Tên khoa học:

Dioscorea persimilis Prain et Burkill, họ Củ nâu (Dioscoreaceae).Tên khác:Thử dự, Sơn vu, hoài sơn dược, ngọc diên.

Tên khác: Hoài sơn ( 山 藥), Sơn dược.

Mô tả:

Hoài sơnDây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng m t, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.

Bộ phận dùng:

Rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài.

Phân bố:

Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân.

Nguồn gốc:

Dược phẩm này là thân rễ khô cây thử dự thuộc loài thực vật họ củ mài, sản xuất chủ yếu ở Hà Nam: các nơi như Hồ Nam, Sơn Tây, Vân Nam, Hà Bắc, Thiểm Tây, Tứ Xuyên cũng có. Loại được sản xuất ở Bác Ái, Tẩm Dương, Ôn Huyện v.v… thuộc tỉnh Hà Nam là tốt nhất, quen gọi là “hoài sơn dược”.

Thu hái:

Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.

Phân biệt tính chất, hình dạng:

Dược liệu này thường được thái vát quân cờ, dày khoảng 2mm, không đòi hỏi phải tuyệt đối chính xác.

Bề ngoại nhìn có màu vàng trắng hoặc vàng nhat, co rãnh dọc, vân dọc và ngân rể chùm, đôi chỗ nhm ngoài còn thấy có vệt vỏ mầu nâu nhạt.

Mặt cắt màu trắng, có tinh bột, có thể thấy rõ những chấm sáng nhỏ.

Vị nhạt, hơi chua.

Khi cầm một miếng sơn dược mà sờ lên bề mặt, tay cảm thấy tron, đồng thời có bột mịn dính trên ngón tay nhấm lên miệng thấy dính.

Loại nào miếng to màu trắng, bột nhiều là tốt.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng gió, phòng mọt.

Tác Dụng Dược lý :

+ Tăng đồng hóa và hướng sinh dục (Gonodotrope): Thí nghiệm trên chuột cống trắng còn non, có cân nặng 45-60g, gồm cả đực và cái, cho ăn Hoài sơn dưới dạng bột với liều 20g/kg liên tiếp trong 28 ngày, lô chuột đối chứng cho ăn bột gọa. Đến ngày cuối cùng, cân lại trọng lượng chuột, giết chuột, bóc tách tử cung, buồng trứng ở chuột cống cái và tinh hoàn, tiền liệt tuyến, cơ nâng hậu môn ở chuột cống đực, cân tươi ngay trọng lượng các cơ quan trên và tiến hành so sánh trị số trung bình của lô dùng thuốc với lô đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy : với liều lượng dùng trên , Hoài sơn thể hiện các tác dụng sau :

-Trên chuột cái còn non : trọng lượng tử cung tăng 1 cách đáng kể so với lô chứng là 66% ( P< 0,001), còn đối với trọng lượng buồng trứng tuy có tăng (17,5%) nhưng không có ý nghĩa về mặt sác xuất thống kê.

-Trên chuột cống đực, Hoài sơn còn có tác dụng làm tăng trọng lượng cơ nâng hậu môn 1 cách có ý nghĩa, so với đối chứng tăng 372% ( P< 0,001).

-Đối với trọng lượng cơ thể chuột ( cả cái lẫn đực), Hoài sơn đều không có ảnh hưởng rõ rệt.

Căn cứ vào những kết quả trên cho thấy Hoài sơn có tác dụng làm tăng đồng hóa và hướng sinh dục trên chuột cống đực.

Dioscorea Batatas có khả năng tăng cường tác dụng của nội tiết tố sinh dục nam. Dịch chiết Hoài sơn làm tăng trọng lượng tuyến tiền liệt và túi tinh của súc vật thí nghiệm. Chất Mucin tồn tại trong Hoài sơn sau khi bị phân giải cho chất Protid và Hydrat Carbon, có tính chất bổ. Men có trong Hoài sơn ở nhiệt độ thích hợp (45-500) có khả năng thủy phân chất đường rất lớn, trong Axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 3 lần trọng lượng đường (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Thành phần hoá học:

Củ mài chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.

Công năng:

Kiện tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.

