Khái niệm
Chân tay múa vờn là chỉ động tác chân tay co giật liên tục, biến hóa nhiều vẻ không tự kiềm chế được giống như múa vờn, quờ quạng. Cũng có thể do giật động quá nhanh giống như cái giây xâu chuỗi, bệnh nặng thì vùng mặt cũng theo đó mà dúm dó, méo mó, mắt méo giật và lưỡi thường thè ra hoặc có biểu hiện nửa người quờ quạng múa may.
Tố vấn – Chí chân yếu đại luận nói: “Các loại phong quay quắt đều thuộc Can” và “Các loại cứng đơ đột ngột đều thuộc phong”. Cho nên chứng này trong các y thư cổ đại phần nhiều xếp vào loại Can phong. Nhưng chứng Co giật hoặc Khiết túng của Can phong thì chân tay biểu hiện thường là một bên co, một bên duỗi tác động ngược nhau khác hẳn với loại chân tay múa vờn, lâm sàng cần phân biệt cẩn thận.
Bệnh này khi phát cơn cũng có những triệu chứng chân tay co giật nhưng đầu tiên phần nhiều là tứ chi cứng đơ rồi sau đó một bên co, một bên duỗi, tinh thần hôn mê ngã lăn cứng đơ, miệng xòe bọt trắng và có thể tỉnh lại ngay sau đó lại tái diễn. Sau khi dứt cơn thì lại như người bình thường. Chứng nầy thường múa vờn liên tục vào buổi sáng sớm, đến khi đi vào giấc ngủ thì mọi hoạt động múa vờn không có nữa.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Múa vờn do ngoại cảm phong tà: Có chứng phát nhiệt SỢ phong hàn thường phát sinh những cơn múa vờn đột ngột, chân tay và thân mình đều giật động, uốn éo co giật không yên chốc lát lại hết. Chân tay múa may khẩn trương không tự kiềm chế được, có khi cấu véo tổn thương bản thân hoặc làm sây sứt chân tay. Vì chân tay múa may nên tay không nắm được vật, chân không đứng được, đi lại rất khó khăn, kiêm các chứng vùng đầu, mặt, mắt, mũi và khóe miệng giật động, nhăn nhó giống như “mặt khỉ”, và cơm rất khó, nói năng càng khó chỉ khi ngủ mới tạm yên, tỉnh dậy lại có cơn như trước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Phù Sác hoặc Sác Thực.
Múa vờn do Can Thận âm hư: Có chứng chân tay múa may, đầu cổ lắc lư, nhăn mày nháy mắt, hơn nữa gân mạch phần nhiều co cứng, mặt má đỏ bừng, choáng váng ù tai, mắt trông không tỏ, lưng gối yếu mỏi, lòng bàn chân tay nóng, hư phiền không ngủ được, tiểu tiện sẻn đỏ đại tiện khô táo kết, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Trầm Tế Sác hoặc Huyền Tế.
Múa vờn do khí huyết hư suy: Có chứng tinh thần mỏi mệt, đoản hơi biếng nói, tiếng nói thấp khẽ, sắc mặt xanh nhợt, môi miệng và móng tay chân trắng nhợt sợ gió tự ra mồ hôi, dần dần có hiện tượng chây tay múa vờn, dần dà nặng thêm, gân mạch ở chân tay lỏng lẻo, tê dại vô lực, cuối cùng dẫn đến sinh hoạt không tự điều khiển được, lưỡi trắng nhợt, mạch Hư hoặc Tế Nhược vô lực.
Múa vờn do Can uất huyết hư: Phần nhiều gặp ở phụ nữ vốn có các chứng trạng Tâm phiên dễ cáu giận, tinh thần ức uất, vùng ngực khó chịu, hay thở dài, đa sầu đa cảm dễ bị kích động, mau nước mắt, gặp trường hợp lo nghĩ bực tức thì cười khóc không dứt, hoặc đau khổ liên tục chân tay múa vờn, tình cảm u ám giống như diễn viên lúc làm lúc nghỉ, không ngủ hay mê dễ hoảng sợ, chất lưỡi trắng nhợt, mạch Huyền Tế.
Múa vờn do Thận tinh bất túc: Phần nhiều gặp ở người lớn tuổi lúc bắt đầu có biểu hiện giật động cục bộ về sau phát triển dần, cuối cùng là chân tay múa vờn, phần nhiều kiêm chứng hay quên, lâu ngày thì tinh thần trì trệ ngơ ngác, trầm cảm ít nói như dại như ngây kiêm các chứng tai ù đầu choáng, lưng đùi yếu mỏi, ông chân vô lực, đi lại khó khăn lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Nhược.
Múa vờn ở phụ nữ mang thai nghén: Có chứng chân tay múa may, đầu mặt đều giật động, các chứng trạng biểu hiện múa vờn cũng giống như những loại đã nói ở trên, lưỡi trắng nhợt, mạch Hoạt hoặc Huyền Hoạt.
