“Thủy thũng” là chứng bệnh do thủy dịch trong cơ thể ngưng đọng lại, mà sinh ra toàn thân sưng phù, nguyên nhân sinh ra bệnh này, chủ yếu là do công năng của 3 tạng tỳ, phế, thận mất điều hoà. Đồng thời còn có quan hệ mật thiết với bàng quang và tam tiêu, Thiên “Âm dương biển luận” sách “Tố vấn” nói: Tà kết ở ba kinh âm, hay sinh thủy thũng. Thiên “Thủy nhiệt huyết luận” sách ấy nói: “thận là cửa của vị, cửa không thông lợi, cho nên thủy dịch sẽ đọng lại mà sinh bệnh”. Vì phế khí không đạt, thì không thông được thủy đạo, tỳ mất kiện vận thì không thăng thanh giáng trọc. Thận chủ thủy dịch, thận hư thì thủy lan tràn. Tỳ phế thêm 3 tạng đều bị bệnh, tất nhiên ảnh hưởng đến tác dụng khai thông của tam tiêu và công năng của bàng quang thất thường, những cái đó làm cho thủy dịch ngừng đọng, mà sinh ra bệnh thủy thũng.

Thiên “Thủy khí” sách “Kim quỹ yếu lược” căn cứ vào nguyên nhân bệnh và mạch chứng khác nhau; chia ra làm 4 loại hình là “phong thủy”, “bì thủy”, “chính thủy”, “thạch thủy”. 4 chứng trên là thuộc vào phạm vi bệnh này, như “phong thủy” thì mạch phù, ngoại chứng thì phù thũng, ấn ngón tay vào chỗ sưng thì lõm sâu xuống, không ghê gió, bụng như cái trống, không khát nước, “Chính thủy” thì mạch trầm, ngoại chứng thì bụng đầy không suyễn, “phong thủy’“bì thủy”, thuộc biểu, thuộc dương. “Chính thủy”, “thạch thủy” thuộc lý, thuộc âm. Sự khác nhau của “phong thủy” và “bì thủy” là: “Bì thủy” thì đốt xương không đau nhức, không ghê gió, “phong thủy” thì do phong tà và thấp thủy kết hợp với nhau cho nên hiện ra chứng trạng xương cốt đau nhức vào thủy của phần lý, mà “chính thủy” là thủy khí lấn lên phế, cho nên ngoại chứng thấy phế, cho nên ngoại chứng thấy suyễn; “Thạch thủy” là thủy tả kết hạ tiêu, cho nên bụng rắn đầy mà không suyễn. Đồng thời sách “Kim quỹ yếu lược” lại cho là thủy tà nhiệt thăng ở tạng nào là có thể xuất hiện ra chứng bệnh của tạng đó, vì lấy tạng gọi tên chứng, cho nên lại đặt tên thủy của 5 tạng. Như “tâm thủy” thì “thở ngắn hơi” không nằm được, buồn bực vật vã, “can thủy” thì bụng không trở mình được, dưới sườn và bụng đau, “phế thủy” thì tiểu tiện khó, luôn luôn đi ngoài như phân vịt, “tỳ thủy” thì bụng to chân tay nặng khó chịu, tân dịch không sinh, “thận thủy” thì eo lưng đau không đi tiểu tiện được, dưới tiền âm bị thấp (đốt), chân lạnh, về sau các sách “Kim quỹ yếu phương”, “Ngoại đài bí yếu” dựa trên cơ sở thủy của 5 tạng, là phân biệt 5 loại chứng hậu trạng của bệnh “thủy thũng” như:

Mới đến là can bị thương

Khuyết bồn bằng phẳng đáy là tâm bị thương

Rốn lồi là tỳ bị thương

Dưới bàn chân phẳng là thận bị thương.

Lưng bằng phẳng là thận bị thương.

Bệnh thủy thũng thấy 5 loại chứng trạng trên là thuộc vào bệnh khó chữa.

Ngoài ra các y gia các thời đại, đối với việc phân loại bệnh thủy thũng, tuy có khác nhau, nhưng hiện nay trên lâm sàng phần nhiều dựa vào phép phân loại “âm thủy” và “dương thủy” của Chu Đan Khê đã nêu ra, để biện chứng mà chữa.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Phong tà ở ngoài lấn vào

Phế chủ về phần biểu của thân thể người hợp với da lông, nên tà vào phần biểu phế khí không tuyên không, làm cho thủy đạo không vận chuyển xuống bàng quang được, đến nỗi phòng ngăn trở thủy, tràn ra bì phu mà hình thành bệnh “thủy thũng”.

  • Thủy thấp ngấm vào

ở chỗ thấp ướt, hoặc lội nước dầm mưa, khí thủy thấp ngấm vào bì phu mà sinh thũng; cũng có khi thủy thấp mà không hóa, chữa lâu thành nhiệt, làm cho dương khí ủng trệ, tam tiêu mất chức năng khai thông, do đó mà sinh thủy thũng.

