Có nhiều bệnh có liên quan với loãng xương (hay còn gọi là loãng xương thứ phát).

Các nguyên nhân gây loãng xương thứ phát bao gồm:

  • Các rối loạn nội tiết

Suy sinh dục tiên phát hoặc thứ phát.

Cường chức năng cận giáp.

Hội chứng cushing.

Tăng Prolactine máu.

  • Các bệnh lý ác tính

Bệnh đa u tủy xương.

Bệnh bạch cầu.

u Lympho

Mastocytosis

  • Các bệnh mô liên kết

Rối loạn tạo xương bẩm sinh.

Hội chứng Marfan

Hội chứng Ehlers – Danlos.

Homocystin niệu.

  • Thuốc: Việc sử dụng thuốc, chất kích thích cũng gây loãng xương thứ phát.

Rượu.

Glucorticoid

Heparin

Chất ức chế Aromatase (dùng điều trị ung thư vú).

Gonadotropin – Releasing Hormone (dùng điều trị ung thư tuyến tiền liệt).

Chất ức chế chọn lọc thụ thể tái hấp thu serotoin.

Thiazolidenediones

Thuốc ức chế bơm

Các nguyên nhân khác

Bệnh lý rối loạn hấp thu tại ruột.

Cắt đoạn dạ dày.

Bệnh thận mãn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Ghép tạng.

Viêm khớp dạng thấp.

Bất động lâu ngày.

Những nguyên nhân gây loãng xương thứ phát khá phức tạp và chiếm khoảng 40% tổng số bệnh nhân bị loãng xương ở nam giới, ở nữ giới tỉ lệ loãng xương thứ phát thấp hơn.

Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây loãng xương thứ phát bằng thăm khám lâm sàng. Phần lớn các bệnh nhân loãng xương thứ phát muốn tìm nguyên nhân cần phải thăm khám toàn diện, làm các xét nghiệm để chẩn đoán loại trừ trong số các bệnh nhân bị loãng xương.

Trong thực hành lâm sàng hàng ngày cần có các nghiên cứu để loại trừ nguyên nhân gây loãng xương thứ phát gồm:

-Xét nghiệm máu toàn bộ, tốc độ máu lắng.

-Định lượng canxi, phosphate, và phosphattase kiềm huyết thanh.

-Định lượng hormone tuyến cận giáp (PTH, parathyroid – Hormone).

-Các xét nghiệm sinh hóa đánh giá chức năng gan.

-Điện đồ miễn dịch huyết thanh.

-Định lượng protein Bence – Jone trong nước tiểu.

-Định lượng các men chuyển amin và các men cơ, (CK, CK-B, SGOT, SGPT, kháng thể).

Sau khi có kết quả xét nghiệm, cần chụp phim cột sống nghiêng vùng cột sống lưng và cột sống thắt lưng để phát hiện tình trạng biến dạng cột sống. Các phương pháp thăm dò khác được chỉ định khi có nghi ngờ hoặc có bất thường của các xét nghiệm thường quy. Một số trường hợp bệnh đa u tủy xương nhưng xét nghiệm máu và protein niệu vẫn trong giới hạn bình thường cần chọc hút tủy xương để xét nghiệm xác định chẩn đoán. Khi nghi ngờ bệnh ác tính di căn xương cần làm thăm dò bằng đồng vị phóng xạ, hoặc sinh thiết xương để xác định chẩn đoán bệnh lý của xương.

-Ở nam giới bị loãng xương thì cần nghiên cứu sâu hơn để tìm nguyên nhân gây loãng xương thứ phát.

-Suy sinh dục là nguyên nhân hay gặp của loãng xương thứ phát, cần xét nghiệm các hormone sinh dục như: Testosteron, gonadotropin. Ở bệnh nhân có nồng độ testosteron, gonadotropin bình thường cần làm xét nghiệm prolactin.

-Cần chú ý là nghiện rượu, lạm dụng corticoid là nguyên nhân rất hay gặp của loãng xương thứ phát ở nam giới.

Một số điểm chú ý về kỹ thuật chẩn đoán loãng xương:

-Hỏi bệnh sử – khám lâm sàng tỉ mỉ cho các bệnh nhân nghi ngờ bị loãng xương, cần phải khám tìm các nguyên nhân gây loãng xương thứ phát ở cả nam và nữ.

-Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương dựa trên chỉ số T (T-score).

-Đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thu tia X.

-Năng lượng kép (DEXA) là phương pháp chẩn đoán được lựa chọn vì độ chính xác và được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương. Mặc dù khi đo mật độ xương cốt sống thắt lưng có thể không hoàn toàn chính xác nhất là ở người cao tuổi.

-Chụp X quang cột sống tư ứìế nghiêng là phương pháp có giá trị chẩn đoán gãy đốt sống do loãng xương.

-Các xét nghiệm sinh hóa về chu chuyển xương chủ yếu dùng trong nghiên cứu hoặc khi cần đánh giá hiệu quả của biện pháp điều trị loãng xương.

5/51 rating
Bình luận đóng