Nội dung

I. Những điều đặc biệt lưu ý khi xoa bóp

Thủ pháp là vấn đề quan trọng nhất trong xoa bóp chữa bệnh. Kỹ thuật là bề ngoài, khéo léo phải bắt đầu từ bên trong, thủ tuỳ tâm chuyển (tay làm theo tâm), pháp tùng thủ xuất (phương pháp xuất phát từ tay). Các loại hình thức thủ pháp và thủ pháp khéo léo đều phải trải qua tập luyện công phu.

Thường được nói gọi bằng tám chữ: “nhu hoà, mạnh mẽ, thẩm thấu, kiên trì”.

1. Nhu hoà : Nhu hoà chỉ thủ pháp cần đều đặn, có tiết tấu, bình ổn nhưng có tính đàn hồi, cần nhẹ nhàng mà không hời hợt, mạnh mà không trệ. Tốc độ của thủ pháp không nên lúc nhanh lúc chậm, lực đè không nên lúc nhẹ lúc nặng. Thủ pháp không nên cứng rắn, thô bạo, càng không được làm thương tổn tới da thịt, cơ và các bộ phận khác.

2. Mạnh mẽ : Cùng với nhu hoà còn cần có cả mạnh mẽ. Mạnh mẽ ở đây là chỉ mức độ vận dụng lực. Thủ pháp xoa bóp cần có một nguồn áp lực nhất định thì kinh mạch mới phát sinh phản ứng đắc khí, từ đó đạt tới mục đích của trị bệnh.

Mức độ vận dụng lực trong thủ pháp cần căn cứ vào thể chất của người bệnh, chứng bệnh, nơi mắc bệnh – vốn là những đặc điểm không đồng nhất cho nên phải để nắm bắt nó một cách linh hoạt.

3. Thẩm thấu và kiên trì: Sau khi thủ pháp đã ở một mức độ vận dụng lực, biên độ, tốc độ, độ mềm và dai nhất định, trên cơ sở nhu hoà và mạnh mẽ, ta có thể đạt tới yêu cầu thẩm thấu. Lại cùng với vấn đề công lực không ngừng tăng lên, thủ pháp ngày càng điêu luyện, dần dần đạt đến mức độ lâu dài và có sức nhẫn nại.

II. 8 nguyên tắc lớn (bát đại pháp tắc)

Trong Đông y, người ta căn cứ vào những khác nhau về bệnh tình, tình trạng và sinh lý để tìm ra nguyên tắc trị bệnh, chia phương pháp trị bệnh bằng xoa bóp ra làm “Ôn, thông, bổ, tả, hãn, hoà, tán, thanh”. Đó là tám nguyên tắc cơ bản trong xoa bóp huyệt.

1. Nguyên tắc ôn

Phương pháp ôn có tác dụng ôn dương phù chính, có thể làm tiêu trừ hàn khí, âm hàn hay còn được gọi với cái tên khác là “hàn giả ôn chi”. Trong xoa bóp thường dùng các động tác dồn, đè, xoa, day là những động tác có tác dụng làm nóng, đạt tới mục đích ôn dương khử hàn (dùng nhiệt độ nóng (dương) để đuổi hàn khí).

Ví dụ: trong khi trị liệu chứng thống kinh, đau bụng, lạnh bụng ở phụ nữ, người ta thường day huyệt Bát Phong, đè Tam Âm Giao.v.v… Khi trị các chứng phong hàn, cảm mạo, người ta thường áp dụng day Đại Chuỳ, xát Nghinh Hương.v.v… Đúng như câu “Ân chi đắc nhiệt khí chí, nhiệt khí chí đắc thống chỉ” (ấn đè cho khí nóng tới, khí nóng tới sẽ hết đau) trong “Tố Vấn” đã viết.

2. Nguyên tắc thông

Phương pháp thông có tác dụng điều hoà doanh vệ, đả thông kinh lạc. Xoa bóp theo hướng luân chuyển của kinh mạch có thể làm thông những nơi tắc mà “thông tắc bất thống”.

Phương pháp thông có thể làm hoạt huyết, hoá bầm, tiêu trừ sưng chướng; trị được các bệnh do huyết bầm ngưng tụ không thông, kinh lạc bế tắc gây ra. Phương pháp thông chủ yếu gồm các động tác xoa, ấn, dồn.v.v…

3. Nguyên tắc bổ

Phương pháp bổ là vận dụng các thủ pháp có tác dụng bổ ích để bù đắp những khiếm khuyết của thể chất hoặc cơ năng trong bản thân, phù chính khu tà, từ đó tiêu trừ các chứng bệnh do hư nhược gây ra. Phương pháp bổ được áp dụng rất rộng như hao hụt khí huyết, tỳ vị hư nhược, nóng nảy, bồn chồn, ra mồ hôi trộm, di tinh.v.v… Phương pháp bổ thường dùng các động tác hài hoà. Xoa bóp dọc theo kinh mạch gọi là bổ, xoa bóp ngược với kinh mạch gọi là tả.

