NGHỆ

Tên khoa học: Curcuma spp. Họ Gừng (Zingiberaceae)

Có nhiều loài nghệ: Nghệ đen, nghệ trắng, nghệ vàng.

Trong đó nghệ vàng và nghệ đen được dùng làm thuốc phổ biến hơn cả.

MÔ TẢ

khương hoàng
khương hoàng
  • Nghệ vàng (Curcuma domestica Valet.), tên khác là khương hoàng, uất kim, khinh lương (Tày), co khản mỉn (Thái) là cây thảo có thân rễ phân nhánh, màu vàng. Lá mọc thẳng từ thân rễ, mép uốn lượn, hai mặt nhẵn cùng màu.

Cụm hoa mọc từ giữa túm lá gồm rất nhiều lá bắc, những lá phía dưới mang hoa, màu lục hoặc trắng nhạt, những lá gần ngọn không mang hoa và có điểm màu hồng ở đầu, hoa màu vàng.

Quả nang có 3 ô; hạt có áo.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 5.

Nghệ đen
Nghệ đen
  • Nghệ đen (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe) tên

khác là nghệ tím, bồng truật, nghệ đăm (Tày), sùng meng (Dao), có thân rễ hình nón mang những củ hình trụ và củ hình trứng, màu vàng trắng hơi xám.

Lá có đốm tía dọc theo gân giữa ở mặt trên.

Cụm hoa mọc từ thân rễ, ịlj trước khi cây ra lá, giống hoa của ]ị nghệ vàng.

Quả ít gặp.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, nghệ vàng và nghệ đen phân bố khắp vùng nhiệt đới châu Á, sau lan sang châu Phi, châu Mỹ.

Ở Việt Nam, nghệ vàng là cây trồng phổ biến khắp các địa phương, từ đồng bằng ven biển đến vùng núi cao, để dùng làm gia vị và đôi khi làm thuốc. Còn nghệ đen mọc hoang ở miền núi và trung du, được trồng ít và rải rác trong nhân dân và chỉ được dùng làm thuổic.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Thân rễ nghệ vàng và nghệ đen, thu hái vào mùa thu đông, cắt bỏ những rễ nhỏ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, có thể chế nghệ vàng thành nhiều dạng như sao với giấm (tỷ lệ 1 -2 giấm, 10 kg dược liệu), tẩm sao với phèn chua (tỷ lệ 0,1/10). Còn đối với nghệ đen, chỉ cần tẩm giấm một đêm, rồi sao qua.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Nghệ vàng chứa hỗn hợp chất màu, hoạt chất curcumin, tinh dầu gồm cineol, terpinen, limonen, borneol, camphen, eugenol, a và p-pinen…

Nghệ đen có sesquiterpen, tinh dầu, curcumin, Zn, Cu, Fe, Ca, K, Cr…

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Nghệ vàng và nghệ đen có hoạt tính chống viêm. Riêng nghệ vàng chống được loét dạ dày và loạn tiêu hóa. Cao lỏng toàn phần của nghệ vàng có tác dụng làm giảm cholesterol máu, kháng khuẩn, kháng nấm.

Nghệ đen có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường bài tiết mật, kiện vị, bài hơi. Tinh dầu nghệ đen có tác dụng kháng khuẩn.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thân rễ nghệ vàng được dùng chữa ứ máu, bế kinh, kinh nguyệt không đều, viêm loét dạ dày, mụn nhọt, vàng da.

Liều dùng hàng ngày: 2 – 6g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để chữa táo bón (bột nghệ vàng trộn với mủ trắng ở cây vú bò vừa đủ để làm viên to bằng hạt nhãn. Mỗi lần uống 3 viên); thuốc bổ máu cho phụ nữ (nghệ vàng, 300g, giã nát, trộn với 3 – 4 lít nước, gạn. Ngâm 1 kg gạo nếp đã vo kỹ vào nước nghệ trong 5 – 7 ngày đêm. Vớt gạo, rang

khô giòn, tán bột mịn. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê).

Dùng ngoài, lấy 50 củ nghệ vàng thái mỏng, sao khô, tán nhỏ, nấu với 30ml dầu lạc hoặc dầu vừng trong 10 – 15 phút, lọc bỏ bã, bôi chữa bỏng.

Trong dân gian, người ta vẫn dùng những lát cắt của củ nghệ vàng bôi vào những mụn nhọt đã chữa lành để tránh để lại sẹo.

Thân rễ nghệ đen, tên thuốc trong y học cổ truyền là nga truật, được dùng chữa đau bụng, đầy hơi, tích huyết, bế kinh, phù nề, vàng da…

Liều dùng hàng ngày: 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.

Các nhà khoa học nước ngoài đã nghiên cứu thấy nghệ đen có khả năng chống ung thư.

BÀI THUỐC

  • Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng, ợ chua: Nghệ vàng (10g), trần bì (12g), khổ sâm (12g), hương phụ (10g), bồ công anh (10g), ngải cứu (8g). Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn. Ngày uống 10 – 20g chia làm hai lần.
  • Chữa vết thương, mụn nhọt, lở loét: Bột nghệ vàng (30g), bột rau má (60g), bột phèn phi (10g). Trộn đều, rắc đều hàng ngày làm nhiều lần.
  • Chữa viêm gan, vàng da: Nghệ vàng (2g), hoàng bá nam (3g), nhân trần (3g), rau má (4g), dành dành (2g), sài hồ nam (2g), nhọ nồi (2g), hậu phác nam (2g).

Nghệ vàng, dành dành, hậu phác nam phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Các dược liệu khác thái nhỏ, nấu thành cao. Trộn đều bột và cao, làm viên hoàn. Ngày uống 10g chia làm hai lần.

  • Chữa bế kinh, huyết tích: Nghệ đen (20g), nghệ trắng (20g), nghệ vàng (20g). Tất cả ngâm nước tiểu trong một ngày, một đêm rồi thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa sản hậu, vàng da, phù nề: Nghệ đen (100g), hương phụ (100g), quả quất non (50g), cắn nước tiểu (5g). Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
  • Chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều: Nghệ đen (15g), ích mẫu (15g). sắc uống ngày một thang.
0/50 ratings
Bình luận đóng