Bệnh mắt đái tháo đường không chỉ giới hạn trong bệnh lý võng mạc mà tất cả các cấu trúc của mắt đều có thể bị tác động có hại của đái tháo đường. Một số tác động này có hậu quả nhỏ và có thể không được nhận thấy, kể cả người bệnh và thầy thuốc. Các tác động khác, tuy không đe dọa thị giác nhưng lại gây sự khó chịu khi nhìn hoặc làm xuất hiện các triệu chứng khác can thiệp vào chức năng thị giác bình thường. Các ảnh hưởng này thường gặp trong đái tháo đường, chúng cũng cần được đánh giá đầy đủ để loại trừ các nguyên nhân đe dọa sức khoẻ người bệnh.

Liệt mắt

Bệnh đơn dây thần kinh của dây thần kinh sọ số III, IV hoặc VI, tuy ít gặp nhưng là một biến chứng đột ngột, thường gặp ở 0,4 – 0,97% số người mắc bệnh đái tháo đường. Triệu chứng biểu hiện thường là nhìn đôi rõ rệt, đôi khi có kèm theo đau ở mắt. Bệnh đơn dây thần kinh phải chẩn đoán phân biệt với khối u hoặc phình mạch não. Mặt khác, đánh giá toàn bộ các dây thần kinh sọ có thể tốn thời gian, tiền của và đôi khi gây khó chịu cho người bệnh.

Trong các bệnh đơn dây thần kinh, dây số III thường gặp nhất, tiếp theo là dây số VI, ít gặp hơn là dây số IV và dây số VII. Các dây này có thể tổn thương đơn độc hoặc kết hợp với một hoặc nhiều dây khác. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là người bệnh thường than phiền nhìn đôi, có thể có đau đầu hoặc đau mắt cùng bên. Các triệu chứng đau đầu hoặc đau mắt có thể xuất hiện trước khi có triệu chứng nhìn đôi. Sự kết hợp liệt dây số III, dây số VI và dây số VII ít gặp trong bệnh thần kinh đái tháo đường.

Liệt dây số III thường dẫn đến sụp mi mắt bên tổn thương, mắt nhìn xuống dưới và ra ngoài; đau trên ổ mắt có thể có trước hoặc kết hợp với liệt. Trong liệt dây số III, đồng tử nói chung không bị ảnh hưởng tuy sự đánh giá đồng tử có thể bị ảnh hưởng bởi chính bệnh đái tháo đường hoặc quang đông laser rải rác (toàn bộ võng mạc). Trong một nghiên cứu tiến cứu trên 26 người bệnh có liệt dây số III liên quan đái tháo đường, liệt mắt trong xảy ra ở 38% trường hợp, tuy đồng tử không đều mức 1 mm hoặc ít hơn, nhưng không có trường hợp nào đồng tử giãn hoàn toàn và không phản ứng. Điểm đặc biệt lâm sàng quan trọng trong liệt dây số III căn nguyên đái tháo đường là các sợi thần kinh cho đồng tử thường không bị ảnh hưởng, điều này giúp phân biệt liệt dây số III này với liệt dây số III do phình mạch hoặc u nội sọ. Trong những tình huống mà chức năng dây số III bị mất ngoại trừ đồng tử, phình mạch rất ít có khả năng. Liệt nhãn cầu ở những bệnh nhân đái tháo đường cần được khám thần kinh và nội khoa kỹ lưỡng, vì có tới 42% liệt này ở những người bệnh đái tháo đường không phải do đái tháo đường gây ra. Các chẩn đoán nguyên nhân khác cũng rất phong phú, bao gồm nhược cơ, bệnh Basedow, zona, bệnh mất bao myelin, viêm cơ nhãn cầu không rõ nguyên nhân và các bệnh viêm nhãn cầu khác, u tiết prolactin và hạ glucose máu.

Người bệnh có liệt dây số VI thường có mắt bị tổn thương nhìn vào trong về hướng mũi. Sự chuyển động của mắt ra phía ngoài quá đường giữa bị hạn chế hoặc mất hẳn. Dây số VI có đường đi nội sọ dài, có nhiều nguyên nhân có thể gây liệt dây số VI, cần phải khám và đánh giá cẩn thận, đặc biệt nếu có dấu hiệu tổn thương cả hai bên.

