Định nghĩa: có các mầm bệnh trong nước tiểu ở các đường bài xuất. Nhiễm khuẩn đường niệu có thể cấp hoặc mạn tính. Có thể không có triệu chứng và chỉ có vi khuẩn trong nước tiểu.

Nhiễm khuẩn cc thể xẩy ra ở bất kỳ chỗ nào ở đường niệu thấp và/hoặc đường niệu cao:

  • Thận → xem viêm bể thận.
  • Bàng quang → xem viêm bàng quang.
  • Tuyến tiền liệt → xem viêm tuyến tiền liệt.
  • Niệu đạo → xem viêm niệu đạo.

NHIỄM KHUẨN CẤP TÍNH Ở ĐƯỜNG NIỆU THẤP

Căn nguyên: nhiễm khuẩn đường niệu do các vi khuẩn Gram âm gây ra, nhất là Escherichia coli (70%), Proteus mirabilis (10%), Staphylococcus saprophyticus (10%), Klebsiella Pseudomonas. Thường gặp các thể hỗn hợp. Một số liên cầu và vi khuẩn đường ruột phát triển ở bệnh nhân dùng kháng sinh đã từng bị tái phát nhiều lần. Một số vi khuẩn như tụ cầu trắng (không có coagulase), Citrobacter, Enterobacter, Serratia, Candida albicans có ở môi trường bệnh viện, nhất là sau khi đặt thông đường niệu, đặc biệt là ở bệnh nhân bị tiểu đường và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Hiếm khi gặp vi khuẩn hiếu khí.

  • Theo đường ngược từ dưới lên: là đường nhiễm hay gặp nhất. Nhiễm khuẩn từ lỗ niệu đạo, âm đạo hay sau thăm khám nội soi hoặc đặt thông lan lên bàng quang. Tỷ lệ bị nhiễm khuẩn đường niệu ở phụ nữ tăng theo hoạt động tình dục.
  • Theo đường máu: chủ yếu gặp trong bệnh đường niệu có tắc nghẽn.
  • Trào ngược bàng quang-niệu quản: quan trọng ở trẻ. Đoạn niệu quản trong bàng quang bị ngắn bẩm sinh làm nước tiểu bị trào ngược lên tận bể thận trong lúc tiểu tiện và dẫn đến ứ nước tiểu mạn tính.

Yếu tố dễ bị mắc

  • Tuổi: trẻ trai bị mắc nhiều hơn trẻ gái. Ngược lại, đến tuổi đi học thì nữ bị mắc nhiều hơn nam. Đến tuổi trưởng thành thì phụ nữ bị nhiễm khuẩn đường niệu nhiều hơn nam giới và có liên quan với hoạt động sinh dục (giao hợp, mang thai). Tỷ lệ nam giới trên 50 tuổi bị mắc tăng lên do tuyến tiền liệt phì đại.
  • Điều kiện xã hội-kinh tế: nhiễm khuẩn đường niệu xảy ra nhiều hơn khi các điều kiện vệ sinh kém.
  • Tắc nghẽn đường niệu: mọi tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu đều thuận lợi cho nhiễm khuẩn và là điều kiện cần thiết để từ đó tiến triển thành suy thận. Tất cả các bệnh thận, dù do căn nguyên nào, đều làm cho dễ bị nhiễm khuẩn đường niệu, nhất là tiểu đường cũng như lạm dụng thuốc giảm đau.

Triệu chứng: —> xem viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

Xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu

THU THẬP NƯỚC TIỂU: lấy bãi nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng, hứng vào bình vô khuẩn. Phải tránh nhiễm bẩn từ môi trường:

  • Nam giới: rửa đầu dương vật, không dùng chất sát trùng, lấy nước tiểu giữa bãi để tránh nhiễm vi khuẩn từ niệu đạo và từ đường sinh dục.
  • Nữ giới: rửa lỗ niệu đạo, bỏ nước tiểu đầu bãi, hứng nước tiểu giữa bãi vào bình vô khuẩn.

