé ở trong nhà vệ sinh cho đến khi đại tiện xong, nếu cần hãy dùng phần thưởng để khích lệ bé. Nếu tình hình không khá lên, hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi.
0/50 ratings
Bình luận đóng