TRIỆU CHỨNG

Đặc điểm mất ngủ ở người cao tuổi:

Trằn trọc, khó vào giấc.

Hay tỉnh giấc giữa chừng, khó quay trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc.

Có thể rơi vào giấc ngủ một cách mệt mỏi, nhưng chỉ ngủ được khoảng 1 giờ, sau đó tỉnh giấc và không thể ngủ lại được.

cảm giác rất buồn ngủ nhưng khi lên giường lại không ngủ được.

Thức giấc vào khoảng 4 giờ sáng.

Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Trằn trọc, khó vào giấc là một trong các triệu chứng điển hình của mất ngủ
Trằn trọc, khó vào giấc là một trong các triệu chứng điển hình của mất ngủ

CHẨN ĐOÁN

Theo sách “Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh rối loạn tâm thần” của Mỹ năm 1994 (DMS—IV, 1994: The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition), tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ tức thời bao gồm các triệu chứng: khó ngủ, ngủ không yên giấc hoặc khó quay lại giấc ngủ nếu bị tỉnh giấc giữa chừng.

PHÂN LOẠI

Mất ngủ thường chia thành bốn loại chính:

  • Mất ngủ cấp tính: thời gian mất ngủ trong vòng 4 tuần.
  • Mất ngủ bán cấp: thời gian mất ngủ từ 4 tuần trở lên đến 6 tháng.
  • Mất ngủ mạn tính: thời gian mất ngủ trên 6 tháng.

ĐIỀU TRỊ

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Thầy thuốc cần tư vấn để người bệnh có thể điều chỉnh giấc ngủ của mình bằng cách thay đổi những thói quen thường ngày như:

Thư giãn trước khi đi ngủ.

Luyện tập cơ thể nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

Chỉ sử dụng đến giường ngủ khi đã buồn ngủ.

Tránh các giấc ngủ gà ban ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngủ khoảng 30 phút vào mỗi buổi trưa.

Bữa tối chỉ nên ăn nhẹ, tránh việc ăn quá no dễ dẫn tới hiện tượng mất ngủ.

“Hạn chế thời gian trên giường ngủ”: các nhà khoa học cho rằng việc hạn chế thời gian nằm trên giường đối với bệnh nhân mất ngủ là một cách điều trị hiệu quả. Ví dụ: một người thường ngủ 5 giờ một ngày thì chỉ nên nằm trên giường 5 – 5,5 giờ; người bệnh nên đặt chuông đồng hồ báo thức vào một giờ nhất định; sau đó, thời gian nằm trên giường có thể tăng lên chút ít theo từng phân đoạn thời gian; tuy nhiên, người bệnh vẫn nên duy trì thời gian thức giấc vào một giờ nhất định; dần dần, thời gian ngủ của người bệnh sẽ tăng lên.

Dùng thuốc

Các chất benzodiazepine (nitrazepam, flurazepam, loprazolam, lormetazepam, metazepam).

  • Các chất benzodiazepine tác động lên thụ thể (receptor) GABA-A của hệ thần kinh trung ương, làm tăng lượng GABA (gama aminobutyric acid – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế). Các chất benzodiazepine được sử dụng trong các trường hợp mất ngủ, lo âu, giảm đau.
  • Thời gian tác dụng của nitrazepam và flurazepam dài hơn của loprazolam, lormetazepam và metazepam, do đó làm ảnh hưởng tới hoạt động của người bệnh vào ngày hôm sau, đồng thời do tác dụng an thần kéo dài nên có hiện tượng “tích lũy” thuốc. Vì vậy, nitrazepam và flurazepam ít được lựa chọn trong điều trị mất ngủ.
  • Diazepam thường được sử dụng để điều trị các trường hợp mất ngủ kết hợp với lo âu.
  • Các chất benzodiazepin có tác dụng kéo dài giấc ngủ, giảm hiện tượng thức giấc giữa chừng nhưng không có tác dụng làm giảm thời gian rơi vào giấc ngủ của người bệnh.