Phân tích
– Chứng Múa vờn do ngoại cảm phong tà với chứng Múa vờn do Can Thận âm hư: Xét theo nguyên nhân và cơ chế bệnh, loại ngoại cảm phong tà phần nhiều do lứa tuổi nhi đồng sau khi sinh điều dưỡng không chu đáo, chính khí bất túc, hoặc ở người lớn tuổi thể trạng vốn suy hư lại thêm cảm nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt từ miệng mũi lọt vào kinh lạc lâu ngày hóa nhiệt dẫn động Can phong dẫn đến triệu chứng múa vờn. Chứng do Can Thận âm hư thì phần nhiều do ốm lâu tích lũy, Can Thận âm huyết bất túc cũng có thể là ngoại cảm nhiệt tà hao thương âm dịch, từ âm hư nội nhiệt hoặc âm huyết bất túc, gân mạch không được nuôi dưỡng dẫn đến gân mạch co quắp tiếp đó là dẫn động Can phong, đầu cổ lắc lư, chân tay múa vờn. Do ngoại cảm phong tà thì phần nhiều trước tiên xuất hiện các biểu chứng như phát hiện nhiệt ố hàn, đau đầu đau mình, mặt Phù… rồi sau mới phát sinh chân tay múa vờn. Loại Can Thận âm hư thì do bị bệnh nội thương lâu ngày hoặc phát sinh sau khi ngoại cảm nhiệt tà hao thương âm dịch. Lại kiêm các chứng âm hư nội nhiệt như ngũ Tâm phiền nhiệt, triều nhiệt mồ hôi trộm, hư phiền mất ngủ, miệng khô, gò má đỏ hồng, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ tươi và ít rêu, mạch Trầm Tế Sác và các chứng trạng do Can Thận suy hư như; choáng váng ù tai, mắt mờ, gân mạch co quắp tê dại, lưng đùi yếu mỏi, di tinh tảo tiết… Chân tay múa vờn do Can Thận âm hư gây nên với chân tay múa vờn do ngoại cảm phong tà gây nên đều có những dạng rất điển hình, về điều trị loại chân tay múa vờn do ngoại cảm phong tà thì dùng phép sơ giải phong tà, dưỡng huyết dẹp phong có thể cho uống Tứ vật thang gia vị theo ngụ ý “ Trị phong trước trị huyết, huyết hành phong tự diệt”. Do phong hàn thì gia Quế chi, Phòng phong , Kinh giới, do phong nhiệt thì gia Cúc hoa, Hoàng cầm, Hoàng liên. Nếu co giật nặng có thể linh hoạt gia Câu đằng, sinh Long cốt, Địa long, Toàn yết, Cương tàm, Ngô công… Múa vờn do Can Thận âm hư thì điều trị theo phép tư bổ Can Thận bình Can dẹp phong, cho uống Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia vị như Thuyền thoái, Địa long, Toàn yết…
– Chứng Múa vờn do khí huyết suy hư với chứng Múa vờn do Thận tinh bất túc: Xét từ nguyên nhân gây bệnh thì chứng do khí huyết suy tư phần nhiều gặp ở người cao tuổi thể lực yếu, âm dương mất điều hòa, gân mạch ở tứ chi mất sự nuôi dưỡng dẫn dến Can phong nội động, chân tay múa vờn, Còn chứng Thận tinh bất túc phần nhiều gặp ở người phú bẩm bạc nhược, tiện thiên bất tức hoặc ở người mang thai không được điều dưỡng chu đáo, thai nhi dinh dưỡng kém, sau khi ra đời không được điều bổ kịp thời dẫn đến Thận tinh bất túc, Can tinh thiếu thôn, gân không được nuôi dưỡng dẫn đến tứ chi múa vờn. Do khí huyết suy hư gây bệnh phần nhiều phát bệnh ở người cao tuổi, chân tay dần dần phát sinh co giật, dần dần giật động rồi cuối cùng dẫn đến chân tay múa vờn và kiêm các chứng khí huyết suy hư như: sắc mặt trắng nhợt, sợ gió tự ra mồ hôi, tiếng nói thấp khẽ, choáng váng tê dại, môi miệng và móng tay chân trắng nhợt, lưỡi trắng nhợt mạch Huyền Tế… Còn chứng Múa vờn do Thận tinh bất túc thì phát bệnh hơi sớm, phần nhiều gặp ở lứa tuổi 30-40, người bênh ngoài triệu chứng múa vờn còn kiêm các chứng trạng Thận tinh bất túc như hay quên, ngơ ngẩn như dại như ngây, mỏi lưng^ đùi yếu, tai ù đầu choáng, chứng bệnh do khí huyết hư suy điều trị nên bổ ích khí huyết, bình can dẹp phong cho uống Bát trân thang gia các vị thuốc bình can dẹp phong, chứng Thận tinh bất túc điều trị theo phép tư bổ Thận tinh cho uống Hà sa đại tạo hoàn.