Yếu dây số IV gây ra sự kết hợp nhìn đôi dọc và ngoài, và bệnh nhân có thể có nghiêng đầu hoặc than phiền về hình ảnh nghiêng. Liệt dây số IV tương đối hiếm gặp.

Hồi phục hoàn toàn chức năng các dây thần kinh thường diễn ra sau 1 đến 9 tháng. Tái phát có thể xảy ra, nhưng không thấy sự tái sinh bất thường nào của dây thần kinh.

Trong một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu trên 100 người có liệt dây thần kinh sọ não do thiếu máu có liên quan với đái tháo đường. Điều trị hệt mắt là điều trị triệu chứng để giảm nhẹ nhìn đôi và thường bao gồm bịt một mắt tạm thời, dùng với giảm đau nhẹ nếu cần. Đau nặng không phải là đặc trưng của bệnh và nếu người bệnh đau tới mức buộc phải dùng giảm đau mạnh thì phải đặt ra nghi ngờ đến nguyên nhân gây bệnh khác, như phình mạch nội sọ, chẳng hạn. Liệt dây thần kinh do đái tháo đường thường khỏi hoàn toàn xảy ra sau ít tuần, thậm chí đến 6-9 tháng. Liệt dây thần kinh mà không bắt đầu thoái triển sau khoảng 6 tuần, thì thường không phải căn nguyên đái tháo đường.

Giác mạc

Đái tháo đường tác động vào bệnh lý giác mạc theo nhiều cách khác nhau. Giác mạc của người bệnh đái tháo đường có thể dễ dàng bị tổn thương hơn và lành chậm hơn so với giác mạc ở người không bị đái tháo đường. Một yếu tố quan trọng để phân biệt là giảm độ nhạy cảm của giác mạc do đái tháo đường so với những người không bị đái tháo đường cùng tuổi. Giảm độ nhạy xảy ra đồng thời ở hai mắt người bệnh và mức độ tăng tăng lên cùng với thời gian mắc bệnh.

Những sự thay đổi của thần kinh giác mạc ở chuột bị đái tháo đường, cũng như sự thoái hóa sợi trục đã được chứng minh ở lá đáy của tế bào Schwann. Những thay đổi như thế có thể liên quan đến sự phát triển của loét thần kinh dinh dưỡng giác mạc trong đái tháo đường. Các nghiên cứu mô học về các tế bào nội mạc của giác mạc trong đái tháo đường cho thấy những bất thường hình thái làm cho lớp tế bào này ít ổn định và dễ bị tổn thương hơn. Các nếp gấp nhỏ trên màng Descemet có thể là biếu hiện của sự thay đổi ở mức dịch mô của giác mạc. Biểu mô giác mạc và màng đáy của nó cũng liên quan với bệnh giác mạc do đái tháo đường. Biểu mô giác mạc người chứa một lượng lớn sorbitol và fructose. Người ta đang cho rằng có khả năng con đường sorbitol hoạt động ở mô này có nhiều thay đổi. Sự gắn kết kém của các tế bào biểu mô vào màng đáy có thể là kết quả của những thay đổi về thẩm thấu trong giác mạc.

Những thay đổi giác mạc như thế đặt ra nhiều vấn đề lâm sàng, về mặt lý thuyết người bệnh đái tháo đường phải mang kính áp tròng thì sẽ không thuận tiện. Song gần đây có một nghiên cứu tiến cứu có kiểm chứng so sánh kính áp tròng mềm ở 40 người bệnh đái tháo đường với 40 người không mắc đái tháo đường cho thấy việc mang kính áp tròng mềm thế hệ mới không gầy ra ảnh hưởng đáng kể nào cho những người bị đái tháo đường. Trầy xước hoặc trợt giác mạc nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ dễ bị phát triển thành loét. Trợt giác mạc cũng có thể tái phát nhiều hơn vì lành chậm và kém. Nhiễm trùng nhẹ, cũng có thể trở thành đe dọa thị giác khi có bệnh đái tháo đường.

