CÓC NHÀ

Tênkhoa học: Bufo melanostictus
HọCóc – Bufonidae
Cóc

Đặcđiểm

ChiBufo gồm 250 loài, trong đó ở Việt Namcó 4 loài. Chủ yếu là loài B. melanostictus Sch.
Trên da của cóc gồm những tuyến sần sùi đó là những tuyến nhựa mủ nhỏ. Trên đầu ởphía mang tai có hai tuyến lớn (hai cái u) chứa mủ cóc gọi là tuyến mang tai. Lưngcóc màu hơi vàng, đỏ nâu hay xám nhạt.
Tuỳ thuộc vào môi trường sống màu da cóc thay đổi cho phù hợp với môi trường. Dacóc khô và ráp, không nhớt, ở hai chân trước và hai chân sau có các tuyến tiếtnhựa. Bụng cóc hơi trắng, không có đốm hay ít đốm. Cóc đực lớn có thân dài khoảng6 cm, màu da sẫm hơn, cóc cái dài hơn. Cóc nhảy và bơi lội rất kém so với ếch,cho nên khi xuống nước cóc phình bụng to ra để nổi được.

Phânbố và nuôi cóc

Cócnhà sống ở các vườn hoang, quanh chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng bò, hố xí,trên nương rẫy, các bãi ven sông, trong những hang hốc nhỏ, khô ráo, kín gió.Cóc ở trong hang ban ngày hay trong mùa đông giá lạnh. Có thể có vài con sốngtrong hang. Chiều tối và ban đêm cóc đi kiếm ăn, ít thấy cóc nhà sống trên núicao hay rừng sâu.
Cócnhà sinh sản từ tháng 11 – 12 đến tháng 1 – 2 năm sau và có khi đến tháng 4, 5của năm sau. Cóc để nhiều lứa trong 1 năm, cóc có tới 2000 – 7500 trứng. Trứngcóc màu đen, có đường kính từ 1,4 – 1,6 mm, khoảng cách giữa các trứng từ 0,50- 0,80 mm, có một lớp màng nhầy trong suốt bao bọc bên ngoài.
Bắtđầu từ tháng 5, thức ăn có nhiều, cóc to và béo. Cóc sống được khoảng 8,5 – 16năm.

Bộphận dùng

– Thịt cóc (đã bỏ đầu, bỏ cả hai tuyến nhựa mủ, 4 bàn chân, da và toàn bộ trứng,ruột và gan).
– Mật cóc.
– Nhựa mủ cóc (thiềm tô) chứa chủ yếu ở hai tuyến lớn ở mang tai của đầu, các tuyếnnhựa mủ trên da và tứ chi. Chiết được nhựa mủ cóc bằng cách lấy trực tiếp haydùng dung môi. Mỗi con cho 0,11 g nhựa khô. Nhựa mới lấy lúc đầu lỏng, trắnghay sền sệt, để khô se lại, có thể nặn thành từng bánh, trọng lượng tuỳ theoyêu cầu.
Nhựamủ không tan trong nước, rất ít tan trong cồn, tan gần hết trong cloroform, aceton,…
Trứng cóc rất độc, không dùng, nhiều người đã chết vì ăn trứng cóc.

Chếbiến

Thịtcóc tươi và bột cóc khô:

Bắtnhững con cóc trưởng thành to màu vàng hay hơi thẫm, trừ cóc mắt đỏ, chặt đầu ởphía dưới hai u to trên đầu và 4 bàn chân, bỏ đi. Để cóc nằm trên bàn tay trái,lưng cóc ở phía ngoài, lấy mũi dao sắc khía dọc xương sống, lấy ngón tay cáibóc da khỏi mình cóc (lột da), bấm đứt thịt ở chỗ bụng dưới sát hai đùi, lột bụngra, bỏ hết phủ tạng (ruột, gan, trứng, mỡ, dạ dày …), còn lại thân cóc trắng tinh,rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch, sau đó chọn từng con để tìm, loại bỏ trứngvà da còn sót lại. Dùng thịt cocs này làm ruốc hay nấu cháo cho trẻ ăn, hoặc nấuvới măng như canh măng nấu với thịt ếch cho mọi người ăn. Hoặc là cho vào lò sấy.Sấy đến khô dòn, xay thành bột mịn, rây qua rây thật mịn, đóng gói 20 – 100 g bộtcóc để dùng.
Nhựa mủ cóc (thiềm tô: Secretio Bufonis)
Lànhựa tiết ra từ tuyến sau tai và tuyến trên da cóc, đã được gia công chế biếnmà thành.
Phương pháp lấy nhựa cóc: Hiện nay phương pháp lấy nhựa cóc của ta chưa ổn định,do vậy chúng ta chưa có nhựa cóc xuất khẩu. Phương pháp lấy nhựa cóc như sau: Bắtcóc về, rửa sạch hai tuyến nhựa mủ, lấy dụng cụ ép nhẹ cho nhựa mủ chảy ra, thulấy nhựa. Lấy khoảng 8.000 – 10.000 con cóc thì thu được 1 kg thiềm tô.