Chủ trị:

Khí hư, suy nhược, tỳ hư, đi lỏng lâu ngày, viêm thận mạn tính, di tinh, đái dầm, bạch đới, tiêu khát…

Công dụng:

Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: 1. Người có cơ thể suy nhược; 2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; 3. Bệnh tiêu khát; 4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; 5. Viêm tử cung (bạch đới); 6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt; 7. Ra mồ hôi trộm.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

  1. Chữa trẻ em gầy yếu, nhác ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh đái đường gầy róc, dùng Hoài sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột, uống mỗi lần 6-10g; ngày uống 2-3 lần vào giữa buổi lúc đói. Hoặc dùng củ mài luộc ăn.
  2. Chữa trẻ em ỉa chảy kéo dài, hoặc ỉa phân nhầy có mùi, lỵ mạn tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng Củ mài 200g, Củ súng, Hạt sen, ý dĩ sao, đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.
  3. Thuốc bổ dưỡng: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà thủ ô, Huyết giác, Đỗ đen sao cháy mỗi loại 1kg, Vừng đen 300g, Ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g, muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g (viên Kiến thiết của Hợp tác xã Hợp châu).

Chú ý: Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ… tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu công bố.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

SƠN DƯỢC

(Còn gọi Thư dự, củ Mài, Hoài sơn)

Khí vị:

Vị ngọt, có cả mặn, ôn bình, không độc, vào 3 kinh Tâm, Tỳ và Thận, Thiên môn, Mạch nôm, Chi tử làm sứ, ghét Cam toại.

Chủ dụng:

Bổ mọi chứng ngũ lao, thất thương, thêm khí lực, nhuận lông da, lớn cơ thịt, mạnh gân xương, trừ tà khí phiền nhiệt, nóng rét, trừ phong chạy khắp đầu mặt, tiêu sưng trướng, mở Tâm khiếu làm cho thông minh, chữa di tinh, hoạt tinh, chữa Tỳ tổn thương sinh ỉa lỏng.

Hợp dụng:

Cùng dùng với bài Sâm linh bạch truật tán thì bổ Tỳ, chỉ tả, cùng dùng với bài địa hoàng thang thì bổ Can Thận.

Kỵ dụng:

Có thực tà thấp nhiệt thì kiêng dùng.

Cách chế:

cho vào trong thuốc tư âm thì nên dùng sống, cho vào trong thuốc bổ Tỳ thì nên sao, muốn bổ nguyên khí thì hấp cơm, sao vàng. Cùng ăn với bột mỳ thì không có lợi gì cả.

Nhận xét:

Sơn dược được khí xung hòa của đất, hấp thụ hòa khí của mùa xuân, ví như người quân tử, đi đâu cũng được, nhưng tính chậm, không dùng nhiều không kiến hiệu, khí huyết hư tổn dùng nó khó có công hiệu ngay.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Y hoc tâm ngộ”

Bài Nguyệt hoa hoàn gồm: Sơn dược, Bách bộ, Sa sâm, Thiên môn, Mạch môn, Sinh địa, A giao, đều 40g, Cúc hoa, Tang diệp đều 80g, gan Rái cá, Bạch linh, Tam thất đều 20g.

Tất cả cùng tán nhỏ, luyện Mật hoàn, Liều uống 8-10g, ngày 2 lần.

Có tác dụng tư âm giảng hỏa, tiêu đờm khử ứ, chỉ ho, định suyễn, bảo Phế, bình Can, tiêu phong nhiệt, là bài thuốc rất hay để trị ho do âm hư.

“Chứng trị chuẩn thằng”

Đài Bổ thận địa hoàng hoàn

Thục địa 20g, Mẫu đơn bì 8g, Sơn thù 12-20g, Trạch tả 8g, Hoài sơn 20g, Bạch linh 8g, Ngưu tất 8g, Lộc nhung 12g.

Sắc, chia uống trong 1-2 ngày, mỗi ngày vài lần.

Trị phú bẩm bất túc, Thận khí hư yếu, thóp mụ không kín, nói chậm, đi chậm, răng mọc chậm, thuộc loại trẻ bị ngũ trì.

“Thọ thế bảo nguyên”

Bài Mạch vị địa hoàng thang

(Còn gọi là Bát tiên trường thọ)

Là bài Lục vị địa hoàng thang gia Mạch môn, Ngũ vị tử.

Thục địa 24g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Đan bì 9g, Bạch linh 9g, Trạch tả 9g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 6g.

Có tác dụng bổ Thận, tư Phế.

Trị Phế, Thận âm hư, ho ra máu, sốt về chiều, đêm ra mồ hôi, nam nữ hiếm muộn do âm hư. Nếu uống vào đầy bụng, tiêu ít thì thêm Nhục quế.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Tứ quân Bát vị hợp tể gia giảm

Thục địa 50g, Đương quy 30g, Kỷ tử 25g, Nhân sâm 20g Bạch truật, Bạch linh đều 15g, sơn dược, Trạch tả, Sài hồ, Đan bì, Bạch thược đều 10g, Phụ tử, Cam thảo đều 5g.