Cần tránh lấy nước tiểu qua thông (thông bàng quang có nguy cơ gây bội nhiễm). Cấy máu ngay sau khi lấy nước tiểu 1 giờ, chậm nhất là sau 10-12 giờ nếu nước tiểu được bảo quản ở nhiệt độ + 4 °c

SOI DƯỚI KÍNH HIỂN VI: cho phép phát hiện:

  • Đái ra máu: (trên 5 hồng cầu trong một vi trường được phóng đại lớn).
  • Đái ra bạch cầu: (có hơn 10 bạch cầu trong một pl hay 10.000 bạch cầu/ml). Có bạch cầu niệu kéo dài mà cấy nước tiểu nhiều lần vẫn cho kết quả âm tính thì phải nghi bị mắc lao thận hoặc viêm thận kẽ do dùng thuốc.
  • Vi khuẩn trong nước tiểu: có vi khuẩn, đôi khi vi khuẩn di động. Nhuộm Gram cặn nước tiểu cho nhiều thông tin hữu ích. Có vi khuẩn trong nước tiểu nhưng không có mủ có thể là do nước tiểu bị nhiễm khi lấy mẫu để làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm tế bào học cặn ly tâm bằng phương pháp nhuộm Bình thường có các tế bào biểu mô đường niệu và tế bào Malpighi. Nếu có khối u biểu mô của đường niệu thì có thể thấy các tế bào này trong nước tiểu do bị bong ra.

CẤY NƯỚC TIỂU: đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường và tính số vi khuẩn có trong mỗi ml. Đếm mật độ vi khuẩn trong nước tiểu có phép phân biệt vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn do nước tiểu bị nhiễm khi lấy mẫu.

Người ta cho rằng có nhiễm khuẩn đường niệu có ý nghĩa khi số lượng vi khuẩn lớn hơn 100.000/ml. Càng chắc chắn có nhiễm khuẩn nếu xét nghiệm lần thứ hai cũng cho số lượng vi khuẩn như thế và phát hiện thấy cùng loài vi khuẩn, ngoài ra còn có các triệu chứng lâm sàng. Đếm vi khuẩn trong nước tiểu có tác dụng để theo dõi xem có bị mủ đường niệu mạn tính không và theo dõi kết quả điều trị. Kháng sinh đồ giúp cho việc định hướng dùng kháng sinh. Các giá trị dưới 100.000 vi khuẩn/ml cần được coi như là bị nhiễm bẩn mà thôi, nhất là nếu trong nước tiểu có nhiều loài vi khuẩn. Tuy vậy, không nên cứng nhắc với con số 100.000 vi khuẩn/ml vì các nhiễm khuẩn đường niệu nặng có thể tiến triển với số vi khuẩn dưới con số kinh điển trên.

1 đến 3% số trẻ gái và phụ nữ trẻ tuổi có vi khuẩn trong nước tiểu nhưng không, có triệu chứng, khó xác định chắc chắn nhưng rất hiếm khi dẫn đến bệnh thận tiến triển. Không có kỹ thuật vi khuẩn học đáng tin cậy để phân biệt nhiễm khuẩn đường niệu cao (viêm bể thận) và nhiễm khuẩn đường niệu thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo).

MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG TRỰC TIẾP: cho phép tìm các kháng thể gắn vào vi khuẩn trong ổ viêm ở mô (đường dẫn nước tiểu, niêm mạc bàng quang) rồi vào nước tiểu.

Điều trị -> xem viêm bàng quang, thuốc chống vi khuẩn đường niệu. Ưông nhiều nước, không nhịn tiểu tiện.

Phòng bệnh

– Dùng kháng sinh lúc đặt thông và vài ngày sau đó làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường niệu.

  • Với các bệnh nhân bị tái phát, có thể sử dụng trong nhiều tháng Cotrimoxazol,     penicillin, cephalosporin, quinolon; liều thấp (bằng 1/4 đến 1/2 liều thường dùng).
  • Quan hệ tình dục: phụ nữ có xu hướng bị nhiễm khuẩn đường niệu cấp tính sau giao hợp. Dùng Cotrimoxazol liều duy nhất sau giao hợp có tác dụng phòng ngừa.

