Ích mẫu thảo
Ích mẫu thảo

Tên Khoa Học

Herba leonuri Heterophylli.Leonurus heterophyllus Sweet. Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae). Tên tiếng trung: 益母草 (Yì Mǔ Cǎo – ích mẫu thảo)

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Ích mẫu thảo (Xuất xứ: Bản thảo đồ kinh).

+ Tên khác: Phạm (范), Hòan (萑), Ích mẫu (益母), Sung úy (茺蔚), Ích minh (益明), Đại trát (大札), Xú uế (臭秽), Trinh úy (贞蔚), Cây chói đèn, sung úy, xác diến (Tày), chạ linh lo (Thái) v.v…

+ Tên Trung văn: 益母草 YIMUCAO

+ Tên Anh văn: Motherwort Herb

+ Tên La tinh: 1.Leonurus japonicus Houtt. [L.het-erophyllus Sweet; L. sibiricus auct .non L.; L.artemisia (Lour.) S.Y.Hu]2.Leonurus sibiricus L.[L. manshuricus Yabe]

+ Nguồn gốc: Bổn phẩm là bộ phận trên mặt đất khô ráo hoặc tươi của Ích mẫu thảo Leonurus japonicus Houtt thực vật họ Hình môi (Labiatae).

Ích mẫu thảo Leonurus japonicus Houtt

Dược liệu Ích mẫu thảo HERBA LEONURI

Mô tả

Cây thảo, có thân đứng, hình vuông, có rãnh dọc, có lông hoặc nhẵn. Lá mọc đối, rất đa dạng; lá ở gốc gần tròn, khía răng nông và to, hai mặt phủ lông nhung, lá phiến giữa dài xẻ thùy hẹp dài không đều, lá phía ngọn ngắn, ít xẻ, mặt dưới có lông nhất là trên các đường gân.

Hoa mọc tụ tập ở kẽ lá thành vòng dày đặc, đài hình chuông, tràng hợp ở phía dưới, màu trắng hồng hoặc tím hồng, sau chia hai môi, môi trên hơi cong lên, môi dưới hẹp Ống tràng.

Quả nhỏ, nhẵn, đầu bằng, màu nâu sẫm khi chín.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 7.

Loài Leonurus sibiricus L. có lá xẻ rất sâu, sát tận gân lá, có nhiều thùy dài, cũng được dùng.

Phân bố

Trên thế giới, ích mẫu phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới ấm thuộc châu Á, châu Mỹ la tinh và châu Âu.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở bờ bãi, ven sông, ruộng bỏ hoang nhất là ruộng ngô. Cây còn được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía Bắc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Cành lá ích mẫu lấy từ ngọn trở xuống dài 15 – 35cm, chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa, thu hái vào mùa hè. Đợi khi chồi nách mọc dài, thu hái đợt thứ hai. Đem về phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ cho khô để giữ màu xanh và đảm bảo phẩm chất. Dùng nguyên dược liệu hoặc nấu thành cao lỏng.

Hạt thu hoạch từ cây già. cắt về phơi vài nắng, rồi đập nhẹ lấy hạt.

Cành lá ích mẫu có thể được tẩm rượu, sao cho có màu hơi đen, tẩm giấm rồi sao vàng hoặc chế dạng hỗn hợp như sau: Gừng tươi (2kg) giã nát vắt lấy nước. Muối ăn (200g) pha với nước sôi vừa đủ. Rượu (1 kg), giấm (1 kg), trộn chung với nước gừng và nước muối, rồi cho ích mẫu (10 kg) đã cắt nhỏ vào, ủ kỹ chừng một giờ. Lấy ra phơi hoặc sấy khô.

Tính chất và đặc điểm

Loài này thân cây có hình trụ vuông, bề mặt màu xanh xám hoặc xanh vàng, đầu trên có lông, thể nhẹ, chất dai, mặt cắt chính giữa có lõi trắng, lá có nhiều nếp nhăn chun, rách nát, dễ rụng, màu lục xám. Loại nào chất non, lá nhiều, màu lục xám là loại tốt.

