CHI TỬ (dành dành)
Tên khoa học: Gardenia florida L.; Họ cà phê (Rubiaceae)
Bộ phận dùng: cả quả hoặc nhân. Thường dùng quả cây dành dành mọc ố rừng núi (sơn chi tử), quả nhỏ chắc nguyên vỏ, vỏ mỏng vàng, trong đỏ sẫm, có nhiều hạt thơm, khô, không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt.
Thứ quả của cây mọc ở đầm, ruộng là kém.
Chi tử nhân: Đã bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học: Hạt có chất gacdenin, chất croxetin, tinh dầu, chất nhầy. Trong quả cũng có tinh dầu.
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh tâm, phế và tam tiêu.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tả hỏa, lợi tiếu tiện, cầm máu.
Chủ trị: Trị tâm phiền rạo rực, hoàngđản, bệnh về bộ máy tiết niệu, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, hư phiền không ngủ.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ: Tỳ, vị hư hàn, không do thấp nhiệt không dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Hái quả đã chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi cho khô vỏ, lại sấy giòn. Dùng sống hoặc tam nước gừng sao, hoặc sao cháy tồn tính, tùy từng trường hợp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Còn vỏ thì sao khô, chà bỏ vỏ:
– Phơi khô dùng (dùng sống để thanh nhiệt)
– Sao qua dùng (dùng chín để tả hỏa)
– Sao đen đế cầm máu
Ghi chú:
– Màu vàng của chi tử còn dùng làm màu nhuộm thức ăn vì không độc.

Lá cây dành dành tươi giã đắp mắt chữa quặm.

Bảo quản: Dễ mốc, sâu nên cần để nơi khô ráo, phòng sâu bọ.

0/50 ratings
Bình luận đóng