NHIỄM KHUẨN MẠN TÍNH Ở ĐƯỜNG NIỆU THẤP

Triệu chứng: nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính tiến triển trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ rệt trong khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu là có ý nghĩa. Trên nền mạn tính đó, có các đợt bị viêm bàng quang hoặc viêm bể thận cấp tính hay bán cấp. Bệnh dễ phát triển và kéo dài khi nước tiểu bị tắc hay bị ứ, tiểu đường, có ổ nhiễm khuẩn ở ngoài thận, dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh thận do bất kỳ nguyên nhân nào (ví dụ, do lạm dụng thuốc giảm đau). Đôi khi chỉ phát hiện được bệnh vào giai đoạn có suy thận kèm theo cao huyết áp và thiếu máu.

Cần xác định cơ địa thuận lợi cho nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính (tiểu đường, lạm dụng thuốc giảm đau, nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, ở túi mật, ở đại tràng, dùng thuốc ức chế miễn dịch).

Xét nghiệm nước tiểu xem ở trên, xét nghiệm tế bào, vi khuẩn trong nước tiểu.

Xét nghiệm bổ sung: cần thăm khám toàn bộ hệ tiết niệu để phát hiện các nguyên nhân làm dễ bị nhiễm khuẩn và làm nhiễm khuẩn kéo dài. Trong trường hợp bị viêm bể thận mạn tính có suy thận thì khi chụp đường niệu theo đường tĩnh mạch thấy hình ảnh điển hình là hai thận mất đối xứng. Chụp bàng quang-niệu quản có tác dụng đánh giá mức độ trào ngược bàng quang-niệu quản và phát hiện chít hẹp niệu quản.

Tiến triển và tiên lượng: rất khó điều trị triệt để nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính. 5 đến 10% số trường hợp tiến triển thành suy thận mạn tính (về mặt hình thái, phần vỏ tủy bị teo, các đài thận bị giãn và biến dạng, vi thể cho thấy tổn thương chủ yếu ở ống thận và kẽ thận). Thận hư ứ mủ và viêm quanh thận là các biến chứng nặng.

Điều trị

ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN TẠI CHỖ HAY TOAN THÂN làm kéo dài nhiễm khuẩn mạn tính, nhất là tắc nghẽn đường nước tiểu.

ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÁNG SINH: dựa trên ít nhất là hai lần nuôi cấy và làm kháng sinh đồ cho kết quả giống nhau. Hay gặp các chủng kháng kháng sinh thông thường sau nhiều đợt điều trị hoặc điều trị kéo dài. Tuỳ theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn, người ta dùng các kháng sinh sau: cotrimoxazol, amoxicillin, (có thể kết hợp với acid clavulanic), cephalosporin (ví dụ, ceftriaxon). Vi khuẩn gây mủ xanh, các proteus, các klebsiella và các vi khuẩn đường ruột cần được điều trị bằng cephalosporin, gentamycin hay các aminoglycosid dùng một mình hoặc kết hợp với carbenicillin. Có thể dùng fluoroquinolon. cần cấy nước tiểu hai tuần và hai tháng sau khi hết điều trị. Để tránh tái phát, cần điều trị trong nhiều tháng. Trong suốt thời gian điều trị, xét nghiệm nhiều lần cặn nước tiểu cho biết tác dụng của các thuốc đã dùng. Chi tiết thì xem các thuốc kháng khuẩn đường niệu.

NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG NIỆU MẠN TÍNH Ở NGƯỜI GIÀ, KHỔNG CÓ TỔN THƯƠNG THẬN VÀ CƠ THỂ CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC: không cần điều trị nếu bệnh không có các đợt tiến triển. Điều trị bằng kháng sinh, nhất là điều trị nội trú chỉ làm tăng các chủng kháng thuốc.

ACID HOÁ NƯỚC TIỂU:    trong trường hợp bị nhiễm khuẩn mạn tính do coli, có thể hạn chế bệnh bằng cách acid hoá nước tiểu xuống pH dưới 6 bằng các thuốc acid hoá nước tiểu.

BIỆN PHÁP CHUNG: uống nhiều nước. Không phải hạn chế muối. Ngược lại, một số viêm bể thận gây mất nhiều muối nên cần phải bù lại. Điều trị triệu chứng suy thận mạn tính và cao huyết áp. Chỉ làm thủ thuật trên đường niệu trong trường hợp tôi cần thiết.

0/50 ratings
Bình luận đóng