TS. Nguyễn Đặng Dũng, giảng viên Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) cho biết: Ghép thận đã và đang trở thành một phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Theo TS. Thuận, sự thành công của một ca ghép tạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bảo quản thận trước ghép và sử dụng thuốc ức chế phản ứng thải ghép cho bệnh nhân sau ghép thận đóng vai trò quan trọng. Tin từ TTXVN, các thuốc ức chế phản ứng thải ghép sử dụng cho bệnh nhân sau ghép thận tại VN hầu hết được nhập ngoại với giá thành cao, do đó chi phí điều trị sau ghép khá lớn. Từ thực tế đó, TS. Dũng đã nghiên cứu tác dụng của flavonoid trong lá cây chay để bảo quản mô thận và ức chế phản ứng thải ghép trên thực nghiệm, tạo cơ sở khoa học sản xuất ra các thuốc mới ít độc, giá thành rẻ hơn so với thuốc nhập ngoại.
Lá cây chay tươi được rửa sạch, sấy khô ở 80 độ C trong tủ sấy có thông khí với các thiết bị chuyên dụng như máy sắc ký lỏng, máy ghi phổ, tủ nuôi cấy, kính hiển vi và các hoá chất, thuốc khử để tách chiết flavonoid từ lá cây chay và thí nghiệm đối với một số loại chuột nhắt, chuột cống và chuột lang.
Tiến hành hàng loạt các thí nghiệm, tác giả thu được kết quả: có thể sử dụng flavonoid như một yếu tố bảo vệ thận ghép, hạn chế tổn thương tế bào thận do thiếu máu – tưới máu lại bởi khả năng chống oxy hoá của flavonoid. Đồng thời, chất này cũng có tác dụng ức chế phản ứng thải ghép thận, đặc biệt là phản ứng thải ghép mạn (khi ghép thận mà bắt đầu xuất hiện những triệu chứng thải ghép) nhờ hoạt tính sinh học ức chế miễn dịch.
Qua nghiên cứu này, bằng phương pháp sắc khí cột (cho hỗn hợp từ 3-4 chất chảy qua cột sắc khí), tác giả phân lập
và xác định được các chất kaempferol (dạng bột vô định hình, màu vàng) và ampelopsin (dạng tinh thể hình kim, màu vàng) từ lá chay. Đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới trong việc sử dụng flavonoid như một yếu tố bảo vệ mô trong tình trạng thiếu máu – tưới máu trở lại, bởi ý nghĩa thực tiễn trong ghép tạng và trong các phẫu thuật có sử dụng thủ thuật kẹp mạch máu tạm thời.