Bào chế

Nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch, thấm ướt, cắt khúc, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, râm mát.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: cay, đắng, mát.

– Trung dược học: Cay, đắng, hơi lạnh.

– Bản thảo thập di: Lạnh.

– Cương mục: Vị cay hơi đắng, không độc.

– Bản thảo chính: Vị hơi đắng, hơi cay, hơi lạnh, tính họat.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tâm bào, Can.

– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang.

– Bản thảo hối ngôn: Kinh Thủ, Túc quyết âm.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Can, Tỳ, bào lạc.

– Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Thận.

Công dụng và chủ trị

Họat huyết, khư ứ, điều kinh, tiêu thủy. Trị kinh nguyệt không điều, thai lậu khó sanh, nhau thai không hạ, sản hậu huyết vựng, ứ huyết bụng đau, băng trung lậu hạ, tiểu máu, tiêu máu, nhọt sưng lở lóet.

– Bản kinh: Chủ ẩn chẩn ngứa.

– Đường bản thảo: Đắp đinh sưng, uống nước làm cho đinh sưng độc tiêu bên trong; còn hạ con chết trong bụng, chủ sản hậu phiền trướng; các tạp độc sưng, sưng đơn du v.v…, lấy nước nhỏ vào trong tai như hạt đậu, chủ tai chảy nước vàng; trúng độc rắn hổ, đắp vậy.

– Bản thảo thập di: Giã mấm, đắp vú sưng đau nhọt độc; lai giã mầm vắt lấy nước uống, chủ phù thũng hạ thủy, kiêm ác độc sưng.

– Bản thảo diễn nghĩa: Trị các bệnh sản tiền sản hậu, hành huyết dưỡng huyết; khó sanh làm cao uống.

– Bản thảo mông thuyên: Trừ thai chết, an thai sống, hành ứ huyết, sanh nhuyết mới. Trị trẻ con cam lỵ.

– Cương mục: Họat huyết, phá huyết, điều kinh, giải độc. trị thai lậu sanh khó, nhau thai không hạ, huyết vựng, huyết phong, huyết thống, băng trung lậu hạ, tiểu máu, tiêu máu, lỵ, cam, bệnh trĩ, đánh đập tổn thương bên trong ứ huyết, đại tiện, tiểu tiện không thông.

– Bản thảo cầu nguyên: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.

Từ lâu đời, ích mẫu được dùng làm thuốc chữa bệnh phụ nữ như kinh nguyệt không đều, rong huyết, đau kinh, bế kinh, khí hư. Trường hợp kinh thẫm màu, dược liệu ích mẫu làm huyết tươi hơn; nếu kinh thưa và không đều, nó làm vòng kinh trở nên mau và đều hơn.

Ngoài ra, ích mẫu còn chữa cao huyết áp, viêm thận, tiểu tiện khó, mắt sưng đau.

Ngày dùng: 10 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác dưới các dạng cao ích mẫu, ích mẫu hoàn, ninh khôn hoàn…

Liều dùng và cách dùng

10 ~ 30g, sắc uống; hoặc nấu cao, cho vào thuốc hòan. Dùng ngià lượng thích hợp giã đắp hoặc sắc thang rửa ngòai.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người không có ứ trệ cùng với âm hư huyết thiếu kỵ dùng.

– Kinh hiệu sản bảo: Kị đồ sắt.

  • Những cấm ky khi dùng thuốc:

Thuốc này người nào khi hư, âm hư, tỳ hư, ỉa lòng, khi uống phải thận trọng. Người có mang kiêng dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Hàm chứa leonurine, stachydrine, leonuridine, linolenic acid, β-linolenic acid, oleic acid, lauric acid, phenylformic acid, rutin và fumaric acid (Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Thuốc sắc, cao ngâm etanol và leonurine mà nó hàm chứa có tác dụng hưng phấn tử cung nhiều lọai động vật; đối với chuột con có tác dụng chống lại quá trình cấy (đưa phôi vào tử cung) và chống mang thai sớm nhất định. Liều nhỏ leonurine làm mất sức trương căng thẳng ở ống ruột rời khỏi cơ thể, độ biên lớn; Liều lớn thì độ biên nhỏ, mà tần suất tăng thêm. Ích mẫu thảo có tác dụng cường tim, tăng thêm lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim và lưu lượng mạch vành, có thể giảm chậm nhịp tim, chống lại thất thường nhịp tim và thiếu máu cơ tim thực nghiệm, thu nhỏ phạm vi nhồi máu cơ tim. Chất chiết thô có thể làm giãn mạch máu, có tác dụng giáng áp ngắn tạm. Có tác dụng ức chế tụ tập tiểu cầu, hình thành huyết khối và tụ tập hồng cầu. Ích mẫu thảo có thể cải thiện công năng Thận. Leonurinecó tác dụng lợi tiểu rõ rệt (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị thống kinh: Ích mẫu thảo 5 chỉ, Huyền hồ sách 2 chỉ. Sắc nước uống.

(Mân đông bản thảo)

+ Phương thuốc 2:

Trị kinh bế: Ích mẫu thảo, Ô đậu, đường đỏ, rượu cũ đều 1 lượng, nấu cách thủy uống, liên tục uống 1 tuần.

(Mân đông bản thảo)

+ Phương thuốc 3:

Trị ứ huyết kết cục: Ích mẫu thảo 1 lượng, nước, rượu đều 1 nửa sắc uống.

(Mân đông bản thảo)

+ Phương thuốc 4:

Trị khó sanh: Ích mẫu thảo giã nước 7 hợp lớn, sắc giảm 1 nửa uống, không có lọai tươi, dùng lọai khô 1 nắm to, nước 7 hợp sắc uống.

(Độc hành phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị thai chết trong bụng: Ích mẫu thảo giã kỹ, dùng chút ít nước ấm hòa, vắt lấy nước, uống liền vậy.

(Độc hành phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị sản hậu huyết vận, tâm khí tuyệt: Ích mẫu thảo, nghiền, vắy nước, uống 1 chén.

(Tử mẫu bí lục)

+ Phương thuốc 7:

Trị sản hậu ác lộ không xuống: Ích mẫu thảo, giã vắt lấy nước, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, cho vào 1 hợp rượu, làm ấm quấy điều uống vậy.

(Thánh Huệ phương)

+ Phương thuốc 8:

Phụ nữ sau khi sanh nở uống vậy, giúp phục ngay lại tử cung: Ích mẫu 9 chỉ, Đương qui 3 chỉ. Sắc nước uống, bỏ bã, 1 ngày phân 3 lần uống.

(Hiện đại thực dụng Trung dược)

+ Phương thuốc 9:

Trị tiểu ra máu: Nước Ích mẫu (uống) 1 thăng.

(Ngọai đài bí yếu phương)

+ Phương thuốc 10:

Trị thận viêm thủy thũng: Ích mẫu thảo 1 lượng. Sắc nước uống.

(Phúc Kiến tỉnh Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên)

(Tuyển tập tư liệu phép điều trị tân y Trung thảo dược tỉnh Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 11:

Trị trẻ con cam lỵ, bệnh trĩ: Lá ích mẫu thảo nấu cháo ăn vậy, lấy nước uống cũng hiệu quả.

(Thực y tâm kính)

+ Phương thuốc 12:

Trị đinh nhọt sưng nặng: Lá thân Ích mẫu thảo, giã nát đắp lên miệng vết thương, còn vắt lấy nước 5 hợp uống vậy, sẽ tiêu bên trong.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 13:

Trị phụ nữ sau khi nịch vú đau, khó thở, sữa kết thành ung: Ích mẫu thảo, giã nhỏ, dùng nước mới múc điều thoa trên vú, lấy đồ lau vậy, lọai sống giã nát dùng vậy.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 14:

Trị nhọt đã vỡ: Ích mẫu thảo giã đắp vết thương.

