Bệnh miệng và mắt bị méo lệch là một trong những chứng trạng thuộc trúng phong, cũng gọi là diện than, y học hiện đại gọi là liệt dây thần kinh mặt. Chứng này có thể xuất hiện đồng thời với chứng trúng phong, cũng có thể xuất hiện một cách đơn độc, ờ đây chỉ đề cập đến sự xuất hiện đơn độc mà thôi.
Nguyên nhân gây bệnh đa số là do ngoại cảm phong hàn hoặc là trong khi ngủ gần cửa sổ bị tặc phong xâm nhập vào, tà khí của phong hàn xuất hiện nơi mặt làm cho các kinh thủ túc dương minh, thủ thái dương, túc thiếu dương bị trở trệ, khí huyết lưu thông không còn xướng nữa, kinh mạch mất đi sự nhu dưỡng, cơ nhục và cân khí bị buông lơi không thu lại được… Thiên kinh cân sách Linh Khu viết: “Thái dương thuộc màn lưới trên mắt, dương minh thuộc màn lưới dưới mắt, chi biệt của nó đi từ giáp xa kết với phần trước tai” bệnh làm cho từ ngón chân giữa đến bắp chân bị chuyển cân, vùng phục thỏ bị chuyển cân, trước mấu chuyển lớn sưng thũng, gân bụng bị co quắp, dần lên đến khuyết bồn và xương quai, miệng bị méo lệch. Nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm lại được, nếu nhiệt thì cân bị buông lỏng không thu lại được, vì thế thành méo lệch. Ta gọi nếu do hàn thì kinh cân bị co rút, nhãn bào không khép lại được, cân vùng quai hàm bị kéo đến làm lệch, khoé miệng luôn di động, nếu do nhiệt thì Gân bị buông lơi, mắt không mở ra được, cân nhục bị lỏng không còn khả năng thu khép khoé miệng được, vì thế mà thành miệng mắt bị méo lệch.
+ Chứng trạng : Miệng mắt bị méo lệch (hoặc sang trái hoặc sang phải), nhãn bào khép lại không kín, hoặc mí mắt không mở to lên được, hay chảy nước mắt hoặc nhìn lé (lệch) sang một bên, khoé miệng bị méo lệch buông xuống dưới, khi khóc hay cười càng thấy rõ hơn, mép miệng chảy nước bọt, cắn thức ăn không đủ sức, nặng hơn uống nước có thể chảy ra ngoài, tình cảm không biểu lộ được rõ, tiếng nói không rõ ràng, mạch phù hoãn hoặc nhu tế.
+ Phép trị: Khu phong, thòng lạc, dưỡng huyết, hoà doanh khí.
+ Xử phương và phép châm cứu: Giáp xa (há miệng thủ huyệt) châm 5 phân, tiền bổ hậu tả; châm địa thương tiền bổ hậu tả 5 phân; châm bổ bách hội 2 phân; châm tiền bổ hậu tả hợp cốc 5 phân; châm bổ nhân trung 2 phân; châm tả thái dương 2 phân, châm tả xích trạch 5 phân, lưu kim 10 phút, sau khi châm cứu từ 3 đến 5 tráng, cách ngày châm 1 lần. Trừ giáp xa, địa thương và hợp cốc ra, các huyệt khác có thể châm luân lưu. Hai huyệt giáp xa và địa thương nếu bệnh bên phải thì châm bên trái, nếu bệnh bên trái thì châm bên phải.
+ Phép gia giảm: Nếu bệnh nặng châm thêm đại chuỳ 5 phân, phế du 3 phân, liệt khuyết 2 phân, tất cả đều tiền bổ hậu tả, châm tả phong phủ 5 phân. Nếu nặng mắt không nhắm lại được châm thêm quyền liêu 2 phân bình bổ bình tả, nếu miệng méo nhiều châm thêm thừa tương 1 phân, nếu miệng chảy nước dãi không uống nước được, châm thêm túc tam lý 1 thôn, bổ; châm tuyệt cốt 5 phân, bổ.
CẤM KỴ
Giữ cho vùng da mặt không bị gió lạnh,khi ra ngoài phải mang khẩu trang, không nên ngồi nơi có gió để tránh gió lùa.
