Mục lục

  • Tên khoa học:
  • Mô tả cây:
  • Chế biến:
  • Một số nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy:
  • Liều lượng thường dùng và chú ý:
  • Khí vị:
  • Chủ trị:
  • Cách chế:
  • Nhận xét:
  • GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Tên khoa học:

Aster tataricus L.f. thuộc họ Hoa Cúc Asteraceae (Compositae).

Cây Tử uyển Việt nam là loại được xác dịnh tên thực vật học là Aster trinervus Roxb (theo Petelot) thấy mọc ở miền Bắc Việt nam như vùng Cao bằng, Lạng sơn nhưng chưa hoặc ít được khai thác, ta còn phải nhập của Trung quốc.

Còn gọi là Thanh uyển, dạ ngưu bàng

Tiếng Trung: 紫 苑

Mô tả cây:

Tử uyển

Loại cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, thân và rễ ngắn, mang nhiều rễ con. Thân mọc thẳng đứng, trên có nhiều cành, thân và cành có nhiều lông ngắn, phía gốc có lá mọc vòng. Khi cây ra hoa thì những lá nầy héo đi. Lá hình mác dài 20-40cm, rộng 6-12cm, đầu tù, phía cuống hẹp lại, cuống dài có dìa, mép có răng cưa, 2 mặt lá đều như không cuống, dài 18-35cm, rộng 2,5-3,5cm có cuống dài. Hoa thìa lìa mọc xung quanh có màu tía tím nhạt, hoa ống ở giữa có màu vàng. Quả khô, hơi dẹp có lông trắng

Tử uyển ở việt Nam là một loại cỏ cao 0,3-1,6m, mọc thẳng đứng, trên ngọn phân nhánh, thân có lông ngắn, ,lá hình bầu dục thuôn dài, hẹp lại ở phía cuống, mép có răng cưa. Lá dài 3-7cm, rộng 5-25mm. Hoa hình đầu, tím nhạt ở xung quanh, vàng ở giữa, mọc đơn độc hoặc tụ từng 3-5 hoa thành ngù ở đầu cành. Quả bé, dài 2,5mm, có lông, mép có dìa màu vàng nhạt.

Chế biến:

Vào 2 mùa Xuân Thu đào về, bỏ đoạn thân rễ (thường gọi là rễ mẹ) có đốt và bùn cát, phơi khô. Các miếng Tử uyển cho mật và ít nước trộn đều cho lửa nhỏ sao cho đến khi không dính tay là được.

Một số nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy:

Thuốc có Saponin của tử uyển cho thỏ uống làm tăng chất tiết khí quản vì thế có tác dụng hóa đàm.

Nước sắc Tử uyển cho mèo uống không làm giảm ho nhưng chiết xuất chất ceton Tử uyển trên thực nghiệm có tác dụng giảm ho.

Có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, lỵ Shigella sonnei, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, phẩy khuẩn thổ tả.

Trong thuốc có chiết xuất được thành phần có tác dụng kháng tế bào ung thư.

Saponin của Tử uyển có tác dụng tán huyết mạnh, không nên chích tĩnh mạch.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

Liều : 5 – 10g. Mật chích Tử uyển có tác dụng nhuận táo ích phế tốt, dùng trị ho lâu ngày do phế hư.

Khí vị:

Vị đắng cay, tính ôn, không độc, vào kinh Thủ thái âm, Túc dương minh. Khoản đông hoa làm sứ, ghét Lôi hoàn, Cù mạch, Thiên hùng, Viễn chí, sợ Nhân trần.

Chủ trị:

Ho nghịch, đờm suyễn, Phế nuy mửa ra máu mủ, tiêu đờm chỉ khái, ho nôn ra máu, lao thương truyền nhiễm, thông lợi Tiểu trường, chữa chứng đau tắc, trẻ em kinh giản, nóng lạnh kết khí, hư lao kèm sốt, cổ độc, tê liệt.

Cách chế:

Dùng nước rửa sạch, thái ngắn, chưng với Mật, rồi sao khô dùng.