(Đấu môn phương)

+ Phương thuốc 15:

Trị cổ họng bế sưng đau: Ích mẫu thảo giã nát, nước mới múc 1 chén, vắt nước đặc uống ngay; theo thổ ra mà khỏi, mùa đông dùng rễ.

(Vệ sinh dị giản phương)

+ Phương thuốc 16:

Trị ngựa cắn: Ích mẫu thảo cắt nhỏ, hòa giấm sao, đắp vậy.

(Tôn Tư Mạc)

+ Phương thuốc 17:

Lấy Ích mẫu thảo, Mã xỉ hiện đều 30g, sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, tất cả uống 9 thang, điều trị 100 ca bệnh xuất huyết phụ khoa. Kết quả tỉ lệ bệnh khỏi 83%, tỉ lệ hữu hiệu 96%.

(Tạp chí Trung y, 1990, 7: 47)

+ Phương thuốc 18:

Dùng liều lớn Ích mẫu thảo (90 ~ 120g), lọai tươi gia gấp bội, trẻ con giảm liều), điều trị 80 ca thủy thũng viêm thận cấp tính, tòan bộ trị khỏi.

(Tạp chí Trung y, 1996, 4: 26)

Bài thuốc

  • Chữa kinh nguyệt không đều: ích mẫu (80g, cành lá), hương phụ (25g), ngải cứu (20g). Tất cả thái nhỏ, nấu với nước 2 – 3 lần. Cô đặc còn 100ml. Thêm đường. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2 – 3 thìa canh vào trước bữa ăn. (Cao hương ngải).
  • Thuốc hổ huyết điều kinh: ích mẫu (80g, cành lá), nga truật (60g), ngải cứu (40g), hương phụ (40g), hương nhu (30g). Tất cả sao qua, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 60 viên chia làm 3 lần.
  • Chữa đau mắt: Hạt ích mẫu (10g), thảo quyết minh (10g), cúc hoa (10g), thanh tương tử (10g), sinh địa (10g). Các dược liệu thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng

 Ích mẫu thảo tiễn (thuốc sắc cây ích mẫu)

Cây ích mẫu 30g

Đậu đen 30g

Đường đỏ 30g

Rượu 30ml.

Sắc uống liền trong 1 tuần lễ. Trị bệnh tắc kinh

Ích mẫu thảo chúc (cháo ích mẫu)

Ích mẫu 20g, sắc lấy nước nấu cháo ăn.

Chữa bệnh cam trẻ con, bệnh trĩ.

Điệt đả tổn thương phương (bài thuốc chữa chấn thương)

Ích mẫu 15g

Mộc hương 5g

Ngưu tất 10g

Xuyên khung 10g

Đan sâm 15g

Nguyên hồ 10g

Đương qui 9g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài thuốc này hoạt huyết, làm tan ứ tụ, giảm đau. Dùng cho người bị ngã hoặc và chạm mạnh nên đau sưng, tụ máu, đau đớn gân cốt, khớp xương, tay chân v.v…

Ích mẫu thảo ẩm (thuốc sắc ích mẫu)

Ích mẫu 15g.

Sắc uống ngày 2 lần

Dùng cho người kinh nguyệt không điều hoà, sau khi sinh nở, xuất huyết quá nhiều. Nếu tăng lượng lên gấp đôi, còn có thể dùng cho bệnh sởi.

Phúc phương ích mẫu thảo chúc (cháo kép ích mẫu)

Ích mẫu 15g – Gừng tươi 6g

Sinh địa 15g – Gạo tẻ 50 – 100g

Mật ong vừa phải.

Nước ép ngó sen khoảng 50ml

Trước tiên cho ích mẫu, sinh địa, gừng tươi vào sắc bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo. Gần chín thì cho nước ngó sen và mật ong vào, đun nhỏ lửa. Chia 3 lần ăn.