Mậtcóc

Lấymật cóc từ gan cóc, dùng làm thuốc chống viêm.

Mỡ cóc

Các lá mỡ cóc là một chùm nhiều giảimàu vàng, vàng ngà, nằm trong khoang bụng cóc. Mỗichùm gồm 10 -15 dải mỡ, mỗi dải dài 2 – 4 cm, rộng 2 – 3 mm, dày 1 mm. Từ lá mỡ đem chế mỡ hay dầu cóc.

Thành phần hoá học

– Thịt cóc Việt Nam chứa 53,77%protid, 12,67% lipid, 23,55% tro, các acid amin: có khoảng trên 20 acidamin: histidin 0,68%, leucin (vết), isoleucin 0,02%, phenylalanin 0,06%,glutamic 0,16%, tyrosin 0,01%, cystein, cystin 0,20%, alanin 0,15%, valin 0,03%,arginin 0,06%, lysin 0,08%, glycin 0,05%, cerin 0,06%, prolin, acid asparagic,tryptophan, threonin, methionin, glycocol và acid aminobutyric.
Đặc biệt thịt cóc Việt Nam còn cócác kim loại như: Mn chứa 0,02%, có tác dụng làm cho trẻ em chóng lớn, Zn có tác dụng kháng viêm.
– Mật cóc Việt Nam có nhiều acid mật(20mg/100g mật cóc).
– Nhựa mủ cóc Việt Nam có chứa: Cácbufadienolid, bufalin, resibufogenin, bufotalin, bufotoxin, 19 -hydroxybufalin, hellebrigenol, hellebrigenin, marinobufagin, desacetylbufotalin.Chúng có công thức cấu tạo như sau:
STT
Tên các chất
R1
R2
R3
R4
R5
1
Bufalin
CH3
H
OH
H
H
2
Resibufogenin
CH3
H
OH
OH
H
3
Bufotalin
CH3
H
OH
H
OAc
4
19-hydroxybufalin
CH2OH
H
OH
H
H
5
Hellebrigenol
CH2OH
OH
OH
H
H
6
Hellebrigenin
CHO
OH
OH
H
H
7
Marinobufagin
CH3
OH
OH
OH
H
8
Desacetylbufotalin
CH3
H
OH
H
OH
Cholesterol R= Campesterol R=
Brassicasterol R= β-sitosterol R=
Các hợp chất sterol: cholesterol.brassicaterol. campesterol, stigmasterol và β-sitosterol.
Mật cóc chứa hỗn hợp các steroid, cótác dụng chống viêm, chữa đinh nhọt. Dùng dưới dạng cồn mật cóc.

Tác dụng và công dụng

Thịt cóc có tác dụng làm cho trẻ ănngon, ngủ tốt, tăng cân và khoẻ mạnh.
Liều dùng từ 2 – 3g thịt cóc khô/ngày.

Nhựa mủ cóc có tác dụng gây tê tạichỗ, tác dụng với tim không theo qui luật, do vậy khó dùng, thường có tác dụng làm chậm nhịp tim, tăng huyết áp, liều cao thì tim ngừng đập ở thời tâm thu, tác dụng theo kiểu digital.

https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ môn dược liệu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Bộ môn dược liệu (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội.
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vịthuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học.
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vậtlàm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vậtlàm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
5/51 rating
Bình luận đóng