Trong lúc thực hiện động tác day, xoa, làm theo chiều kim đồng hồ gọi là bổ, ngược chiều kim đồng hồ gọi là tả. Trong lúc xác định huyệt, đè từ từ và nhấc lên từ từ gọi là bổ; đè thật nhanh, nhấc lên thật nhanh gọi là tả.

4. Nguyên tắc tả

Phương pháp tả là một cách dồn những điểm ứ đọng, bế tắc trong thân thể, tả kỳ hiển tà. Dùng trị các bệnh về thấp trong thời kỳ lâm sàng. Ngoài tác dụng thông, tiện xa, khi áp dụng phương pháp này vào chữa trị các bệnh mang tính nhiệt, nó còn tác dụng bài trừ tà nhiệt, có tác dụng thanh nhiệt.

Các chứng bệnh do tà thấp gây ra thường khiến chướng bụng, đầy bụng, ứ hơi nóng do hoả vượng, bí tiểu tiện. Ta đều có thể dùng phương pháp này để trị.

5. Nguyên tắc hãn

Hãn là đổ mồ hôi, có nghĩa là phát tán khiến tà bệnh bị hoá giải từ bên ngoài. Trong “nội kinh” nói: “tà tại bì giả, hạn nhi phát chi, thế nhược phiếm viêm, hạn xuất khi tán”. Phương pháp hãn có tác dụng khu phong tán hàn, khai thông thấu lý.

Ví dụ như khi bị ngoại cảm phong hàn, dùng phương pháp nắm trước nhẹ sau mạnh, tăng cường kích thích khiến lực tác dụng thẩm thấu dần dần, nặng tất sinh ôn, khiến toàn thân toát mồ hôi, đạt tới mục đích trừ hàn giải biểu.

Nếu mắc chứng ngoại cảm phong nhiệt nên dùng phương pháp đánh nhẹ, nhu hoà mà nhanh khiến thấu lý được mở ra. Khi làm

thuật này, người bệnh cảm thấy thư thái, dễ chịu, bên ngoài cơ thể rịn mồ hôi, ẩm tất tà bệnh tự tan.

6. Nguyên tắc hoà

Trong “nội kinh” nói “bệnh tại mạch, điều chi huyệt, bệnh tại huyệt, điều chi lạc; bệnh tại khí điều chi vị”. Hoà có nghĩa là điều hoà. Phàm bệnh khi nửa rõ nửa không, không nên để người bệnh toát mồ hôi, nôn, tả, ta nên dùng phương pháp hoà để điều trị cho họ. Khi tiến hành xoa bóp theo phương pháp hoà, tư pháp nên bình ổn, nhu hoà.

Có thể dùng điều trị các chứng khí huyết bất hoà, kinh lạc không thông, âm dương không đều, gây ra bệnh. Ví dị tỳ vị bất hoà, can vị khí thống, kinh nguyệt không đều, sưng đau toàn thân, sưng đau ngoại khoa.v.v… đều có thể dùng phương pháp hoà để điều trị.

7. Nguyên tắc tán

Tán tức là tiêu tán, sơ tán, phân tán. Phương pháp tán có thể làm “kiên giả tiêu chi, kết giả tán chi, hữu hình dụng tiêu pháp, vô hình dụng tán pháp” (điểm nghẽn thì tiêu, điểm kết thì tán, có hình thì tiêu, vô hình thì tán). Tiêu pháp và tán pháp tuy hình thức giống nhau nhưng thực tế không phải là một. Tán thì nhanh mà tiêu thì chậm.

Phương pháp tán có thể làm lưu thông những nơi kế tụ, đưa tới tác dụng “phù nhi tán chi, tiêu nhi tán chi”.

8. Nguyên tắc thanh

Phương pháp thanh có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng can, trừ sốt giải khát. Trong “Nội kinh” nói: “nhiệt giả thanh chi” và cái gọi là phương pháp thanh chủ yếu dùng trị liệu những bệnh mang tính nhiệt, thường dùng trị các loại bệnh cần thanh nội nhiệt (làm mát bên trong); thông bí tiện (giúp bí tiện được đại, tiểu tiện rõ ràng); ninh tâm thần (giúp tinh thần thoải mái); khi phiền não (giúp hết phiền não, bực tức); bình can hoả (dẹp sức nóng trong gan).

5/53 ratings
Bình luận đóng