ĐẠI CƯƠNG

  • Suy hô hấp mạn tính là chức năng của bộ máy hô hấp bị suy giảm một cách từ từ do tổn thương cấu trúc hoặc thực thể của bộ máy hô hấp. Bản chất của suy hô hấp là do rối loạn trao đổi khí oxy và carbonic dẫn đến nồng độ CO2 và O2 không bình thường biểu hiện sớm nhất là ở máu, muộn nhất là ở tổ chức.

Lâm sàng

Lâm sàng biểu hiện khi thiếu oxy rõ rệt

  • Tần số thở tăng
  • Tím đỏ (do tăng hồng cầu nhưng hồng cầu không được bão hòa oxy methemoglobulin tăng).
  • Tần số tim nhanh.
  • Triệu chứng ở não: Thiếu oxy nhẹ: thoáng quên, nhức đầu; thiếu oxy nặng: phù não, hôn mê lúc mà PaCO2 tăng (80 mmHg).

Cận lâm sàng

+ Dựa vào triệu chứng của nguyên nhân gây nên.

+ Dựa vào phân tích khí của máu PaO2 giảm, PaCO2 tăng.

+ Dựa vào đo chức năng thông khí hô hấp.

  • Chẩn đoán sớm khi chưa có biểu hiện rối loạn khí của máu và chức năng thông khí hô hấp thì làm nghiệm pháp gắng sức. Nếu nghiệm pháp gắng sức bình thường thì không phải là suy hô hấp.

ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc điều trị
  • Điều trị bệnh cơ sở là nguyên nhân gây ra suy hô hấp.
  • Liệu pháp oxy.
  • Làm thông thoáng đường thở.
  • Tập thở
  • Điều trị bằng thuốc
  • Thở máy
  • Điều trị suy tim
  • Điều trị thăng bằng kiềm – toan.
  1. Điều trị cụ thể
    • Điều trị nguyên nhân gây suy hô hấp mạn như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, lao phổi.v.v…
    • Liệu pháp oxy:
  • Thở oxy ngắt quãng qua sonde mũi tốt nhất là thở oxy 30 – 40%, qua lọ nước để làm ẩm, lưu lượng thở là 1 l/phút.

Không được thở oxy 100% vì nguy hiểm gây ức chế trung tâm hô hấp, mặt khác làm khô niêm mạc phế quản dẫn đến khó khạc đờm, đờm bị ứ đọng lại ở phế quản gây tắc nghẽn phế quản càng ngày càng tăng.

  • Thời gian thở oxy phụ thuộc vào áp lực oxy của máu động mạch, khi PaO2 đạt được 70 – 80 mmHg thì ngừng. Tốt hơn hết là thở ngắt quãng hoặc duy trì với lượng oxy ít, nếu ngừng thở oxy có thể gây giảm thông khí phế nang.

Tốt hơn hết nên sản xuất bình oxy với nồng độ 30 – 40%. Hoặc thở không khí trong một phòng thở qua sonde mũi 1 phút thở 2 – 3 lít không khí thì tương đương với nồng độ oxy 40 – 50% là thích hợp.

  • Làm thông thoáng đường thở bằng cách:
  • Bệnh nhân tự khạc đờm hoặc vỗ rung.
  • Hút đờm dãi qua ống thông, qua mũi, qua ống nội khí quản, qua mở khí quản.
    • Tập thở:Tốt nhất theo phương pháp phục hồi chức năng.
  1. Thuốc điều trị
  • Kháng sinh chống bội nhiễm, tốt nhất theo kháng sinh đồ và tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nên cho kháng sinh loại tiêm ví dụ:

Petcef 1 g X 2 lọ/ngày tiêm tĩnh mạch, tiêm trong 10 ngày, cần phối hợp với metronidazol 2 gam/ngày nhỏ giọt tĩnh mạch.

