CỎ BỢ
Tên khác: Rau bợ, Rau bợ nước, Cỏ chữ điền.
Tên khoa học: Marsilea quadrifolia L., thuộc họ Rau bợ (Marsileaceae).
Mô tả: Cây thảo, có thân bò dưới đất, mảnh, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập. Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2-3 cái một ở gốc các cuống lá; các bào tử quả này có lông dày. Mùa sinh sản tháng 5-6.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Marsileae).
Phân bố sinh thái: Cây của vùng quanh cực ôn đới, mọc hoang, phổ biến ở ruộng nước và nơi ẩm ướt dọc bờ ao, bờ ruộng, chỗ nước cạn không chảy. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Người ta đã biết trong Cỏ bợ có nước 84,2%, protid 4,6%, glucid 1,6%, caroten 0,72%, vitamin C 76mg%. Cỏ bợ còn chứa cyclolaudenol.
Tính vị, tác dụng: Cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh.
Công dụng: Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép. Ðể làm thuốc, thường dùng trị: 1. Suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng; 2. Viêm thận phù 2 chân, viêm gan, viêm kết mạc; 3. Sưng đau lợi răng; 4. Ðinh nhọt, sưng độc, sưng vú, tắc tia sữa, rắn độc cắn; 5. Sốt rét, động kinh; 6. Khí hư, bạch đới; 7. Thổ huyết, đái ra máu, sỏi thận, sỏi bàng quang, đái đường.
Liều dùng: Ngày dùng 20-30g cây tươi phơi khô, sao vàng, sắc uống.
Bài thuốc:
1. Tiêu khát, đái đường: dùng Cỏ bợ khô và Thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ, hoà với sữa uống.
justify;text-indent: 14.2pt">2. Sưng lở, nổi mẩn do nhiệt: giã Cỏ bợ tươi xoa hoặc vắt lấy nước uống. 3. Sỏi thận, sỏi bàng quang; giã nát lá tươi, thêm nước, gặn lấy nước trong uống sáng sớm, mỗi lần 1 bát, liên tiếp 5 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với búp non Dứa dại 20g, Ngải cứu 10g, Phèn đen 10g.