Nhận xét:

Tử uyển đắng ôn, hạ được khí, cay ôn nhuận phế, cho nên chữa chứng hư lao nôn ra máu, được xếp vào loại thượng phẩm, tuy vào đến vị trí của tạng rất cao, nhưng lại đi xuống được làm cho khí hóa đến cả nơi châu đô (Bàng quang) mà tiểu tiện tự thông lợi, điều đó ít người biết đến. Nhưng tính nó hoạt lợi không nên dùng lâu, vả lại tính cay ôn cho nên chứng âm hư Phế nhiệt không nên dùng độc vị, phải dùng chung với Địa hoàng, Mạch môn mới không có hại.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Y phương tập giải”

Bài Tử uyển thang

Tử uyển, A giao (sao châu, cho vào sau), Bối mẫu, Tri mẫu, Đảng sâm, Bạch linh-đều 8-12g, Cát cánh 8g, Ngũ vị tử 4g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng dưỡng âm, bổ Phế, chỉ ho, cầm máu.

Trị Phế khí hư, ho, sốt lâu ngày, ho đờm có máu.

Bài Bổ phế thang (Vĩnh loại kiêm phương)

Nhân sâm 12g, Hoàng kỳ 12d, Từ uyển 2g, Thục địa 16g, Ngũ vị tử 2g, Tang bạch bì 12g. Sac, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa chứng lao tấu, năm tạng suy tổn, phát sốt về chiều, tự ra mồ hôi, khi ngủ có tiếng đờm khò khè như cơn suyễn.

“Y học tâm ngộ”

Bài chỉ thấu tán

Cát cánh 40g, Tử uyển 40g, Kinh giới 40g, Bách bộ 40g, Bạch tiền 20g, Trần bì 20g, Cam thảo 20g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 4-6g sau bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ. Sơ cảm phong hàn dùng nước sắc Gừng tươi làm thang.

Có tác dụng chỉ khái hóa đờm, kiêm giải biểu tà.

Trị ho do ngoại cảm, khó khạc đờm, mạch phù hoãn.

“tạp bệnh nguyên hưu tê chúc”

Bài Cố phù thang

Tang phiên tiêu 8g, Sa Tử uyển 12g, Hoàng kỳ 20g, Sung úy tử 8g, Thăng ma 8g, Sơn thù 12g, Đương quy 8g, Phục thần 8g, Bạch thược 6g, Dương phù 1 cái. sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa người cao tuổi Thận khí hư yếu, tiêu tiện nhỏ giọt, hoăc són đái không tự chủ.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Cao trị hen suyễn

Chế Nam tinh 15g, Xuyên bối 15g, Chế Bán hạ 15g, Cát cánh 15g, Sinh Cam thảo 15g, Tế tân 15g, Ngũ vị tử 15g, Hạnh nhân 15g, Sinh Ma hoàng 9g, Bạch tô tử 9g, Khoản đông hoa 9g, Sinh Tử uyển 9g, Bạch Mật 120g, Ma du (dầu Gai) 200g, Sinh Khương chấp 120g.

Trước hết sắc 12 vị thuốc đầu, cô đặc, cho dầu Gai vào cô tiếp, sau cùng cho Mật trắng, nước Gừng tươi vào cô cho đến

khi thành phẩm giỏ vào nước thành hạt châu là được, cất vào lọ dùng dần.

Liều uống 1 thìa canh, uống vào lúc canh 5. Trẻ nhỏ giảm liều phù hợp.

Kiêng chất tanh, chất sống lạnh, Bia, Rượu.

Trên lâm sàng dùng bài này trị hen Phế quản có hiệu quả tốt. Cần chú ý điều bổ Tỳ Thận như cho uống Bát vị thận khí hoàn, Hà xa đại tạo hoàn, Sâm kỳ cao…có thể tăng kết quả điều trị lên nhiều.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị tam ảo thang

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng tuyên Phế, chỉ khái, khử đàm, bình suyễn.

Trị viêm Phế quản mạn tính.

Gia giảm:

Người đờm bọt loãng, thở khò khè thêm chế Nam tinh 5g. Người nhiều đờm thêm Bán hạ 9g, Quất hồng 9g, Vân cầm 9g. Người đau ngực, nhiều đờm thêm Qua lâu bì 6g.

Người khí uất thêm Chỉ xác 6g.

Người tức ngực, thở gấp thêm Tô tử ngạnh 9g, Khoản đông hoa 9g.

Người Phế nhiệt thở gấp thì thêm La bặc tử 9g, Tang bì 9g, Người khí hư thêm Đảng sâm 15g.

0/50 ratings
Bình luận đóng