Xu hướng của trầy xước giác mạc có thể được cải thiện khi sử dụng thuốc nhỏ thay thế nước mắt, hoặc làm tắc điểm bằng collagen hoặc Silicon, hoặc đốt điểm để giữ thể tích nước mắt, đặc biệt ở môi trường khô. Một nghiên cứu trên 95 người đái tháo đường typ 2 và 58 người không bị đái tháo đường, cho thấy cảm giác của giác mạc, bài tiết nước mắt toàn bộ và bài tiết nước mắt phản xạ đều giảm ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

Phẫu thuật khúc xạ giác mạc đang trở thành phương pháp phổ biến để sửa chữa cận thị, loạn thị hay viễn thị. sử dụng tia laser điều trị (Laser in situ keratomileusis – LASIK) là phương pháp điều trị phổ biến và có kết quả tốt. Nhưng người bệnh được làm LASIK có thể bị khô mắt và tổn thương chức năng bài tiết nước mắt, đặc biệt trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Người ta cũng đã chứng minh có giảm độ nhạy cảm giác mạc sau LASIK do có sự gián đoạn động học của nước mắt trên bề mặt nhãn cầu.

Một nghiên cứu hồi cứu trên 30 mắt của những người bệnh đái tháo đường và 150 mắt đối chứng ghép cặp theo tuổi và giới, trong thời gian theo dõi 6 tháng cho thấy: Những người bệnh đái tháo đường đã được làm LASIK có nguy cơ phát triển các biến chứng giác mạc sau phẫu thuật nhiều hơn. Trong nghiên cứu này bệnh lý mắt do đái tháo đường có tỷ lệ biến chứng toàn bộ là 47%, cao gấp nhiều lần so với 6,9% ở nhóm chứng.

Như vậy, người bệnh đái tháo đường cần cảnh giác với những tác dụng phụ tiềm tàng của kính áp tròng và cần có sự đánh giá theo dõi tiến hành thường xuyên và kỹ lưỡng. Đối với khám và điều trị mắt, kính áp tròng mềm có thể được sử dụng.

Tuy các phương pháp đang cải tiến có thể có ít tác dụng phụ và biến chứng hơn, phẫu thuật khúc xạ giác mạc cho người đái tháo đường cần được tiến hành chỉ sau khi xem xét kỹ lưỡng các nguy cơ và lợi ích của biện pháp này.

Glaucoma

Có tới 4,9% glaucoma góc mở tiên phát gặp ở những người bị đái tháo đường so với những người không bị đái tháo đường (1,8%). Trong quần thể người bị mắc bệnh glaucoma thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng cao hơn (4-18%) so với quần thể chung. Trong nghiên cứu bệnh võng mạc đái tháo đường Wisconsin, tỷ lệ mắc mới của glaucoma là 3,7% ở những người được chẩn đoán trước tuổi 30; tỷ lệ ở những người được chẩn đoán ở tuổi từ 30 trở lên và không dùng insulin là 6,9% và có dùng insulin là 11,8%.

Trong thuần tập nghiên cứu gồm 2366 người đái tháo đường và 381 người ở nhóm chứng không mắc bệnh đái tháo đường thì những người mắc bệnh đái tháo đường có nhãn áp trung bình cao hơn so với nhóm chứng.

Nghiên cứu mắt Beaver Dam, một nghiên cứu dựa trên quần thể về bệnh mắt liên quan đến tuổi ở 4926 người, tìm thấy 4,2% người mắc đái tháo đường có glaucoma so với tỷ lệ 2,0% ở nhóm người không mắc bệnh đái tháo đương.

Nghiên cứu mắt Blue Mountains, Australia với 3645 đối tượng tham gia, tỷ lệ hiện mắc glaucoma ở những người mắc đái tháo đường là 5,5% so với 2,8% ở những người không bị đái tháo đường. Nghiên cứu này kết luận rằng có mối liên quan chặt giữa đái tháo đường và glaucoma. Tương tự, trong số 4178 người tham gia vào nghiên cứu Rotterdam, có sự kết hợp mạnh giữa tăng nhãn áp và gaucoma áp lực cao với bệnh đái tháo đường mới được chẩn đoán.

