Ba chứng “điên”, “cuồng”, “giản” đều là bệnh về thần chí, Vương Khẳng Đường đời Minh đem chia ba loại “điên”, “cuồng”, “giản”. Ông cho là điên thì hoặc dại, hoặc ngây, hoặc hát, hoặc khóc, hoặc buồn, hoặc khóc như say rượu, như ngây ngơ, nói năng có đầu không có đuôi, không biết bẩn, sạch, lâu ngày không khỏi. Lại nói: “Cuồng thì khi phát hiện, hung hăng, dữ tợn, chửi cha không rõ thân sơ, nặng thì trèo cao mà hát, cởi quần áo mà chạy, nhảy tường leo nhà, không phải sức người thường làm được”. Lại nói: “Cơn giản phát lên thì hôn mê không biết gì, choáng váng ngã xuống đất, không biết chỗ cao hay thấp, nặng thì co quắp run giật, mắt nhìn ngược hoặc thét giống súc vật”. Song trên lâm sàng thường thấy bệnh điên lâu ngày cũng có khi xuất hiện như chứng cuồng, bệnh cuồng lâu ngày có khi chứng trạng cũng giống hệt với chứng điên, chỉ có nắm vững lấy giai đoạn khác nhau để biện chứng mà chữa thì mới toàn diện được, còn như chứng giản và có phát ra thình lình, sau khi tỉnh lại ăn uống sinh hoạt như thường chứng trạng khác hẳn với hai chứng trên.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của bệnh điên cuồng đều do tình chí bị thương tổn, cho nên sách “Y học chính truyền” nói: “điên và cuồng phần nhiều vì tham vọng không thoả mãn mà sinh ra”. Sách “Chứng trị yếu huyết” nói: “điên cuồng là do thất tình uất ức”. Nhưng vì nhân tố cắm bệnh không giống nhau cho nên chứng trạng của 2 loại cũng khác nhau chỗ bị tà thì Cảnh Nhạc đã chỉ vào 3 tạng, tâm, can, đởm. Nguyên nhân “giản”, Vương Khẳng Đường cho là: “Phần âm hỏa trong ,thận nghịch lên, mà can hỏa theo luôn”. Lại cũng có khi vì tức lúc còn ở trong bụng mẹ kinh hãi mà gây nên, nay phân biệt trình bày như sau:
- Điên cuồng
Điên phần nhiều do chí nguyện không thoải mái khí uất sinh ra đờm nhiễu động đến tâm hoả, lạc mà gây nên. Cuồng thì phần nhiều do uất phẫn giận giữ, khí của can đởm nghịch lên, uất quá mà hóa ra hỏa nung nấu thành đàm, che lấp thanh khiếu hoặc do quá sợ hâi khí nghịch nhiễu động thần minh mà gây nên. Nhưng bệnh điên lâu ngày, đờm hỏa vọng động thì có thể xuất hiện chứng cuồng, bệnh cuồng lâu ngày, thần chí mơ hồ cũng có thể xuất hiện chứng “điên”.
- Giản
Chứng giản có thể chia làm 2 loại, về tiên thiên là ở trong bụng mẹ bị kinh hãi mà gây ra. về hậu thiên phần nhiều là vì kinh sợ làm thương tổn đến can và thận, làm cho hỏa của can thận động lên, thủy không chế được hoả, làm cho hỏa đốt tân dịch mà gây đờm rãi, trong thì làm rối loạn thần minh, ngoài thì ngăn lấp kinh lạc, vì đờm có khi tụ khi tán, cho nên bệnh có khi phát khi yên không thường. Cũng có trường hợp vì khí của thể chất vốn hư, thủy cốc không hóa thành chất tinh vi được, tụ lại làm đàm rãi, cộng thêm âm hư hỏa bốc lên, đàm hỏa ủng thịnh, thành chứng “giản”.
