- Trẻ em không nên uống nước trà: Do vì trên báo chí thường nói nhiều về lợi ích của việc uống nước trà, cho nên số người uống nước trà ngày càng nhiều, phạm vi ngày càng rộng. Không ít người kể cả già lẫn trẻ, nam lẫn nữ đều tập thành thói quen uống nước trà. Nhưng đứng trên góc độ dinh dưỡng học mà xét thì cần phải nêu lên trẻ em không nên uống nước trà. Vì nếu cho trẻ uống nước trà dễ sinh thiếu máu do thiếu sắt. Theo điều tra của các nhà khoa học, những trẻ em thường xuyên uống nước trà, kết quả có tới 32,6% bị thiếu máu. Đó là do trà ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt trong sữa bò, rau xanh và nhiều loại thực phẩm khác nữa, cho nên trẻ uống nước trà trực tiếp nguy hại đến sức khỏe của chúng.
- Trẻ em không nên uống các loại nước giải khát hoa quả chế biến sẵn: Nước giải khát hoa quả chế sẵn là do sự phối chế nhân công, ngoài có chất đường trắng và citric acid ra, còn có cả đường hóa học và sắc tố nữa. Trong Biện pháp quản lí vệ sinh về thuốc cho thêm vào thực phẩm, thuốc nhuộm màu thực phẩm ở nhiều nước người ta có qui định rõ: Dùng cho thức ăn không được sử dụng lượng lớn sắc tố và đường hóa học. Đó là vì sự phát dục của cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện, công năng giải độc của gan và công năng bài tiết còn rất kém, những chất độc có hại dễ tích trữ lại trong cơ thể gây tổn hại lớn đến sức khỏe của chúng.
- Những trẻ trong vòng 6 tháng tuổi không nên cho ăn lòng tráng trứng gà (và lòng trắng các loại trứng nói chung); sự phát dục của hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, tính thẩm thấu của thành ruột khá cao, phân tử albumin trong lòng trắng trứng gà tương đối ít, có lúc có thể thông qua thành ruột mà trực tiếp đi vào trong huyết dịch của trẻ, làm cho cơ thể chúng sinh ra hiện tượng dị ứng đối với phân tử albumin dị thể, từ đó mà sinh ra các bệnh như mẩn ngứa, bệnh mề đay v.v…
- Trẻ em không nên ăn mật ong, nhất là trẻ trong vòng một tuổi: Các nhà y học trên thế giới phát hiện trong khoảng 10% – 15% mật ong có chứa một loại vi khuẩn gọi là boticin, nó có thể sinh ra độc tố và làm cho người ta dễ sinh bệnh. Triệu chứng của những trẻ bị nhiễm loại vi khuẩn này có bí đại tiện, tiếng khóc yếu ớt, toàn thân mệt lả, không có sức, không nhấc đầu lên được, khát nước, ăn sữa có hiện tượng bị sặc. Trẻ bị nghiêm trọng thậm chí có thể tử vong. Đó chủ yếu là do màng ngăn chống lại vi khuẩn boticin và nha bào boticin của các vi sinh vật trong đường ruột trẻ vẫn chưa được thiết lập hoàn toàn, nha bào boticin có thể sinh sôi nảy nở và phát triển, do đó mà sinh ra các độc tố gây nên trúng độc.
- Không nên ăn uống nhiều đồ lạnh: Sự phát dục của dạ dày và ruột trẻ vẫn chưa thành thục, niêm mạc còn rất non nớt, khả năng chống bệnh còn yếu ớt, đối với những kích thích nóng quá, lạnh quá rất nhạy cảm. Nếu ăn quá nhiều các loại như kem que, nước đá, kem cốc, nước giải khát có ga v.v… sẽ làm cho sự phân tiết dịch vị giảm đi, dễ sinh đau bụng, tiêu chảy và tiêu hóa không tốt. Đồng thời, nếu sử dụng quá nhiều đồ ăn thức uống lạnh còn có thể dẫn tới tình trạng co rụt huyết quản ở họng, làm cho lưu lượng máu giảm thiểu, khả năng chống bệnh cục bộ giảm yếu, dễ sinh ra thương phong cảm mạo và nhiễm khuẩn ở họng. Thương phong cảm mạo: Bị tổn thương do gió độc sinh ra sốt (bị cảm phong tà nhẹ)
- Không nên ăn thức ăn quá mặn: Có một số bậc cha mẹ thích ăn các thức ăn đậm đà, thích ăn mặn, các thức ăn làm cho trẻ ăn cũng tương đối mặn. Ion natri trong muối ăn hàng ngày tích đọng nhiều trong cơ thể trẻ dễ sinh bệnh cao huyết áp. Đặc biệt là có những gia đình có truyền thống nhiều đời bị cao huyết áp và có khuynh hướng mắc bệnh về tim mạch nhiều thì lại càng không nên ăn các thức ăn mặn.