Sắc, chia uống nhiều lần trong 1-2 ngày.

Có tác dụng bổ ích Tỳ, Thận, bình Can.

Trị chứng không có tinh trùng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch trầm, tế, hoãn, vô lực.

Những phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Sơn dược chúc (cháo sơn dược)

Sơn dược khô 50g (hoặc sơn dược tươi 100g)

Gạo lức 100g

+ Cách làm:

Vo rửa gạo lức và sơn dược cho sạch, cho nước lả vào, lúc đầu đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong 20 – 30 phút, khi nào gạo nhừ là được.

Ăn lúc còn nóng chia làm hai bữa sớm và tôi.

+ Thích hợp chữa các bệnh:

Ăn ít, đi lỏng lâu ngày, kiết lị lâu ngày do tỳ vị hư nhược.

Ho khan ít đờm, triều nhiệt, đổ mồ hỏi trộm, do phế thận khuy hư sinh ra v.v…

Sơn dược tiểu mạch tiễn (thuốc sắc sơn dược tiểu mạch)

Phù tiểu mạch (đựng trong túi vải) 30g.

Sơn dược 30g.

+ Cho cả 2 thứ vào sắc chung, lấy thang uống.

+ Thích hợp với các bệnh: Đổ mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi, thân thể hư nhược không có sức do khí âm lưỡng hư sinh ra.

Sơn dược túc từ chúc (cháo kê sơn dược)

Kê (sạch vỏ) 50g

Sinh sơn dược 50g

Gạo lức 50g

Cả ba cho vào nấu lên thành cháo, khi ăn cho thêm muối ăn vừa phải. Ăn vào bữa sớm.

+ Thích hợp với các bệnh:

Can thận âm hư

Phụ nữ băng huyết, xung nhiệm bất cố.

Sơn dược diện (mì sơn dược)

Bột mì 3.000g

Bột sơn dược 1500g

Trứng gà 10 quả

Gừng già 5g

Bột đậu 200g

Gia vị vừa phải.

Cho bột mì, bột sơn dược, bột đậu và trứng gà vào chậu, cho thêm nước và muối nhào kỹ, cán mỏng, thái sợi.

Đun sôi nước, cho thêm mỡ lợn, hành, gừng, thả sợi mì vào, nấu chín, cho thêm mì chính.

Ăn nóng vào hai bữa sớm và tối.

+ Thích hợp với các bệnh: Tỳ hư ỉa chảy, kiết lị lâu ngày, mệt mỏi ho nhiều, tiêu khát, di tinh, đới hạ, tiểu tiện quá nhiều lần V.V….

Nhất vị thự dự ẩm (thuốc sơn dược độc vị)

Sơn dược 120g

Đường trắng một ít.

Sơn dược đem rửa sạch bỏ vỏ, thái lát mỏng, cho vào nồi,

cho một lượng nước thích hợp, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa cho sôi âm ỉ khoảng 50 phút, lấy nước.

Đợi nước nguội bỏ đường vào khuấy tan,uống thay trà tuỳ ý.

+ Thích hợp với các bệnh: tỳ hư, thận hư dẫn tới tiểu tiện bất lợi, đại tiện tháo tỏng v.v…

Sơn dược hoàng liên hoa phân thang (thang sơn dược hoàng liên phân hoa)

Hoài sơn dược 30g

Hoàng liên 6g

Thiên hoa phấn 15g

Cho nước vào sắc lảy thanguống lúc còn nóng, ngày một thang.

+ Thích hợp với những người mắc bệnh tiêu khát, ăn nhiều uống nhiều.

Sơn dược nội kim tán (thuốc bột sơn dược, vỏ mề gà)

Sơn dược 90g

vỏ mề gà 30g

Cả hai vị sấy khô, nghiền thành bột mịn

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, uống bằng rượu nêp hoặc hòng tửu.

+ Thích hợp với các chứng: tắc kinh, ăn ít, tiêu gầy v.v…

Sơn dược thiên hoa phân thang (thang sơn dược thiên hoa phấn)

Sơn dược 30g

Thiên hoa phấn 30g

+ Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống hết.

+ Thích hợp với bệnh thiếu máu do tái sinh máu khó khăn.

Sơn dược tử kinh bì đại táo thang (thang sơn dược tử kinh táo tầu)

Sơn dược 50g

Tử kinh bì 15g

Đại táo 20 quả

Sắc lấy nước uống ngày một lần, có thể uống lâu dài.