Tại sao glaucoma lại thường gặp hơn trong đái tháo đường cũng là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Hiện tại người ta cũng chưa hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của glaucoma góc mở tiên phát. Bản chất glaucoma hay tăng nhãn áp đã được xem là biện pháp bảo vệ mắt khỏi sự phát triển của bệnh võng mạc đái tháo đường nặng.

Điều trị glaucoma góc mở ở những người mắc đái tháo đường phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ chung của người bệnh, cần thận trọng khi sử dụng thuốc chẹn beta tại chỗ vì nó có thể che lấp các dấu hiệu của hạ glucase máu hoặc ảnh hưởng đến tình trạng tim mạch. Acetazolamid hoặc các chất ức chế carbonic anhydrate có thể được sử dụng, với điều kiện điện giải máu phải được theo dõi chặt chẽ. Các chất tương tự prostaglandin được khuyến cáo phải được sử dụng thận trọng, nhất là khi có kết hợp với phù hoàng điểm hoặc ở những người mắc bệnh đái tháo đường có cấy thấu kính nội nhãn cầu.

Glaucoma góc hẹp hay glaucoma góc đóng cấp tính tương đối hiêm gặp. Tỷ lệ mắc glaucoma góc hẹp ở những người mắc đái tháo đường cũng tương tự so với dân số chung. Cơ chế được đưa ra cho giả thuyêt về bệnh lý này với bệnh đái tháo đường là sự rối loạn chức năng thần kinh tự động ở phần trước của mắt dẫn đến tăng tính nhạy cảm với các chất trung gian giao cảm và cận giao cảm, cùng với mông mắt-vách ngăn thấu kính di chuyển về phía trước đã làm cho góc lọc bị nông và có thể bị đóng lại.

Trong glaucoma góc đóng cấp, góc dòng chảy ra ở tiền phòng của mắt, được tạo bởi mốmg mắt và mặt sau của giác mạc, bị đóng lại chặn dòng chảy ra vào các kênh dẫn đi. Kết quả là sự tăng đột ngột áp lực nội nhãn cầu với các biểu hiện lâm sàng như đau mắt, giảm thị lực, xuất hiện quầng màu quanh bóng đèn; đồng thời xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn và nôn. Vì thế khi người bệnh đái tháo đường có triệu chứng buồn nôn và nôn, người ta buộc phải nghĩ đến glaucoma góc đóng đế chẩn đoán phân biệt. Glaucoma góc đóng được coi là một cấp cứu nội – ngoại khoa. Điều trị bao gồm cố gắng loại bỏ góc đóng bằng thuốc với các thuốc nhỏ làm co đồng tử và hạ thấp áp lực tại chỗ, hoặc bằng cách sử dụng thuốc có tác dụng toàn thân, cắt bỏ mông mắt ngoại vi bằng phẫu thuật hoặc laser có thế khôi phục dòng dịch di chuyến bình thường. Giãn đồng tử có thể làm khởi phát cơn góc đóng, cần chú ý trước khi dùng bất kỳ thuốc giãn đồng tử nào.

Một loại glaucoma khác thường gặp trong đái tháo đường là glaucoma tân tạo mạch trong đó sự tăng sinh mạch máu mới trên mốmg mắt lan rộng đến góc lọc của tiền phòng. Sự tăng sinh xơ mạch này cản trở dòng dịch đi bình thường, dẫn đến glaucoma do tân tạo mạch.

Mạch máu mới trên mống mắt được nhìn thấy đầu tiên ở xung quang rìa đồng tử, tuy các mạch máu có thể phát triển ban đầu ở hoặc gần góc lọc. Khám kiểm tra mắt bằng kính hiển vi sinh học có đèn khe là cần thiết để quan sát và đánh giá những mạch máu này. Sự phát triển của glaucoma tân tạo mạch ở một mắt tương quan rất mạnh với sự phát triển của tình trạng này ở mắt kia của người bệnh. Tiên lượng đối với mắt tổn thương phải thận trọng khi đã có glaucoma tân tạo mạch.