Y ÁN
Thí dụ 1 : Bà Tô …. 47 tuổi, đến khám lần đầu ngày 16 tháng 2 năm …
+ Khám lần đầu: Bệnh nhân cho biết sáng sớm thức dậy đi súc miệng mới phát giác mép miệng bị chảy nước ra ngoài, bà này liền đi soi gương thì thấy mép miệng bị lệch sang bên phải, mắt trái không nhắm lại được, lúc nói chuyện hoặc cười thì thấy rõ nhất. Đây là các kinh thủ dương minh, túc dương minh, túc thiếu dương bị trúng phong hàn.
+ Phép trị: Sơ thông kinh khí ở vùng mặt và hàm là chính.
+Xử phương : Châm bổ bách hội 3 phân, châm giáp xa phía bên tả 3 phân, địa thương 2 phân, quyền liêu 3 phân, tất cả đều tiền bổ hậu tả, châm hợp cốc 5 phân, dương làng tuyền 5 phân, đều dùng phép tả, lưu kim 15 phút, cho uống thêm thang thuốc sau :
Đảng sâm | (9 gr) | Đương quy | (9 gr) |
Trần bì | (9 gr) | Bán hạ | (6 gr) |
Bạch linh | (9 gr) | Xương bồ | (9 gr) |
Tần giao | (9 gr) | Phòng phong | (9 gr) |
Cam thảo | (3 gr) | Nhục quế | (1 gr) |
Bạch truật | (9 gr) |
Sắc với nước uống.
Khám lần 2 (ngày 19 tháng 3) : châm cứu y như phép cũ có gia giảm, các chứng cơ bản đều khá, duy chỉ có mắt trái còn khó khăn khi nhắm lại, châm như cũ gia thêm túc tam lý, điện châm 20 phút.
Sau đó châm tiếp 3 lần hết hẳn.
Thí dụ 2: Cô Hoàng … 18 tuổi, đến khám ngày 9 tháng 5 năm …
+ Khám lần 1: Bệnh nhân cho biết hôm qua trong lúc đùa với bạn bè, bỗng nhiên khi cười thì phát hiện thấy miệng méo hẳn về phía phải. Sáng hôm sau thấy huýt sáo thì khí bị lọt ra ngoài, mắt bị chảy nước mắt, mạch phù hoãn.
Đây là chứng phong khí trúng vào lạc mạch của dương minh.
+ Phép trị: Sơ phong, thông kinh hoạt lạc.
+Xử phương : Châm quyền liêu 3 phân, giáp xa 3 phân, địa thương 2 phân, hạ quan 3 phân, đại nghinh 3 phân, hợp cốc 5 phân, tất cả đều dùng phép tả; châm bổ túc tam lý 5 phân, lưu kim 10 phút.
+ Khám lân 2 (ngày 17 tháng 6): Bệnh đã khỏi, châm thêm một lần như trước nhằm củng cốhiệu quả.
Thí dụ 3: Ông Ngô Văn V… 40 tuổi ởtại ngày 10 tháng 10 năm… đến khám.
+ Khám lần 1: Bệnh nhân cho biết ba ngày trước đó, trong khi ăn cơm thì phát giác ra nửa phần mặt bên phải bị tê không còn cảm giác, hôm sau đến lượt cánh tay bị tê dại, đầu choáng váng, chân bước cũng bị khó khăn, bệnh nhân liền đến bệnh viện kiểm tra huyết áp ghi là 160/90mmHg và yêu cầu được
châm cứu trị liệu. Miệng của ông bị lệch sang phía tả không khép lại được, mắt bên phải lại không nhắm được kín, nếp nhăn trên trán không còn nữa, kết mạc của mắt bị sung huyết, mạch phù huyền. Đây là chứng thuộc phong trúng vào kinh lạc.
+ Phép trị: Sơ thông kinh lạc, đuôi phong, tiềm dương.
+ Xử phương: Châm bổ bách hội 3 phân; tả thái dương 3 phân; châm tả giáp xa 3 phân, địa thương 2 phân, nhân trung 3 phân; châm tiền bổ hậu tả các huyệt khúc trì 5 phân, ngoại quan 5 phân, phong trì 5 phân, dương lăng tuyền 1 thốn, túc tam lý 5 phân, giải khê 3 phân. Sau khi châm xong cứu túc tam lý 5 tráng, lưu kim 10 phút.
+ Khám lần 2 (ngày 13 tháng 10): Sau khi châm miệng mắt khá, có thể nhắm lại được, huyết áp xuống 120/80mmHg, các chứng như cũ; theo phép cũ châm và cứu thêm 10 lần nữa, các chứng giảm nhiều, châm thêm ba lần nữa thì khỏi hẳn.