Định nghĩa
Suy giảm bộ máy miễn dịch khiến cơ thể không nhận ra các kháng nguyên xâm nhập từ bên ngoài là các kháng nguyên cần phải chống lại cũng như các kháng nguyên là thành phần của chính cơ thể (tự kháng nguyên) là các kháng nguyên không được chống lại.
Sinh lý bệnh
Mất khả năng phân biệt kháng nguyên bên ngoài và kháng nguyên nội sinh (tự kháng nguyên) dẫn đến việc tạo thành các tự kháng thể và làm xuất hiện các phản ứng tự miễn. Người ta cho rằng một số tự kháng nguyên bị biến đổi do các bệnh nhiễm khuẩn (nhất là nhiễm virus), tác nhân hoá học hoặc vật lý (bức xạ ion hoá) và trở thành nguyên nhân gây miễn dịch. Lympho B bị hoạt hoá và sản xuất ra các kháng thể một cách không phù hợp và quá nhiều.
Bảng 13.2. Kháng thể trong một số bệnh tự miễn hoặc được cho là bệnh tự miễn
|
Bệnh thần kinh | Viêm mạch máu | ||
Nhược cơ nặng | Thụ cảm với acetyl – cholin, tế bào tuyến ức, cơ vân | Viêm động mạch thái dương | ? |
u hạt Weneger | Tương bào bạch cầu hạt | ||
Xơ cứng rải rác | Myelin | Bệnh Churg – | ? |
Hội chứng Guillain- Barré | ? | Strauss Viêm nút đa khớp | Hiếm khi có kháng nguyên nhân |
Người ta phân ra thành:
- Tự kháng thể không đặc hiệu của các cơ quan kháng lại một số yếu tố của tế bào (kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng tương bào).
- Tự kháng thể đặc hiệu của các cơ quan (tuyến giáp, dạ dày, tuỵ, thận v.v…).
Các yếu tố thuận lợi
- Giới: các bệnh tự miễn hay gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
- Tuổi: người nhiều tuổi.
- Yếu tố di truyền: hệ thống HLA, thiếu hụt bổ thể.
- Bệnh do virus.
- Thuốc: lupus ban đỏ do thuốc. Phân loại: xem bảng 13.2.