ĐẠI SÚ

Tên khoa học: Sanguisorba officinalis L.; Họ hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ hình viên trụ, bên ngoài sắc thâm, hoặc nâu tía, cứng rắn, bên trong ít xơ, ít rễ con, sắc vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt, là tốt.
Thứ nhỏ, mục nốt, nhiều xơ là xấu.
Thành phần hóa học: Có sanguisorbin, tanin, đường v.v…
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn. Vào bốn kinh can, thận, đại trường và vị.
Tác dụng: mát huyết, chỉ huyết, thu liễm.
Công dụng:
– Dùng sống: trị băng huyết, trị lỵ ra máu, trị mạch lươn, giải độc.
– Dùng chín: chỉ huyết.
Liều dùng Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ: Người khí huyết hư hàn và bệnh mới phát kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Chọn thứ thái nhỏ sợi bóng là tốt, bỏ đầu cuống, rửa qua rượu.
Nếu trị chứng đái ra máu, ỉa ra máu mà muốn chỉ huyết thì dùng đoạn trên, thái lát sao qua, nửa đoạn dưới thì lại hành huyết.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Chọn thứ khô tốt, rửa sạch đất bẩn, ủ mềm một đêm. Thái lát, phơi khô (dùng sống, cách này thường dùng).
Có thể sao cháy (dùng chín).
Bảo quản: Đậy kín.
Ghi chú: Rễ

tươi giã đắp trị rắn cắn.

0/50 ratings
Bình luận đóng