+ Thích hợp với các chứng: đầu váng, mắt hoa, tim đặp hồi hộp, khí đoản, mệt mỏi bải hoải, tiếng nói trầm, nhỏ, do khí huyết lưỡng hư sinh ra, hoặc các chứng đổ máu cam, chảy máu chân răng, phụ nữ kinh nguyệt ít, sắc nhợt v.v…

Sơn dược trà (trà sơn dược)

Sinh sơn dược 64g (sơn dược tươi) vắt lấy nước, sắc nhỏ lửa, thay trà uống từ từ lúc nóng.

+ Thích hợp với chứng lao phổi, triều nhiệt, ho suyễn, tự ra mồ hôi, tim đập hồi hộp v.v…

Sơn dược ma nải hồ (hồ sơn dược, vưng, sữa)

Sơn dược 15g

Vừng đen 120g

Đường phèn 120g

Gạo lức 60g

+ Cách làm:

Sữa bò với lượng vừa phải

Gạo lức vo sạch, ngâm 1 giờ, vớt ra đẽ ráo nước

Sơn dược thái nhỏ; vừng đen rang thơm.

Cho sơn dược, vừng đen, gạo lức vào mâm, thêm nước, sữa, nhào đều, xay thành bột xong lọc qua rây mịn, từ từ đổ vào nồi, đun nhỏ lửa cho sôi, cho thém đường phèn, quây đảo liên tục thành hồ.

Ngày uống hai lần, mỗi lần 2 thìa canh.

+ Thích hợp với các bệnh: Người mới ốm dậy mất sự điều hoà, người yếu, lắm bệnh, can thận âm hư, đầu váng tai ù, đau lưng mỏi gối, râu tóc sơm bị bạc, táo bón, cao huyết áp, xơ cứng động mạch v.v…

Sơn dược quế viên đồn giáp ngư (Sơn dược, long nhãn hầm ba ba)

Sơn dược miếng 30g

Long nhãn 20g

Ba ba (khoảng 500g) 1 con

+ Giết thịt ba ba, bỏ ruột gan, rửa sạch

+ Cho cả ba ba, sơn dược, long nhãn vào nồi nước nấu chung

+ Đầu tiến đun to lửa cho sôi, sau đó hầm nhỏ lửa cho tới khi thịt nhừ.

Ăn thịt hấp canh, ngày 2 lần.

+ Thích hợp với các chứng:

Âm hư sinh nhiệt, trong bụng kết báng…

Hiện nay phần nhiều dùng cho các bệnh viêm gan mạn, gan xơ cứng, gan tỳ sưng to và âm hư sau khi ốm dậy v.v…

Sơn dược tửu (Rượu sơn dược)

+ Sinh sơn dược 300g, gọt vỏ thái vụn, xay nát.

Cho 1000ml rượu trắng vào nồi đun sói, đổ sơn dược vào không được khuây, đợi chín cho thêm muối hành tươi, đổ thêm rượu vào (đảm bảo rượu lúc nào cũng đủ 1000ml).

Uống tuỳ tửu lượng

+ Thích hợp chữa các chứng: hạ tiêu hư lãnh, đái quá nhiều lần gầy yếu, mệt mỏi.

Sơn dược liên tử quế viên chúc (cháo sơn dược hạt sen long nhãn)

Hạt sen (bỏ tâm) 50g – Long nhãn 50g

Bột sơn dược 100g

Long nhãn hạt sen đun nhỏ lửa, khi gần chín, đổ bột sơn dược vào nấu chung thành cháo.

Uống vào buổi sớm và buổi tối, hoặc dùng làm món ăn điểm tâm, mỗi ngày một thang.

+ Thích hợp với các chứng:

Tỳ hư, ỉa chảy

Thận hư, di tinh

Tim đập hồi hộp, mất ngủ v.v…

Đặc biệt có thể dự phòng cho người thường xuyên bị sẩy thai.

Sơn dược sa sâm ý mễ chúc (cháo sơn dược, sa sâm, ý dĩ)

Sa sâm 30g

Hạt ý dĩ 30g

Sơn dược 30g

+ Sơn dược rửa sạch, thái miếng, sa sâm sắc lấy nước, cho hạt ý dĩ và sơn dược vào nấu cháo; uống lúc nóng;

+ Thích hợp với các chứng bệnh: Sau khi sốt nóng, lòng bàn chân tay nóng.

0/50 ratings
Bình luận đóng