Ngay cả tổn thương nhẹ nhất tới màng nhầy của mũi cũng có thể làm vỡ những mạch máu li ti và gây chảy máu. Trẻ nhỏ hiếm khi bị chảy máu cam, nhưng trẻ tập đi và trẻ ở tuổi đi học thì có. May mắn là, hầu hết các trẻ khi lớn lên đều tự hết. Đây là hiện tượng phổ biến nhưng hiếm khi nghiêm trọng gặp ở trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Chảy máu cam thường có di truyền trong gia đình. Nhiều trẻ bị chảy máu cam không vì lý do rõ ràng nào.

Một đợt máu cam thường xuất hiện đột ngột, với hiện tượng máu chảy qua một lỗ mũi. Một trẻ bị chảy máu cam về đêm có thể nuốt phải máu khi ngủ. Sau đó bé sẽ nôn ra hoặc đẩy số máu này qua đường phân. Hầu hết hiện tượng máu cam sẽ tự dừng trong vài phút. Khi chảy máu không dứt, xem phần “Chặn máu cam”.

Máu cam không mấy khi là dấu hiệu cho một căn bệnh nghiêm trọng, dù chảy máu có thể là kết quả do chấn thương. Trẻ em có thể gây chảy máu khi ngoáy mũi; trẻ tập đi thường làm tổn thương màng mũi do ấn đồ vật vào lỗ mũi. Trẻ em thường đặc biệt dễ chảy máu cam khi trời lạnh và trong những tháng mùa đông, khi màng nhầy bị khô, nứt và đóng vảy hoặc khi một căn bệnh mãn tính như viêm mũi dị ứng làm tổn thương niêm mạc mũi.

Trẻ bị bệnh mãn tính gây ra ho mạnh, như xơ nang, có thể bị chảy máu cam thường xuyên. Và cha mẹ của các trẻ bị các bệnh rối loạn đông máu như hemophilia (máu không đông) hoặc bệnh Von Willerbrand, nên cảnh giác với những thói quen có hại như ngoáy mũi. Nếu hiện tượng chảy máu cam thành giọt kéo dài hơn 8 đến 10 phút, cần khám bác sĩ để kiểm tra chứng rối loạn đông máu.

Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu:

  • Con bạn nhợt nhạt, toát mồ hôi hoặc không phản ứng với bạn.
  • Bạn tin là con mình mất nhiều máu.
  • Con bạn bị chảy máu miệng hoặc nôn ra máu hay chất màu nâu nhìn giống như bã cà phê.
  • Mũi của bé chảy máu sau khi bị đánh hoặc chấn thương bất cứ phần nào ở đầu.

CẢNH BÁO!

Xin ý kiến bác sĩ nhi trước khi nhỏ thuốc mũi điều trị hoặc xịt mũi để chữa trị các vấn đề ảnh hưởng tới mũi và các đường hô hấp. Một số loại thuốc không cần kê đơn mặc dù được bán để giúp giảm tắc nghẽn, nhưng thực ra lại làm tăng nghẹt sau vài ngày sử dụng. Hiện tượng nghẹt hơn này được biết đến với cái tên hiệu ứng tái lại, thậm chí còn khó chịu hơn, khó điều trị hơn so với vấn đề bán đấu. Đè xịt mũi tự nhiên, hãy thử dùng loại xịt bằng nước muối.

Chặn máu cam

  • Bình tĩnh; chảy máu cam thường là không nghiêm trọng, bạn nên cố gắng đừng làm con hoảng hốt. Trẻ sẽ nắm bắt rất nhanh những tín hiệu cảm xúc của bạn.
  • Giữ cho trẻ ngồi hoặc đứng và nghiêng nhẹ vế phía trước. Đừng để trẻ nằm hay ngả vế phía sau vì như thế máu có thể chảy ngược xuống cổ họng và khiến bé bị nôn.
  • Đừng nhét giấy ăn hay vật gì khác vào mũi bé để chặn máu cam.
  • Kẹp chắc vào phần mềm ở mũi bé – dùng một túi chườm lạnh nếu bạn có, nếu không hãy dùng ngón tay – và ấn nguyên như thế trong trọn 10 phút. Trong suốt thời gian này, đừng xem xét mũi bé còn chảy máu hay không; bạn có thể làm máu bắt đầu chảy trở lại.
  • Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút, ấn lại lần nữa. Nếu máu vẫn chảy sau lần thử thứ hai, hãy gọi bác sĩ nhi hoặc đưa bé tới cơ sở cấp cứu gần nhất.
  • Mặc dù hầu hết hiện tượng chảy máu mũi là lành tính và tự hết, một trẻ bị chảy máu nghiêm trọng hoặc tái đi tái lại, hoặc chảy máu từ cả hai lỗ mũi nên được bác sĩ nhi đánh giá. Nếu cần, bé sẽ được giới thiệu tới một chuyên gia tai mũi họng.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠNNGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓHÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn bị chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi dị ứng (sốt mùa hè). Trẻ bị dị ứng.Sưng và kích ứng mô tế bào mũi.Để chặn chảy máu, kẹp chặt phần mềm của mũi trẻ. Sử dụng một máy phun sương tạo ẩm trong phòng ngủ của trẻ vào ban đêm có thể giúp giảm nghẹt mũi và giữ ẩm cho màng nhầy. Đừng cho thêm thuốc hay chất thơm đã điều chế vào máy tạo ẩm. Nếu bé chưa được khám dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Bạn sống ở môi trường rất khô. Nhà bạn quá nóng. Không khí mùa đông rất khô.Khô màng nhầy của mũi.Thử dùng một máy phun sương tạo ẩm trong phòng ngủ của con vào ban đêm. Thuốc nhỏ mũi chứa muối có thể giúp giữ ẩm cho các mô. Nếu hiện tượng chảy máu nghiêm trọng hoặc tái lại, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn bị ngã hoặc dập mũi. Bé ngoáy mũi. Bé bị đập vào mũi rất mạnh.Chấn thương mũi.Làm theo các bước ở phần “Chặn máu cam”. Nếu máu không ngừng chảy sau hai lần thử trong 10 phút, hoặc nếu bé bị đập mạnh ở đầu, hãy gọi bác sĩ nhi ngay lập tức.
Con bạn bị chảy máu cam thường xuyên, khá nặng mà không có lý do rõ ràng.Cấu tạo khác thường của các mạch máu trong mũi.

Pô líp hoặc một dạng u khác trong mũi.

Vấn đề về chảy máu.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và nếu cần sẽ chuyển bé sang một chuyên gia tai mũi họng.
Con bạn đang uống thuốc, dù là đơn của bác sĩ hay sản phẩm không cần kê đơn như các loại thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi.Tác dụng phụ của thuốc.Dừng ngay bất cứ loại thuốc nào. Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ đưa ra một phương án điều trị thay thế nếu cần.
Con bạn đã từng được chẩn đoán bị rối loạn đông máu.Đông máu bất thường.

Chảy máu sau khi tự làm mình bị thương như ngoáy mũi hay cạy vảy ở vết thương.

Giải thích việc tự làm bị thương gây chảy máu mũi như thế nào, và khuyến khích bé dừng việc đó lại.Tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ nhi về những phương pháp khác.
Con bạn bị một căn bệnh mãn tính gây ho mạnh. Bé căn thuốc hoặc thêm khí oxy vì một căn bệnh mãn tính.Chấn thương do áp lực vì ho mạnh.

Tác dụng của thuốc lên màng nhầy mũi.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khuyến nghị cách điều trị để giữ ẩm cho các mô mũi và ngăn ngừa chảy máu cam.
5/51 rating
Bình luận đóng