Điều trị bằng quang đông laser rải rác (toàn bộ võng mạc) hoặc liệu pháp lạnh đã được chứng minh là có ích trong điều trị mạch máu tân tạo trên mống mắt. Glaucoma tân tạo mạch cũng có thể được điều trị bằng “quang đông góc” nếu phẫu thuật không có khả năng làm giãn đồng tử hoặc nếu vì những lý do khác cản trở việc quan sát đáy mắt. Thường thì sự kết hợp giữa quang đông toàn bộ võng mạc và quang đông góc được sử dụng để điều trị glaucoma tân tạo mạch. Điều trị nội khoa phụ trợ bao gồm các thuốc có tác dụng tại chỗ để làm giảm nhãn áp. Các thuốc gây liệt điều tiết và thuốc nhỏ steroid tác dụng tại chỗ có thể giảm viêm nhãn cầu và giảm nhẹ triệu chứng đau. Loại bỏ thể my bằng laser tiếp xúc YAG có thể kiểm soát áp lực cao khi điều trị nội khoa thất bại. Phẫu thuật lọc quy ước cho kết quả kém nhưng các kỹ thuật ngoại khoa và laser khác như van Molteno và laser xuyên củng mạc đã cải thiện rất nhiều kết quả.

Đái tháo đường và đục thuỷ tinh thể

Đục thuỷ tinh thể là một biểu hiện quan trọng khác của đái tháo đường. Theo truyền thống, 3 typ tổn thương đã được nghi nhận trong đái tháo đường: thể “bông tuyết” hay đục thuỷ tinh thể chuyển hóa, đục thuỷ tinh thể tuổi già và đục thuỷ tinh thể biến chứng hay đục thuỷ tinh thể thứ phát.

Đục thuỷ tinh thể bông tuyết gặp chủ yếu ở người đái tháo đường trẻ tuổi; tên gọi này xuất phát từ hình dạng tổn thương giống như “bông tuyết” hay “cục bông gòn” bắt đầu ở vùng dưới vỏ của thuỷ tinh thể. Đục thuỷ tinh thể có thể tiến triển nhanh và làm mờ toàn bộ thuỷ tinh thể, dẫn đến đục thuỷ tinh thể già, có thể đôi khi xảy ra trong thời gian ít năm. Đục thuỷ tinh thể có thể một bên hoặc 2 bên. Tình trạng của thuỷ tinh thể có thể được cải thiện, nếu kiểm soát đái tháo đường tốt, nhất là khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn chớm bắt đầu.

Sự phát triển của đục thuỷ tinh thể chuyển hóa xảy ra ở hầu hết các mô hình động vật đái tháo đường. Nghiên cứu typ đục thuỷ tinh thể này dẫn đến sự phát hiện con đường sorbitol, một con đường thay thế của chuyên hóa glucose cần enzym aldose reductase trong đó sorbitol, một đường rượu, là một sản phẩm phụ. Sự ức chế sản xuất sorbitol bằng sử dụng chất ức chế aldose reductase làm ngăn chặn sự phát triển đục thuỷ tinh thể ở những động vật thử nghiệm. Vai trò có thể của sự tích luỹ đường rượu như yếu tố căn nguyên trong các biến chứng khác của đái tháo đường, bao gồm bệnh thần kinh và có thể cả bệnh võng mạc. Các chất ức chế aldose reductase có vai trò làm chậm sự giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh ở những người mắc đái tháo đường, nhưng hiệu quả của aldose reductase đối với bệnh võng mạc hoặc đục thuỷ tinh thể ở người chưa được chứng minh.

Đục thuỷ tinh thể hiến chứng, hay đục thuỷ tinh thể có kết hợp với bệnh mắt khác như viêm mống thể mi, viêm màng trạch võng mạc, cận thị nặng hoặc bong võng mạc gặp ở 6%, trong nghiên cứu của Waite và Beetham. Tỷ lệ này không khác biệt có ý nghĩa so với ở nhóm người không mắc bệnh đái tháo đường.

