THIẾU MÁU

Theo tiêu chuẩn của WHO, thiếu máu được định nghĩa là nồng độ hemoglobin máu (Hb) <130 g/L (<13 g/dL) hoặc hematocrit (Hct) <39% ở nam trưởng thành; Hb <120 g/L (<12 g/dL) hoặc Hct <37% ở nữ trưởng thành.

Dấu chứng và triệu chứng của thiếu máu rất đa dạng, tuỳ thuộc vào mức độ thiếu máu và thời gian thiếu máu tiến triển. Thiếu máu cấp gần như luôn luôn là do mất máu hoặc tán huyết. Trong mất máu cấp, giảm thể tích chiếm ưu thế trên bức tranh lâm sàng; hạ huyết áp và giảm tưới máu cơ quan là những vấn đề chính. Các triệu chứng liên quan đến tình trạng mạn tính thay đổi theo tuổi và lượng máu cung cấp đến các cơ quan quan trọng. Thiếu máu trung bình có liên quan đến mệt mỏi, thể lực yếu, khó thở và nhịp tim nhanh. Da và niêm Bệnh nhân thường xanh xao. Nếu các nếp nhăn của lòng bàn tay sáng màu hơn vùng da xung quanh với các ngón tay mở rộng, nồng độ Hb thường <80 g/L (8 g/dL). Ở Bệnh nhân có bệnh mạch vành, các cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện hoặc tăng dần về tần suất và độ nặng. Ở Bệnh nhân có bệnh ở ĐM cảnh, thường có choáng váng.

Tiếp cận chẩn đoán theo phương diện sinh lý dựa vào sự hiểu biết về tình trạng giảm hồng cầu trong hệ tuần hoàn có liên quan đến tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu hoặc tăng phá huỷ hồng cầu hay mất máu. Trong nhóm sản xuất không đủ, sự tạo hồng cầu có thể không hiệu quả, do khiếm khuyết quá trình trưởng thành hồng cầu (thường dẫn đến hồng cầu quá nhỏ hoặc quá to), hoặc giảm tăng sinh (hồng cầu có kích thước bình thường nhưng số lượng quá ít).

Đánh giá cơ bản gồm (1) chỉ số hồng cầu lưới (RI), và (2) phết máu và các chỉ số hồng cầu [chủ yếu là thể tích trong bình hồng cầu (MCV)] (Hình 51-1).

RI là phép đo của sự sản xuất hồng cầu. Số hồng cầu lưới được hiệu chỉnh theo nồng độ Hct và sự giải phóng sớm hồng cầu lưới từ tuỷ xương vào tuần hoàn, điều này làm tăng tuổi thọ của hồng cầu lưới trong tuần hoàn hơn 1 ngày so với lệ thường. Vì vậy, RI = (% hồng cầu lưới × Hct/45%) × (1/hệ số chuyển dịch). Hệ số chuyển dịch thay đổi theo Hct: 1.5 khi Hct = 35%, 2 khi Hct = 25%, 2.5 khi Hct = 15%. RI < 2–2.5% gợi ý sản xuất hồng cầu không đủ; RI > 2.5% gợi ý tăng phá huỷ hồng cầu quá mức hoặc mất máu.

Nếu thiếu máu có liên quan đến giảm hồng cầu lưới, hình dạng hồng cầu giúp phân biệt các rối loạn trường thành do tình trạng giảm tăng sinh tuỷ. Khiếm khuyết trưởng thành bào tương như thiếu sắt hoặc các vấn đề của tổng hợp Hb tạo ra các hồng cầu nhỏ, MCV < 80; khiếm khuyết trưởng thành nhân tế bào như thiếu B12 và folate và do tác động của thuốc tạo ra các hồng cầu lớn, MCV >100. Trong tình trạng giảm tăng sinh tuỷ, hồng cầu thường có hình dạng bình thường nhưng được sản xuất quá ít. Kiểm tra tuỷ xương thường hữu ích để đánh giá thiếu máu nhưng thường được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán tình trạng giảm tăng sinh tuỷ.

Các xét nghiệm khác được chỉ định để đánh giá các dạng thiếu máu đặc biệt tuỳ thuộc vào phân loại ban đầu dựa trên sinh lý bệnh của khiếm khuyết bệnh lý.

ĐA HỒNG CẦU

Đa hồng cầu là tăng số lượng hồng cầu trong tuần hoàn cao hơn mức bình thường. Nồng độ Hb cao bất thường thường xảy ra ở nồng độ 170 g/L (17 g/dL) đối với nam và 150 g/L (15 g/dL) đối với nữ. Đa hồng cầu thường được phát hiện tình cờ khi xét nghiệm máu thường quy. Đa hồng cầu tương đối do giảm thể tích huyết tương (vd, mất nước nặng, bỏng), không biểu thị cho sự tăng khối lượng hồng cầu toàn phần. Đa hồng cầu thật sự là tăng khối lượng hồng cầu toàn phần.

LƯU ĐỒ PHÂN LOẠI THIẾU MÁU THEO SINH LÝ

Phân loại thiếu máu theo sinh lý.

HÌNH 51-1 Phân loại thiếu máu theo sinh lý.

 NGUYÊN NHÂN

Đa hồng cầu nguyên phát (rối loạn tăng sinh tuỷ đơn dòng), u sản xuất erythropoietin (vd, ung thư thận, u mạch máu não), giảm oxy máu mạn (vd, sống ở độ cao, bệnh phổi), nhiều carboxyhemoglobin quá mức (vd, người hút thuốc), hemoglobin ái tính cao, hội chứng Cushing, cường androgen. Đa hồng cầu nguyên phát phân biệt với đa hồng cầu thứ phát qua lách to, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, và tăng nồng độ vitamin B12, và giảm nồng độ erythropoietin. Cách tiếp cận Bệnh nhân đa hồng cầu được trình bày trong Hình 51-2.

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BN ĐA HỒNG CẦU

Bệnh nhân tăng hemoglobin

HÌNH 51-2 Tiếp cận chẩn đoán phân biệt một Bệnh nhân tăng hemoglobin (có thể do đa hồng cầu). COPD, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; EPO, erythropoietin; Hct, hematocrit; IVP, chụp X quang bể thận đường tĩnh mạch;

 BIẾN CHỨNG

Tăng độ nhớt máu (với giảm vận chuyển O2) cùng với nguy cơ tổn thương cơ quan do thiếu máu nuôi và tạo huyết khối (tĩnh mạch hoặc động mạch) là thường gặp nhất.

ĐIỀU TRỊ Đa hồng cầu

Khuyến cáo trích máu tĩnh mạch khi Hct ≥ 55%, dù bất kì nguyên nhân nào, giảm Hct về giá trị bình thường.

0/50 ratings
Bình luận đóng