Các thuốc nhóm z (zoplicone, zaleplon, zonpidem):

  • Các thuốc nhóm z cũng có tác động lên thụ thể (receptor) GABA-A của hệ thần kinh trung ương, nhưng tác dụng vật lý và hóa học của thuốc đối với cơ thể khác với các chất benzodiazepine cổ điển. Tuy nhiên, tác dụng gây ngủ của thuốc cũng giống như tác dụng tức thời của các chất
  • Khi sử dụng các thuốc nhóm z kéo dài cũng gây nên hiện tượng phụ thuộc thuốc, biểu hiện bằng tăng dần liều và có các triệu chứng của hội chứng cai nghiện khi ngừng thuốc.
  • Mặc dù tác dụng của các thuốc nhóm z ngắn hơn các chất benzodiazepine nhưng cũng có các tác dụng không mong muốn như. Zoplicone liều bình thường có thể gây suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến khả năng lái xe ở người trưởng thành trong vòng 11 giờ.
  • Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới cho thấy: các thuốc nhóm z không ưu việt hơn so với các chất

Các thuốc kháng histamine

  • Bản chất của các thuốc kháng histamine là các thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, một số loại thuốc khi sử dụng sẽ có hiện tượng buồn ngủ (như promethazine). Đây là tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • một số người có thể lợi dụng tác dụng này của thuốc để điều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, các thuốc kháng histamine chỉ có tác dụng đối với triệu chứng mất ngủ mà không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh như các chất benzodiazepine và các thuốc nhóm z. Nếu lạm dụng thuốc này để điều trị chứng mất ngủ sẽ gây hiện tượng mệt mỏi, ngủ gà vào ngày hôm sau. Nếu lạm dụng thuốc trong một thời gian dài, có thể gây ra hiện tượng mất ngủ thứ phát.
  • Các loại thuốc khác:chlormethiazole, chloral, barbiturate là những thuốc an thần cổ điển, hiện nay ít sử dụng.

ĐIỀU DƯỠNG VÀ DỰ PHÒNG BỆNH MẤT NGỦ

Chăm sóc giấc ngủ và phòng chống bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là việc rất quan trọng. Khi được ngủ đủ và chất lượng giấc ngủ được nâng cao sẽ làm cho tinh thần tỉnh táo, thoải mái vào ngày hôm sau, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Để thực hiện được điều đó, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh thực hiện các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện như sau:

  • ăn uống:

+ Người cao tuổi nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no. Đặc biệt, nên ăn bữa tối trước giờ ngủ ít nhất 3 tiếng, đó là bữa ăn nhẹ nhàng nhất trong ngày. Nếu ăn quá no trước khi đi ngủ, người bệnh sẽ cảm thấy người mệt mỏi, bụng đầy trướng, khó vào giấc.

+ Nên dùng các thức ăn dễ tiêu như: các loại thức ăn làm từ đậu, cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, các món rau xào qua. Nên có sự cân bằng về thành phần thức ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, các loại muối vô cơ, các loại vi chất.

+ Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần thiết trong ngày. Nếu lượng nước đưa vào ít hơn so với nhu cầu sử dụng của cơ thể sẽ dẫn tới hiện tượng háo khát, khó ngủ. Người trẻ tuổi bình thường cần từ 1,5 đến 2 lít nước trong 1 ngày. Người cao tuổi có thể uống lượng nước ít hơn, nhưng không thể uống dưới 1,5 lít nước/1 ngày. Tuy nhiên, nên chia đều lượng nước cần uống trong ngày, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ vì dễ gây nên hiện tượng tiểu đêm, dẫn tới mất ngủ.

  • Sinh hoạt:

+ Cần tránh các giấc ngủ gà vào ban ngày. Do người cao tuổi thường có nhiều thời gian nhàn rỗi nên ban ngày thường hay ngủ gà, dẫn tới hiện tượng mất ngủ vào ban đêm. Nếu việc này xảy ra thường xuyên sẽ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.

+ Chỉ lên giường khi thực sự buồn ngủ, tránh việc lên giường quá sớm. Thời gian ngủ quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng tỉnh giấc giữa chừng hoặc tỉnh dậy sớm hơn bình thường ở người cao tuổi.

+ Luyện tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ cũng như thời gian ngủ. Tuy nhiên, không nên thức dậy quá sớm để tập thể dục vì điều này sẽ làm giảm thời gian ngủ của người bệnh.

+ Hạn chế đến mức tối đa các tác động tâm lý có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của người cao tuổi.

  • Điều trị các bệnh toàn thân làm giảm chất lượng giấc ngủ như: sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não viêm đường hô hấp, đau xương khớp, bệnh lý tim mạch…
0/50 ratings
Bình luận đóng