Đục thuỷ tinh thể tuổi già là dạng đục thuỷ tinh thể thường gặp nhất trong đái tháo đường. Người ta không thể phân biệt được đục thuỷ tinh thể do đái tháo đường với đục thuỷ tinh thể tuổi già của người không mắc đái tháo đường. Với những người bệnh đái tháo đường, những thay đổi theo tuổi của xơ nhân hoặc đục vỏ và dưới vỏ phát triển ở tuổi sớm hơn so với những người không bị đái tháo đường (ở 59% ở người mắc đái tháo đường khởi phát muộn tuổi 30-54 so với 12% những người đốĩ chứng ghép cặp theo tuổi).

Đục thuỷ tinh thể cũng có thể ảnh hưởng đến tổn thương thị giác nhanh hơn, thậm chí tuổi trung bình đòi hỏi phải lấy thuỷ tinh thể cũng sâm hơn. Nghiên cứu UKPDS, thấy những người trong nhóm kiểm soát tích cực đường máu có giảm 24% nhu cầu phẫu thuật thuỷ tinh thế so với nhóm điều trị theo quy ước- điều trị kinh điển.

Chỉ định lấy thuỷ tinh thể, nhìn chung, là tương tự ở những người mắc đái tháo đường và không mắc đái tháo đường, nhưng tình trạng bệnh võng mạc sẽ ảnh hưởng đến thủ thuật và thời điểm phẫu thuật. Có sự tranh luận liên quan đến tỷ lệ biến chứng và nguy cơ tiến triển của của bệnh võng mạc phụ thuộc vào kỹ thuật phẫu thuật (có nghĩa là lấy thuỷ tinh thể ngoài vỏ, làm nhuyễn thuỷ tinh thể phaco, phương pháp khâu 1 mũi hay không khâu), và phẫu thuật nội nhãn cầu là một yếu tố nguy cơ của sự tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường. Trong nghiên cứu ETDRS, các kết quả của phẫu thuật đục thuỷ tinh thể tốt hơn so với các báo cáo trước đó. Kết quả của can thiệp này là có tới 55% người bệnh có cải thiện thị giác sau một năm. Nhưng cũng có một tỷ lệ tình trạng thị giác lại bị suy giảm. Người ta cũng gặp một tỷ lệ mắc mới viêm mống mắt và glaucoma tân tạo mạch ở những mắt sau lấy thuỷ tinh thể. Nguyên nhân chủ yếu của kết quả thị giác kém sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể là phù hoàng điểm đái tháo đường và/hoặc bệnh võng mạc tăng sinh. Cũng vì những lý do này, người ta đã đề xuất nên lui lại các phẫu thuật đục thuỷ tinh thể cho đến khi chức năng thị giác bị sút kém hẳn. Câu hỏi được đặt ra là liệu đây có phải là cách giải quyết tốt nhất khi có bệnh võng mạc quan trọng?. Điều trị laser trước phẫu thuật đối với phù hoàng điểm và bệnh võng mạc tăng sinh đái tháo đường cũng là một kiến nghị đáng lưu ý, nhưng cần được nghiên cứu thêm.

Về phương diện dự phòng người ta đề nghị sử dụng thuốc chống viêm không streroid có tác dụng tại chỗ sau phẫu thuật có thể hạn chế phù hoàng điểm sau phẫu thuật.

Tóm lại, đục thuỷ tinh thể phát triển ở tuổi sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở những người bệnh đái tháo đường; bệnh võng mạc tăng sinh nguy cơ cao và phù hoàng điểm có ý nghĩa lâm sàng cần được điều trị trước khi phẫu thuật thuỷ tinh thể. Người ta cũng cân nhắc việc điều trị laser (nêu có chỉ định) trước khi đục thuỷ tinh thể có thể ngăn cản sự quan sát võng mạc. Làm nhuyễn thuỷ tinh thể phaco là an toàn ở những người mắc đái tháo đường và có thể được ưa dùng hơn lấy thuỷ tinh thể ngoài vỏ. Cả thuỷ tinh thể nhân tạo arcrylic và methylmethacrylate nội nhãn cầu đều an toàn cho cấy thuỷ tinh thể nội nhãn cầu cho những người mắc đái tháo đường. Người ta cũng còn đang cân nhắc việc sử dụng thuỷ tinh thể Silicon cho người bệnh đái tháo đường có đục thuỷ tinh thể.