BIỆN CHỨNG
Điên cuồng
- Chứng điên
Nói chung phát sinh ra chậm hơn chứng cuồng, khi mới phát bệnh, tình chí buồn, khổ, thần chí ngơ ngẩn sau đó dần dần nói năng lẫn lộn, cười, hát không thường, không biết bẩn, sạch hoặc lầm lỳ không nói, hoặc rền rĩ, khổ sở, thường thấy sắc mặt tối sầm, thích nặng, thích ngủ, không uống, không ăn, rêu lưỡi như thường, hoặc mỏng nhớt, mạch phần nhieu huyền tế, bệnh thường kéo dài, lâu ngày rất khó khỏi trong thời gian ngắn được.
- Chứng cuồng
Phát ra so với chứng điên thì gấp rút hơn, trước khi xuất phát bệnh thường có triệu chứng buồn bực, vật vã, hay giận, ít ngủ, ít ăn sau đó thốt nhiên hai mắt ngó một cách tức giận, chửi rủa, la hét không kể trên dưới, thân sơ, không tránh nước, lửa, vơ dao, nắm gậy, cởi quần áo trần truồng, trèo tường, leo nhà, sức lực khác thường, sắc mặt phần nhiều đỏ ửng thích hoạt động, không ngủ mà tinh thần vẫn tưới tỉnh. Rêu lưỡi vàng hoặc cáu nhốt. Mạch phần nhiều huyền hoạt sác.
Chứng điên lâu ngày, đờm hỏa ngày càng thịnh, cũng có thể xuất hiện chứng trạng của bệnh cuồng, thiên “Điên cuồng” sách “Linh khu” nói: “Người bị bệnh điên mà bệnh phát ra như bệnh cuồng thì chết không chữa được”, đó là nói rõ bệnh điên chuyển thành bệnh cuồng là bệnh tình biến chuyển nghiêm trọng, bệnh lâu ngày, tinh thần suy sụp cũng có thể xuất hiện chứng trạng điên hoặc từ đó nhẹ bớt mà khỏi được.
Giản
Bệnh “giản” phát ra không định lúc nào, khi phát thì thốt nhiên mê man ngã quay, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, hàm răng nghiến chặt miệng chảy bọt, thậm chí ỉa đái ra không biết, phát ra tiếng khác thường giống như tiếng lợn, tiếng dê kêu. Một lát rồi tĩnh lại ngay, sau khi tỉnh có choáng đầu đau đầu, tinh thần mệt mỏi trong chốc lát, xong thì ăn uống đi đứng như thường, nhưng khi phát khi không, có ngày vài cơn hoặc vài ngày một cơn, vài tháng một cơn hoặc vài năm một cơn, rêu lưỡi phần nhiều mỏng nhớt, mạch phần nhiều hoạt sác.
CÁCH CHỮA
Chứng điên cuồng
- Chứng diên
Khi mới phát phần nhiều thuộc về tình chí uất kết, cách chữa trước nên điều hoà can khí, dùng bài Tiêu dao tán (1). Thêm những vị trừ đàm khai uất như bản hạ, nam tinh, uất kim. Nếu có thể chất thực mà đờm hóa ủng trệ thì nên dùng phép thổ như bài Tam thanh tán (2). Hoặc hỏa đờm khai uất thì dùng bài Bạch kim hoàn (3). Trấn nghịch tẩy đờm nên dùng bài Gia vị sinh thiết lạc ẩm (4), hỏa thịnh muốn phát cuồng thì dùng bài Giản chứng trân tâm đan (95), hoặc bài Chí bảo đan (6) để thanh tâm giáng hoả, nếu hình thể chứng trạng đều thuộc hư thì dùng Can mạch đại táo thang gia giảm.
- Chứng cuồng
Mới phát có thể dùng phép thổ, Phép hạ như các bài Tam thanh tán (2), Long bổ hoàn (8). Nếu thực nhiệt đàm nhiều nên giáng hỏa trừ đờm như các bài Mông thạch cổn đàm hoàn (9), Trúc lịch đạt đàm hoàn (10).