  • Thuốc giãn cơ trơn phế quản:

Diaphyllin 0,48 g X 1 ống (tiêm tĩnh mạch rất chậm tiêm 5 ngày) hoặc Berotec (Spray bơm). Mỗi ngày bơm 3 lần, bơm như vậy trong 5 ngày.

Prednisolon 5 mg X 4 v/ngày trong 10 ngày sau đó giảm xuống 2 viên/ngày X 10 ngày rồi ngừng.

Hoặc Solumedrol 40 mg X 2 lọ/ngày nhỏ giọt tĩnh mạch trong 5 ngày.

Hoặc xolucortef 80 mg X 1 lọ/ngày dùng trong 5 ngày.

  • Đờm đặc và dính thì dùng các thuốc long đờm, vỗ rung dẫn lưu tư thế.

Thuốc long đờm: Bisolvon 0,20 g X 4 v/ngày X 5 ngày.

Hoặc Solmuxbron cho 0.20 g X 2 vicn/ngày X 5 ngày Hoặc Xirotriatunic 10 ml/ ngày X 5 ngày

Hoặc xirô aiussin 10 ml/ngày X 5 ngày.

  • Trong trường hợp giảm thông khí phế nang thì dùng thuốc kích thích trung lâm hô hấp như:

Lobekin 0,10 g X 2 viên/ngày

Cafein 0,10 g X 2 viên/ngày

  • Thuốc an thần giảm ho:

Không được cho morphin và ức chế trung tâm hô hấp, thuốc an thần nhanh như Seduxen loại tiêm, gardenal là chống chỉ định.

Tốt nhất cho loại chống dị ứng gây ngủ như xiro phenecgan y/c X 10 mi/ngày X 5 ngày.

  • Chống toan hô hấp
  • Bicarbonat 14 c/cc.

Công thức tính lượng dịch bicarbonat ỉ 4%c để truyền như sau:

Lượng dịch: 1 ml X 8 X trọng lượng cơ thể X số âm của kiềm dư.

Ví dụ: Trọng lượng cơ thể của bệnh nhân nào đổ là 50 kg, số âm của kiềm dư là -10 thì lượng dịch bicarbonat 14c/cc cần truyền là:

1 ml X 1,8 X 50 X 10 = 90 ml

  • Chotrispuffcr:

(Tris – Hydroxymelhyỉ – aminomeihan)

Viết tắt: THAM

  • Nếu bệnh nhân suy tim thì điều trị như suy tim
  • Thuốc lợi niệu ức chế men anhydrase carbonic như Diamox, Aldacton dùng khi có ứ trộ CO2.

Liều dùng: 10 mg/kg/ngày cho từng đợt 3 – 4 ngày.

Ngừng thuốc lợi liều khi pH máu < 7,30

  • Digitalis không dùng khi suy tim mất bù
  • Trong suy tim mất hù thì liệu pháp điện giải ảnh hưởng đến thăng bằng kiếm toan
  • Thở oxy qua máy
  • Chỉ định: Nhiễm toan hô hấp mất bù PaCO2: 55 – 60 mmHg

Bắt buộc phải có xét nghiệm khí máu mới được thử máy

  • Chống chỉ định:

+   Thiếu oxy máu nhưng PaCO2 bình thường, nếu thở máy trong trường hợp này là vô ích và nguy hiểm vì thở máy làm cho PaCO2 giảm dưới  mức bình thường gây kiềm máu.

+ Chống chỉ định trong những bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính mà PaCO2 = 50 mmHg.

+   Chống chỉ định khi không có xét nghiệm khí máu.

+   Chống chỉ định trong trường hợp thở máy PaCO2 tăng lên.

  • Theo dõi bệnh nhân thường xuyên

Đo khí máu động mạch, cân bằng kiềm-toan. đo điện tim, chụp phổi để phát hiện kịp thời đợt cấp của suy hô hấp mạn tính.

PHÒNG BỆNH SUY HÔ HẤP MẠN

Điều trị sớm những bệnh cơ sở như: Viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, lao phổi.v.v… là nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp mạn tính.

0/50 ratings
Bình luận đóng