Các tật khúc xạ

Người mắc bệnh đái tháo đường cũng mắc các tật khúc xạ giống như người bình thường. Những tác động của mức glucose máu đối với tật khúc xạ cũng đã được nghiên cứu. Người ta biết rõ hơn mối liên quan giữa những thay đổi khúc xạ với những tác động của con đường sorbitol. Tăng glucose máu thường gây ra chuyển dịch về cận thị nhiều hơn là viễn thị. Waite và Beetham đã đo được những sự dịch chuyển đến 10 diop. Tương tự như vậy giảm mức glucose máu cũng được ghi nhận là gây giảm độ cận và tăng độ viễn. Cơ chế về những biểu hiện này còn đang được tranh luận. Người ta cho rằng trong trạng thái tăng glucose máu, lượng glucose đi vào khoảng gian bào của thuỷ tinh thể tăng lên, dẫn đên sự phồng lên của thuỷ tinh thể; hậu quả là tăng độ cận đi kèm.

Nhiều khi sự dịch chuyển đột ngột thường là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường mới xuất hiện. Những người bệnh bình thường có thể nhìn xa rõ, có hoặc không có kính, bỗng nhiên than phiền rằng họ nhìn xa bị mò. Mặt khác, những người cần kính để đọc hoặc có khó khăn khi làm việc nhìn gần, nay lại thấy đọc dễ hơn mà không cần kính. Trong trường hợp này người ta thường có những hy vọng sai lầm về “sự thay đổi có xu hướng cải thiện’’ về mắt của họ. Vì thế những người bệnh có glucose máu không được kiếm soát hoặc kiểm soát kém cần được khuyên nên mua kính ở thời điểm mức glucose máu của họ ổn định.

Nghiên cứu ETDRS đã chứng minh rằng đái tháo đường và thời gian mắc bệnh đái tháo đường là những yếu tố nguy cơ độc lập đổi với giảm khả năng điều tiết của mắt. Giảm thoáng qua khả năng điều tiết cũng thường thấy sau quang đông rải rác (toàn bộ võng mạc).

Các ảnh hưởng khác

Có những tác động khác không thuộc bệnh lý võng mạc của đái tháo đường, mà vẫn có tác động đến thị giác hoặc chức năng thị giác của người bệnh. Ví dụ, những bất thường của hệ thần kinh tự chủ, kích thước đồng tử ở người mắc đái tháo đường thường nhỏ hơn so với người cùng lứa tuổi không mắc đái tháo đường. Kích thước đồng tử có liên quan đến thời gian mắc đái tháo đường và tình trạng kiểm soát chuyển hóa glucose. Kích thước đồng tử nhỏ hơn và các phản xạ tự nhiên của đường kính đồng tử sẽ bị mất đi hoặc bị giảm đi đáng kể khi thời gian mắc đái tháo đường tăng lên hoặc đái tháo đường kiểm soát kém. Những bất thường này, có liên quan đến sự cứng lại của các mô mông mắt, hoặc có thể liên quan đến bệnh thần kinh tự động, với thần kinh giao cảm của cơ giãn mống mắt, còn thần kinh cận giao cảm của cơ thắt mống mắt thì không bị ảnh hưởng. Chấn thương do laser đối với các sợi thần kinh dài của thể mi khi nó đi ra phía trước trên bề mặt phía trong của võng mạc, có thể gây ra những bất thường của đồng tử và giảm khả năng điều tiết của mắt. Tình trạng này có thể xảy ra, đặc biệt thậm chí cả ở những người trẻ tuổi mới được chẩn đoán đái tháo đường.

Bệnh mắt đái tháo đường không chỉ giới hạn ở bệnh võng mạc đái tháo đường. Chẩn đoán và điều trị sớm đái tháo đường, phát hiện các bất thường của mắt và giáo dục người bệnh biết cách giữ gìn đôi mắt có thể giảm nhẹ những ảnh hưởng này. Cũng như với tất các các khía cạnh của chăm sóc đái tháo đường, sự tác động qua lại giữa người bệnh và những người người thầy thuốc là cần thiết để giúp đỡ người bệnh có cách xử trí đúng đắn trong quản lý bệnh đái tháo đường của họ.

0/50 ratings
Bình luận đóng