  • Lý thực dương hư

Tỳ chủ vận hóa, thận giữ đóng mở, dương khí của tỳ thận hư, thủy thấp chữa đọng lại, làm tràn ra mà thành bệnh thủy thũng. Trương Cảnh Nhạc nói: “thủy là chí âm, cho nên gốc của nó là thận, thủy hóa với khí cho nên ngọn của nó ở phế, thủy chỉ sợ thổ cho nên không chế nó là do tỳ. Nay phế bị hư thì không hóa ra tân dịch mà hóa ra thủy, tỳ hư thì thổ không chế được thủy, mà bị khắc trở lại. Thận hư thời thủy không điều chế được mà tràn ra. Thủy không quy kinh, tràn ngược lên truyền vào tỳ thì cơ nhục phù thũng, truyền vào phế thì suyễn gấp. Tuy chia ra mà nói, thì 3 tạng đều có số chủ riêng, hợp lại mà nói thì đều vì âm thăng làm hại mà gốc bệnh vẫn quy vào thận. Theo lời nói của Trương Thị thì có thể thấy được sự hình thành chứng “thủy thũng” là do công năng của tỳ, thận mất điều hoà mà gây nên.

  1. BIỆN CHỨNG

Biện chứng “thủy thũng”, đại khái có thể chia ra hai loại lớn là: “âm thủy” và “dương thủy”. “Dương thủy” phần nhiều thuộc biểu, thuộc thực, “âm thủy” phần nhiều thuộc lý, thuộc hư. “Dương thủy” bao gồm các chứng phong thủy lấn vào, thủy thấp ngấm vào, thấp nhiệt chứa kết lại; “âm thủy” là dương khí của tỳ, thận hư mà sinh ra. Nay chia ra trình bày như sau:

  • Dương thủy

Do phong tà lấn vào thì có biện chứng là mặt mắt sưng phù, phần nhiều sưng ở nửa người, phía trên trước, rồi đến toàn thân, ghê gió, đốt xương đau nhức, hoặc thấy nóng lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù.

Do thủy thấp ngấm vào, thì da thịt sưng phù, ấn vào thì lõm xuống, tiểu tiện không lợi, mạch phù không ghê gió, đốt xương không đau, không khát; rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù.

Do thấp nhiệt chưa kết lại, thì khắp người sưng phù, phiền nhiệt khát, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện bí kết, ngực bụng đầy trướng hoặc thở ra suyễn đầy, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác mà hữu lợi.

  • Âm thủy

Do tỳ thận dương hư, thì sắc mặt trắng xanh, khắp người sưng phù, bụng đầy hoặc hai chân sưng trước, không phiền khát, tiểu tiện trong ngắn ít, đại tiện như thường hoặc sốt mệt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm trì.

  1. CÁCH CHỮA

Chữa bệnh “thủy thũng”, như thiên “Thang dịch giao lễ” sách “Tố vấn” nói: “Chữa bệnh này nên cân nhắc xét xem nặng nhẹ để trừ thủy chấn động ở trong… phát hãn hoặc lợi tiểu”. Sách “Kim quỹ yếu lược” với cách chữa bệnh này đã nêu ra các chứng “thủy thũng” mà eo lưng trở xuống sưng, thì nên lợi tiểu tiện eo lưng trở lên sưng thì nên phát hãn là khỏi. “Bệnh này khi lâm chứng thường thường ứng dụng, chủ yếu là có những phép pháp hãn, lợi tiểu tiện, trục thủy và kiện tỳ ôn thận, mà những phương pháp này thường dùng chung vài phép, hoặc dùng riêng 1 phép nên xem tình hình của bệnh mà định cách chữa”.

Do phong tà lấn vào, nên phát hãn làm chủ, dùng Việt tỳ gia truật thang (l).Thủy thấp ngấm vào, nên thông dương lợi thủy, dùng Ngũ linh tán (2) hoặc Ngũ bì ẩm (3). Nếu mạch phù người nặng, mồ hôi ra sợ gió, dùng Phòng kỷ hoàng kỳ thang (4). Nếu thủy khí ở tạng bị phù, chân tay sưng mà máy động, dùng Phòng kỷ phục linh thang (5). Thấp nhiệt uất kết, chứng thực, mạch thực, nên dùng thuốc rất mạnh để trục thủy như những bài Châu sa hoàn (6), Tế sinh sơ tạo ẩm tử (7), Thập táo thang (8), Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn (9) tuỳ chứng áp dụng. Tỳ thận dương hư dùng Chân vũ thang (11) hoặc Kim quỹ thận khí hoàn (12).

Bệnh này ngoài các cách chữa nói trên, còn nên phối hợp châm cứu. Ngoài ra có cách chữa ngoài, như những bài Ngoại phụ tế phương (13), Hà bạch thảo tẩy thận phương (14), lại như thủy thũng tiểu tiện không lợi, thì nên châm thuốc dùng Ô lý ngư thang (15).

Về mặt ăn uống, người ta cũng đã sớm chú ý, như sách “Thiên kim yếu phương” đã nêu ra: “sau khi khỏi rồi thì nên cẩn thận về ăn uống, nếu không giữ gìn bệnh sẽ trở lại, Hữa Thúc Vĩ lại nêu ra: “Kiêng muối 120 ngày”. Như thế nói rõ người xưa đã có nhận thức sâu sắc về bệnh “phù thũng” kiêng ăn uống muối.