Chứng giản
Thì nên an thần hóa đờm, dùng các bài Định giản hoàn (11), Giản chứng trấn tâm đan (5).
Ngoài ra có thể phối hợp với cách chữa bằng tâm lý, Chu Đan Khê nói: “Chứng điên, cuồng, giản nên lấy nhân sự để chế bớt nó”. Phương pháp này có giá trị để tham khảo. Ngoài ra như cách chữa bằng châm cứu cũng có công hiệu rõ rệt.
TÓM TẮT
“Điên”, “cuồng”, “giản” đều thuộc về bệnh thần chí. Vì vậy thường gọi chung là điên cuồng và điên giản.
Nguyên nhân phát sinh ra bệnh đó chủ yếu là tình chí bị thương tổn, làm đờm hỏa kết ở trong. Nói về chứng trạng điên là nói năng lẫn lộn, hát, khóc không thuòng, không biết bẩn sạch. Cuồng là hung hăng dữ tợn, chửi bới la hét. Giản là lên cơn không chừng, đột nhiên mê ngã, tay chân co giật, miệng chảy bọt rãi, và phát ra tiếng khác thường tỉnh rồi thì như người thường. Về mặt trị liệu thì căn cứ vào biện chứng mà sử dụng những phương pháp khai uất, trừ đờm, thanh tâm, trấn nghịch, an thần, hình thể và chứng trạng đều thuộc thực có thể dùng phép thổ, phép hạ, đồng thời nên phối hợp với cách chữa bằng tâm lý và châm cứu.
PHỤ PHƯƠNG
- Tiêu dao tán: Đương quy, bạch thược, bạch truật, sài hồ, phục linh, cam thảo, bạc hà.
- Tam thanh tán: Điểm qua đế (Sao vàng), phòng phong, lê lô (nên dùng cẩn thận).
- Bạch kim hoàn: Bạch phàn, uất kim.
- Gia vị sinh thiết lạc ẩm: Thiên đông, mạch đông, bối mẫu, đởm tinh, viễn chí, thạch xương bồ, liên kiểu, phục linh, phục thần, huyền sâm, đan sâm, câu đằng, thần sa. Dùng cục sắt lấy nước súc uống. Sau khi uống thuốc tinh thần phải ổn định mối nằm nơi yên lặng, không được làm kinh hãi gọi tỉnh đậy.
- Giản chứng trấn tâm đan: Ngưu hoàng, tô giác, trân châu, thần sa, viễn chí, cam thảo, đởm tinh, mạch đông, xuyên liên, phục thần, xương bồ, táo nhân. Viên với mật dùng kim bạc làm áo.
- Chí bảo đan: Tô giác, hổ phách, chu sa, ngưu hoàng, đại mạo (đồi mồi), xạ hương.
- Cam mạch đại táo thang gia vị pháp: Bạch thược, thù nhục, bạch thanh anh, hoài tiểu mạch, khô táo nhục, chích cam thảo.
- Long bổ hoàn: Tô ngưu hoàng, ba đậu sương, thần sa, bạch thạch, mề phấn, liều lượng vừa phải làm thuốc hoàn.
- Mông thạch cổn đàm hoàn: Xem số 15 phụ phương mục đàm ẩm.
- Trúc lịch đạt đàm hoàn: Bài thuốc trên gia thêm trúc lịch, bán hạ, quất hồng, cam thảo.
- Định giản hoàn: Thiên ma, xuyên bối, đởm tinh, bán hạ, trần bì, phục linh, phục thần, đan sâm, mạch đông, xương bồ, viễn chí, toàn yết, cương trùng, hổ phách, thần sa.
Dùng trúc lịch, khương chấp, cam thảo, nấu cao, hoà thuõc bột trên làm viên, thần sa làm áo, viên to bằng hạt ngô đồng.