- Không nên ăn nhiều đường: Trẻ ăn nhiều đường, lại không chú ý đến vệ sinh răng miệng, dễ sinh sâu răng. Ăn quá nhiều đường sẽ tiêu hao rất nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể như các loại nguyên tố vi lượng mangan, kẽm, crôm và vitamin nhóm B, trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của trẻ đồng thời có thể dẫn đến hạ thấp khả năng miễn dịch của cơ thể và làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật.
- Trẻ em không nên ăn “ba loại thực phẩm tinh”. Rất nhiều đồ ăn thức uống bán trên thị trường màu sắc hấp dẫn, dễ gây hứng thú thèm ăn của trẻ. Những đồ ăn thức uống này là do 3 loại tinh chất phối chế thành, đó là tinh chất sắc tố, đường hóa học, tinh chất hương vị. Ba loại tinh chất này người ta gọi là “ba loại thực phẩm tinh”. VỊ ngọt của đường hóa học, hương thơm của tinh chất hương vị chỉ là do vị giác cảm nhận được vẫn chưa đủ để cuốn hút trẻ, duy chỉ có tính chất sắc tố với những màu xanh đỏ rực rỡ có thể gây hưng phấn tế bào thần kinh thị giác của trẻ, làm chúng hết sức để tâm đến. Đó chính là “con yêu tinh” lôi cuốn, câu móc trẻ, làm cho chúng trông thấy là bị cuốn hút, đòi bằng được cha mẹ mua cho ăn. “Ba loại thực phẩm tinh” thường là loại có chất lượng xấu, rất có hại, được tô điểm màu sắc bên ngoài hấp dẫn, những sắc màu này đều là sắc tố được pha chế thủ công, trước mắt gây nguy hại làm cho trẻ ưa thích, rất dễ kích động và dễ gây nên những hành vi quá khích của trẻ. về lâu dài thì nó sẽ sinh bệnh cho con người, nhất là dễ dẫn tới những nhân tố gây nên bệnh ung thư. Khi mà thực phẩm cho quá nhiều đường hóa học và sực nức tinh chất hương vị thì sẽ có hại rất nhiều đến sức khỏe trẻ em sau này. Do đó, ở nhiều quốc gia người ta đã quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt về lượng ba loại tinh chất nói trên cho vào trong thực phẩm. Lấy thí dụ như về sắc tố, cơ quan y tế qui định nếu dùng loại màu vàng chanh, màu vàng ráng trời chiều thì chỉ được dùng dưới 1/10.000 lượng dùng cho phép thôi. Nếu dùng loại
màu đỏ son, màu đỏ rau giền thì chỉ được dùng dưới 1/20.000 lượng dùng cho phép thôi. Nhưng trong các đồ ăn thức uống có pha 3 loại tinh chất nói trên, thực tế không ít thứ đều đã vượt xa hàm lượng của cơ quan y tế nhà nước đã qui định. Điều đáng được nêu ra ở đây là “ba loại tinh chất” có quá nhiều trong thực phẩm ngay đối với người lớn cũng đã rất có hại rồi, thế mà các tổ chức, cơ quan trong cơ thể trẻ thì tương đối yếu ớt, lại rất mẫn cảm với các chất hóa học. Nếu trẻ ăn quá nhiều những thức ăn đồ uống phối chế bằng ba loại tinh chất nói trên, nhất là đối với những thứ có màu sắc tươi đậm, do màng ngăn ở mạch máu và não vẫn chưa đủ kiện toàn, sắc tố sẽ xuyên thấu qua màng ngăn đi vào tổ chức não, ảnh hưởng đến sự xung động truyền đưa của hệ thần kinh, dễ gây nên những triệu chứng của bệnh Panarteritis. Bệnh Panarteritis: Quá hiếu động, tư tưởng tình cảm không ổn định, sức chú ý không tập trung, sức tự kiềm chế bản thân rất kém. Khi bạn dẫn con nhỏ đi dạo chơi phố phường hay ở trong công viên phải tìm cách khuyên ngăn, giảng giải cho trẻ hiểu, không nên bị những loại thức ăn đồ uống có màu sắc tươi, đậm, hoa văn lòe loẹt hấp dẫn làm choáng ngợp mắt, vì chính từ trong màu sắc tươi đậm, hoa văn lòe loẹt đó lại tiềm ẩn càng nhiều độc tố. Chúng chính là kẻ tòng phạm tiếp tay cho kẻ ác gây nguy hại cho sức khỏe trẻ em mà nhiều người chưa nhận thức ra, cứ thích là mua cho con dùng thoải mái, rất nguy hại.
- Đồ ăn thức uống của trẻ em không nén quá nóng, quá lạnh, cũng không nên cho ăn quá nhiều một thứ. Độ nóng của đồ ăn thức uống cũng như lượng cho trẻ ăn cần ở mức vừa phải, dễ hấp thu, không gây tác hại gì trước mắt cũng như lâu dài.
Bình luận đóng