Sinh ra bệnh “thủy thũng”, chủ yếu do ở công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận bị sút kém, làm cho thủy thấp tràn ngập da thịt mà gây nên.

Chữa bệnh “thủy thũng”, nên phân biệt “âm thủy” và “dương thủy” ở biểu hay ở lý, thuộc hư hay thuộc thực. “Dương thủy” thì nên phát hãn, lợi tiểu tiện úng tắc ở trong, thời dùng thuốc trục thủy, nếu tỳ thận dương suy thì dùng phép kiện tỳ ôn thận. Nhưng nên chú ý đến tình hình phức tạp của bệnh, có thể xét tối thiểu hợp với mọi cách chữa mà dùng.

PHỤ PHƯƠNG

  1. Việt tỳ gia truật thang: Ma hoàng, thạch cao, sinh khương, cam thảo, đại táo, bạch truật.
  2. Ngũ linh tán: Xem phụ phương số 4, mục Đàm ẩm.
  3. Ngũ bì ẩm: Đại phúc bì, tang bạch bì, phục linh bì, trần bì, sinh khương bì.
  4. Phòng kỷ hoàng kỳ thang: Phòng kỷ, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, sinh khương, đại táo.
  5. Phòng kỷ phục linh thang: Phồng kỷ, hoàng kỳ, quế chi, phục linh, cam thảo.
  6. Châu sa hoàng: cam toại, nguyên hoa, đại kích, đại hoàng, hắc sửu, mộc hương, thanh bì, trần bì, khinh phấn làm viên, một phương có tân lang.
  7. Tế sinh sơ tạo ẩm: Trạch tả, thương lục, xích tiểu đậu, khương hoạt, tiêu mục, mộc thông, tần giao, phục linh bì, đại phúc bì, tân lang, sinh khương.
  8. Thập táo thang: Xem phụ phương số 5 mục Đàm ẩm.
  9. Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn: xem phụ phương số 2 mục Đàm ẩm.
  10. Thực tỳ ẩm: Phụ tử, can khương, bạch truật, cam thảo, hậu phác, mộc hương, thảo quả, đại phúc tử, mộc qua, sinh khương, đại táo, phục linh.
  11. Chân vũ thang: Phụ tử, bạch truật, phục linh, thược dược, sinh khương.
  12. Kim quỹ thận khí hoàn: Xem phụ phương số 16 mục Suyễn háo.
  13. Ngoại phụ tế phương: Đại điền loa (4 con) đại toán (bỏ vỏ 5 củ, xa tiền tử tán nhỏ) 3 đồng các vị đều nhau nghiền thành bánh, đắp vào rốn lấy vải buộc lại.
  14. Hà bạch thảo thận phương: Hà bạch thảo (tức lôi công đun nước để tắm).
  15. Ô lý ngư thang: Ô lý ngư, tang bạch bì, trần bì, xích tiểu đậu, bạch truật, thông bạch.

CHỮA PHÙ THŨNG BẰNG THUỐC NAM

Bệnh này do việc chuyển hoá và bài tiết chất nước mất bình thường, chất nước ứ đọng lại trong cơ thể tràn ra ngoài da mà gây thành phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Nguyên nhân chủ yếu là Do phong tà hoặc do tỳ, phế, thận.

Đại để phân ra 2 loại dương thủy và âm thủy. Dương thủy thường do phong tà và phần nhiều là chứng thực. Âm thủy thường do thận dương hư phần nhiều là chứng hư.

Dương thủy

  • Triệu chứng:

Mặt, mắt phù nề ở phần trên người trước, rồi đến các phần dưới, ghê rét, đau nhức khớp, ho, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù (nổi).

  • Điều trị:
Thuốc:
Bạc hà12gHành hoa8g
Lá bưởi12gThiên niên kiện12g
Kinh giới12gLá sả8g
Vỏ gừng12g

Đổ 300ml nước sắc lấy 150ml, uống xong nằm đắp ấm cho ra mồ hôi. Mỗi thang sắc uống 2 lần trong ngày.

Châm cứu: châm tả Bách hội, Phong trì, Phong môn, Ngoại quan, Liệt khuyết.

Âm thuỷ

  • Triệu chứng:

Sắc mặt nhợt nhạt, cả người phù nề, bụng trướng khó chịu, nước đái ít, đại tiện thất thường hoặc ỉa lỏng, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch trầm trì.

  • Điều trị:

Thuốc: Bát vị hoàn uống 150 viên/lần với nước nóng. Hoặc kê đơn bài Bát vị thêm Ngưu tất 12g và Xa tiền tử 8g.

Châm cứu: châm bổ và cứu bổ các huyệt Tỳ du, Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên, Thuỷ phân, Tam âm giao.

PHÒNG BỆNH

Chống lạnh khi ra mưa gió để phòng cảm nhiễm. Khi có phù nên bớt hoặc kiêng ăn mặn.

0/50 ratings
Bình luận đóng