Các tật khúc xạ của mắt gồm có
CẬN THỊ: ảnh của vật ở xa nằm ở phía trước võng mạc do trục trước – sau của mắt dài ra. Người bị cận thị chỉ nhìn thấy rõ các vật ở gần.
Điều chỉnh: đeo thấu kính cầu phân kỳ (âm). Ví dụ: -2 điốp cầu.
VIÊN THỊ: ảnh của một vật ở xa nằm ở phía sau võng mạc do trục trUốc sau của mắt bị ngắn lại. Người bị viễn thị phải điều tiết để thấy rõ vật ở xa và vật càng ở gần thì càng phải điều tiết nhiều hơn. Cố gắng điều tiết cũng chỉ có giới hạn nhất định và có thể gây nhức đầu, thậm chí là bị lác.
Điều chỉnh: đeo thấu kính cầu hội tụ (dương) . Ví dụ + 2 điốp cầu.
LOẠN THỊ: do độ khúc xạ theo các kinh tuyến của giác mạc không đều nên các tia sáng không chụm vào một điểm. Loạn thị có thể do võng mạc cong không đều hoạc do bề mặt của các diện quang học của mắt không đều, nhất là mặt trước của giác mạc.
Điều chỉnh: thấu kính lăng trụ theo kinh tuyến bị rối loạn. Ví dụ: – 0,75 điốp ở 75°.
LÃO THỊ: không nhìn rõ vật ở gần nhưng nhìn rõ vật ở xa. Lão thị là do giảm khả năng điều tiết nhìn xa
- gần do nhân mắt bị giảm đàn hồi hoặc do thay đổi hoạt động của cơ thể mi.
Điều chỉnh: giống như viễn thị.
CÁC RỐI LOẠN KHÁC: tật khúc xạ hai mắt không đều (độ khúc xạ của hai mắt chênh lệch nhau trên 2 điốp), chứng hình võng mạc không đều (sự khác biệt của hai ảnh đã được điều chỉnh bằng kính làm cho chúng khó chập lại và có thể làm một trong hai ảnh bị mất).
GHI CHÚ
- Có nhiều cách can thiệp bằng ngoại khoa để chữa tật cận thị, đáng chú ý là:
- Rạch giác mạc theo hình tia: gây mê cục bộ, rạch võng mạc theo kinh tuyến. Phần lớn các trường hợp cận thị nhẹ có thể được điều chỉnh xuống gần 1 điốp.
- Tạo hình giác mạc: bóc đi một lớp giác mạc để làm mỏng giác mạc rồi để giác mạc phục hồi lại. Kỹ thuật này dùng để chữa cận thị nặng.