– Chứng Múa vờn do Can uất huyết hư với chứng Múa vờn do Can Thận suy hư: Múa vờn do Can uất huyết hư xét theo nguyên nhân bệnh chủ yếu là do tổn hại về tình chí, lo buồn cáu giận dẫn đến Can khí uất kết, mộc không điều đạt, gan mất sự sơ tiết lại kiêm chứng huyêt hư do Tâm và Can tổn hại; huyết hư thì gân không được nuôi dưỡng, can uất khí trệ, một khi gặp kích thích cáu giận thì Can khí vọt lên vùng ngực, khí huyết không được phân bố dẫn đến tay chân múa vờn, Can Thận âm hư thì từ ngoại cảm nhiệt tà hao thương âm tinh hoặc là ốm lâu mệt nhọc, phần âm của Can Thận bất túc dẫn đến gân mạch không được nuôi dưỡng chân tay múa vờn. Người bị chứng Can uất huyết hư thường ngày có thể có bệnh chứng Tạng táo như “Phụ nhân tạp bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược viết: “Phụ nữ bị tạng táo hay buồn thương muốn khóc, giống như quỷ thần ám ảnh” cho nên người bệnh hay đa sầu đa cảm dễ bị kích động hoặc buồn thương muốn khóc hoặc cười liên tục không kiềm chế nổi, chân tay luôn giật động dễ bị ảnh hưởng của người khác, mô phỏng giống như các loại chứng múa vờn biến ảo đa đoan. Trường hợp Can Thận ân hư thì ngoài triệu chứng múa vờn còn có kiêm chứng trạng âm hư nội nhiệt và Can Thận suy hư. Loại trên điều trị theo phép thư Can dưỡng huyết bình Can dẹp phong có thể dùng Tiêu dao tán thêm các vị thuốc dẹp phong, Còn loại sau thì dùng phép tư bổ Can thận, người xưa nói: “Bị tổn thương do tình chí không dùng thuốc khoáng vật thì không được” cho nên loại bệnh trên cũng cần phải chú ý đến việc điều hòa tình chí.
– Chứng Múa vờn ở người có thai phân biệt với các chứng loại hình múa vờn khác: Thời kỳ có Thai Can Thận bị suy hư, khí huyết bất túc đều dễ làm cho gân mạch không được nuôi dưỡng, tăng thêm Can phong nội động, chân tay múa vờn, điểm chẩn đoán phân biệt chủ yếu là loại hình này chỉ phát bệnh ở thời kỳ có thai, phần nhiều gặp ở tuổi thanh niên có thai con so và thụ thai khoảng 3 tháng, cuối cùng thì khi không mang thai nữa sẽ không bị tái phát.
Khi chẩn đoán phân biệt chứng chân tay Múa vờn cần chú ý đến nguyên nhân bệnh, các kiêm chứng và lứa tuổi phát bệnh, một khi đã tìm ra ba yếu điểm trên thì chẩn đoán phân biệt không khó khăn.
Trích dẫn y văn
Viên quan thu thuế, 59 tuổi, vì thu thiếu tiền thuế bị đòn 60 gậy vì hoảng sợ biến thành chứng phong giật đã 3 năm, khi bệnh phát nặng thì chân tay quờ quạng không nắm được vật, ăn cũng phải có người bón, miệng mắt há hốc, trỢn ngược, môi lưỡi tự cắn nát bét, dúm dó, sơ sác , thường bị đông người kéo đến xem, đêm ngủ phát sốt lột bỏ áo quần, ngứa toàn thân, bên trong nhiệt mà bên ngoài lại hàn, luôn có cảm giác muốn chết, phải trói lại để tìm thầy chữa, Gia đình tìm được thầy chữa, ông thầy nói; Chữa bệnh này rất dễ, nếu gặp trời nóng nực chẳng qua làm mửa vài lần thì khỏi. Bây giờ đã qua 3 năm rồi thì châm thêm vào Du huyệt mới khỏi. Trước tiên cho uống Thông thánh tán để làm cho ra mồ hôi, tiếp theo cho uống thuốc mửa thổ ra 1,2 thăng đờm đến buổi chiều lại mửa 5 đến 7 lần nữa, bệnh đã thấy bớt lại đợi 5 ngày sau cho mửa một lần nữa, mửa ra đờm được 3, 4 thăng, vón cục như lòng đỏ trứng gà, nóng như nước sôi đến nỗi không mó tay vào được, người vợ lấy tay sờ vào cổ thấy cứng, người bệnh mê man như say rượu, khoảng 1,2 giờ sau thì tỉnh dần và đại tiện vài lần, ngay sau đó chân đã nhẹ nhàng bớt run rẩy không thấy nóng nữa và cũng đã đi được, tay đã cầm được khăn mặt, đã tự tay cầm thìa xúc đồ ăn, tiếp theo cho uống thuốc mửa 3 lần nữa bệnh lui rất nhanh, sau đó người bệnh cảm thấyjất rét, thầy thuốc nói: “ Nên bổ bằng đồ ăn uống, lâu ngày bệnh sẽ rút, Bởi vì khi bệnh nặng đã rút đi, vệ khí chưa hồi phục cho nên lấy các loại thuốc tán phong để khơi thông khí chứ không được dùng thuốc để eho ôn tạo thành biến chứng không tốt (Nho môn sự thân – Phong hình).