Dùng cho người hư lao sau khi đẻ, khí huyết không điều hòa, đau quặn bụng, váng đẫu buồn phiền, miệng khát, ăn ít. Chữa cả cho phụ nữ kinh nguyệt không điều hoà, bên trong ứ tụ không lưu thông v.v…

Ích mẫu thảo sao tể thái (ích mầu xào tể thái)

Cây ích mẫu tươi 30g – Tể thái tươi 30g

Dầu lạc 30g

Ích mẫu và tể thái rửa sạch, thái khúc. Đặt chảo lên bếp cháy to, cho dầu lạc vào, khi nào dầu sôi, cho ích mẫu và tể thái vào xào chín pha chế gia vị vào ăn, ngày 1 thang chia 2 lần.

Dùng cho người bị băng lậu do máu nhiệt, hoặc tụ máu sinh ra.

Ích mẫu thảo chử kê đản (ích mẫu ninh trứng gà)

Ích mẫu 50 – 100g – Trứng gà 2 quả.

Ích mẫu rửa sạch cùng ninh với trứng, trứng chín đập bỏ vỏ, tiếp tục ninh thêm 1 lát. Ăn trứng uống thang, ngày 1 thang, chia 2 lần.

Dùng cho người khí huyết ứ trệ nên kinh nguyệt không điều hoà, sau khi đẻ, ác lộ không dứt, xuất huyết dạ con có tính chất công năng, phù thũng do viêm thận mạn tính v.v…

Ích mẫu đương qui báo kê đản (ích mẫu đương qui ninh trứng gà)

Ích mẫu 30g – Đương qui 15g

Trứng ga 2 quả

Ích mẫu và đương qui sắc lấy nước, trứng chín vớt ra sâm một ít lỗ ở vỏ rồi lại bỏ vào nồi thuốc đun sôi 1 lúc.

Uống thuốc ăn trứng. Mỗi tuần 2 – 3 lần, 1 tháng là 1 liệu trình. .

Bài thuốc này điều kinh dưỡng huyết, có thể làm cho dạ con phục hồi chức năng bình thường, tăng cường khả năng rụng trứng, nâng cao cơ hội thụ thai.

Dùng cho người khó thụ thai.

Ích mẫu thảo đan sâm ẩm (thuốc sắc ích mẫu đan sâm)

Ích mẫu 30g – Đan sâm 30g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Chữa viêm khoang xương chậu mạn tính.

Phúc phương ích mẫu thảo ẩm

ích mẫu 15g – Thăng ma 6g

Chỉ xác 30g – Hoàng kỳ 15g

Sắc uống. Đồng thời có thể ăn nhiều vải, uống nước chỉ xác thay trà để tăng thêm công hiệu thuốc. Dùng cho người bị sa dạ con.

Ích mẫu thảo tửu (rượu ích mẫu)

ích mẫu 200g, ngâm trong 1000ml rượu trắng 7 ngày sau, mỗi tối uống 25ml, bao giờ uống hết thì thôi.

Dùng cho người khó thụ thai.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

ÍCH MẪU (Còn có tên Sung úy)

Khí vị:

Vị cay đắng, tính hơi hàn, không độc, vào kinh Can và Tâm bào.

Chủ dụng:

Bổ huyết mà hành huyết, cay mà hay nhuận, điều hòa tất cả các chứng thai sản, trục tử thai, an thai, hành ứ huyết, sinh huyết mới, chủ trị khi sắp đẻ vì thai trệ mà đẻ không được, hành huyết, hoạt huyết mà không tổn thương, thông dụng chữa các bệnh về huyết, là thuốc hay chữa các bệnh thai tiền sản hậu, lại có ý nghĩa điều khí, chữa chứng cam lỵ của trẻ con, đắp đinh độc sưng vú. Bột ích mẫu trộn Dấm có thể đắp chữa ngựa cắn, rắn cắn, cũng như giải độc Ngưu hoàng.

Kỵ dụng:

Các chứng băng huyết, rong huyết, con người khuyếch tán thì kiêng dùng.

Cách chế:

Ngày 5 tháng 5 hái về phơi râm, nếu hành ứ khứ trệ thì dùng sống, nếu điều bổ an thai thì trộn với Mật với Rượu, phơi khô dùng.

0/50 ratings
Bình luận đóng