Công tác chăm sóc đối với bệnh nhân sa sút trí tuệ là một khâu rất quan trọng, có ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý các vấn đề sau:
- Nên chú ý tới tiền triệu của bệnh, dự phòng hoặc giảm nhẹ sự phát sinh hoặc nặng lên của các triệu chứng bệnh.
- Ăn uống:
+ Cần cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt Là các acid béo; các loại vitamin B1, C; một số yếu tố vi lượng cần thiết khác như: kẽm. sắt, kali, calci… Đặc biệt, cần bổ sung kẽm (là yếu tố vi lượng có tác dụng điều trị dự phòng sa sút trí tuệ) một cách đầy đủ và hợp lý. Kẽm có nhiều trong sò, thịt, trứng, sữa…
+ Ngoài ra, cần cho người bệnh uống đủ nước trong ngày. Tổng số nước mà người bệnh nên đưa vào cơ thể mỗi ngày là 2 lít. Nên uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt là những loại quả có chứa nhiều vitamin c.
- Giúp đỡ bệnh nhân trong các sinh hoạt thường ngày như: vệ sinh, ăn uống, đại tiểu tiện… Động viên bệnh nhân tham gia các hoạt động thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, những hoạt động có tác dụng đối với tâm lý như: chăm sóc hoa, nuôi cá, võ, đi bộ… Ngoài ra còn có thể đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến…
- Tăng cường khả năng tập luyện của bệnh nhân, chú ý đến khả năng tự lý giải trong sinh hoạt, giúp bệnh nhân tăng cường giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội; tập luyện khả năng tư duy, ghi nhớ, tính toán… Qua đó làm tăng khả năng tư duy và cải thiện lời nói của bệnh nhân.
- Giữ an toàn cho bệnh nhân:
+ Đối với những bệnh nhân nặng, khi chăm sóc cần giữ an toàn cho người bệnh, không nên để người bệnh tự ra ngoài một mình vì dễ bị lạc đường. Tốt nhất nên thường xuyên để bệnh nhân mang theo một tấm danh thiếp trong đó có ghi họ lên bệnh nhân, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Nhìn chung nên có một người thường xuyên đi theo chăm sóc vì ngoài chuyện lạc đường, người bệnh còn có thể ngã gây chấn thương gãy xương, đặc biệt là đối với những người ở trên tầng cao.
+ Khi bệnh nhân ăn uống, cần chú ý theo dõi vì các vật lạ có thể lọt vào khí quản gây tắc đường thở và có thể gây tử vong. Đặc biệt là khi trong thức ăn có món cá, cần đảm bảo gỡ bỏ hết xương trước khi cho người bệnh ăn.
+ Không nên để người bệnh ngủ một mình, phòng các trường hợp hoả hoạn, khí than gây ngộ độc.
+ Những vật dụng dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: bình nước nóng, các thuốc, các chất hoá học, ổ điện, dao… cần phải đổ ở những nơi an toàn (là những nơi không dễ lấy đối với bệnh nhân) đề đề phòng người bệnh tự sát hoặc có những sự cố nguy hiểm ngoài ý muốn.
+ Tốt nhất là có một người luôn theo sát bệnh nhân đế đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra,
- Cải thiện không khí gia đình: không khí sinh hoạt của gia đình có tác động không nhỏ đến diễn biến bệnh sa sút trí tuệ. Không khí gia đình ấm áp sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và tình trạng của bệnh nhân.
- điều trị và dự phòng các bệnh cơ thể khác ở người sa sút trí tuệ. Người sa sút trí tuệ không biết cách tự chăm sóc cơ thể mình, không phân biệt được nóng lạnh và những nguy hiểm nên rất dễ phát sinh các loại bệnh tật khác. Vì vậy, nên thường xuyên chú ý tới những thay đổi của người bệnh, đặc biệt là về ăn uống, ngủ, đại tiểu tiện để phát hiện những bất thường, dễ dàng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để khám và điều trị. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời những bất thường hoặc các triệu chứng nặng lên của bệnh thì bệnh nhân có thể tử vong.
Các phương pháp chăm sóc và phòng chống bệnh sa sút trí tuệ đã nêu ở phần y học hiện đại. Phần này đề cập đến một số cách chăm sóc và phòng bệnh sa sút trí tuệ theo y học cổ truyền.
- khí công – dưỡng sinh: hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể hàng ngày phù hợp với thực trạng sức khỏe. Các bài tập khí công – dưỡng sinh có tác dụng giúp tinh thần thư thái, cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ.
- Ngoài ra, cần hướng dẫn những người có trách nhiệm chăm sóc người bệnh và bản thân người bệnh sử dụng một số loại hoa quả, thực phẩm có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ như:
+ Vừng: bổ thận dưỡng não, dưỡng âm nhuận táo. Điều trị các trường hợp miệng khô họng khát do tinh khí của phế thận bất túc, đại trường táo nhiệt gây đại tiện bí kết…
+ Hạt sen: bổ tỳ, ích vị, dưỡng tâm an thần, bổ trí kiện não, bổ thận cố tinh. Dùng trong thể tỳ thận lưỡng hư, tiểu đục, lưng gối mỏi yếu.
+ Lạc: kiện tỳ, hoà vị, ngoài ra lạc luộc còn có tác dụng nhuận phế. Ăn nhiều lạc có thể làm giảm quá trình lão suy, hạn chế sự thoái hoá của não, ức chế tập kết tiểu cầu, phòng ngừa sự tạo thành huyết khối, giảm cholesterol máu, dự phòng vữa xơ động mạch.
+ Tang thầm (quả dâu chín): có tác dụng điều trị các thể can thận khuy tổn, tâm tỳ khí huyết lưỡng hư của sa sút trí tuệ.
+ Vải quả: tác dụng đối với thể tâm tỳ khí huyết lưỡng hư, kiêm vị dương bất túc, tâm phiền, miệng khát.
+ Nho: có tác dụng tốt đối VỚI người sa sút trí tuệ có khí huyết hư suy.
+ Hạt thông: dùng để phòng bệnh và điều trị sa sút trí tuệ. Có tác dụng tôt trong các trường hợp can thận tinh khuy tổn kèm theo phế táo, âm hư, ho khan, ít đờm, đại trường táo nhiệt, bí kết.
+ Ngoài ra, một số thức ăn có tác dụng tốt trong trường hợp sa sút trí tuệ như: trứng gà, đại đậu, mộc nhĩ, củ mài, hải sâm, nấm.
- tóm lại: sa sút trí tuệ không phải là dấu hiệu bình thường của tuổi già, không liên quan tới xã hội, kinh tế, dân tộc hoặc địa lý. Triệu chứng cơ bản của sa sút trí tuệ là suy giảm chức năng tâm thần, đặc biệt là trí nhớ. Những người sa sút trí tuệ bị mất khả năng ở các mức độ khác nhau, gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày và các quan hệ xã hội. Sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc trong điều trị chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ. Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ đúng cách sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh.