Viêm màng não tuỷ phát dịch là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có viêm mủ màng não mềm và truyền theo đường không khí-giọt nhỏ.

Từ năm 1805 đã được mô tả như một bệnh dịch, nhưng chỉ sau năm 1897, viêm màng não phát dịch mới được tách khỏi những bệnh viêm màng não có mủ khác, thành một bệnh riêng biệt.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh viêm màng não tuỷ phát dịch là Neisseria Meningitidis. Đó là một loại song cầu khuẩn hình hạt cà phê, Gram âm.

N.meningitidis chỉ mọc trên môi trường dinh dưỡng giầu protid (chứa huyết thanh, nước báng, máu). Chuột nhắt trắng là loại súc vật phòng thí nghiệm nhạy cảm nhất; còn có thể gây viêm màng não thực nghiệm cho thỏ và khỉ.

Căn cứ vào cấu trúc kháng nguyên, người ta phân biệt 4 loại N.menigitidis A,B,C,D hoặc I, II, III,IV phổ biến nhất là loại A và B. Gần đây, người ta thấy rằng còn có những loại khác, và có 18-20% vi khuẩn được phân lập không thuộc các loại huyết thanh đã kể trên.

N.mengingitidis chịu đựng kém ở ngoài cơ thể. Chúng chết sau vài giờ trên các đồ vật bị nhiễm các chất bài tiết của người bệnh, không chịu được khô hanh. Chúng bị giết bởi các chẩy tẩy uế (như phenol, cresol, clorua vôi) ở độ đậm quy định trong vài phút, ở nhiệt độ 56°, chúng chết trong 5-10 phút.

Bệnh sinh: tác nhân gây bệnh vào cơ thể bằng dường hô hấp trên và gây nhiễm khuẩn máu, rồi theo dòng máu đến màng não tuỷ, gây viêm màng não tuỷ cấp tính có mủ. Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào các khớp gây viêm khớp; vào tim gây viêm màng trong tim.

Nhưng không phải lúc nào bệnh cũng phát triển như trên. Thường là bệnh chỉ hạn chê ở khâu nhiễm khuẩn máu và nhất là viêm mũi họng chảy.

Biểu hiện lâm sàng:

  • Viêm màng não tuỷ cấp diễn có mủ, nhiễm khuẩn máu bán cấp
  • Viêm mũi họng chảy cấp diễn
  • Nhiễm khuẩn không có triệu chứng

Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng là thể bệnh kín đáo (viêm mũi họng) thường gay gặp hơn thể bệnh biểu hiện rõ rệt (viêm màng não cấp có mủ)

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Đối với những thể bệnh có triệu chứng lâm sàng điển hình, thì cần xác định bằng xét nghiệm vi khuẩn dịch não tuỷ hoặc máu. Còn đối với thể bệnh viêm mũi họng và thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng, thì chẩn đoán bằng xét nghiệm là phương pháp duy nhất.

Người ta quệt mũi họng bằng một que bông uốn cong ở đầu. Cây ngay niêm dịch trên đĩa thạch dựng môi trường đặc biệt như thạch nước báng hay thạch máu. Phân lập khuẩn lạc có song cầu khuẩn Gram âm, rồi cấy trên các môi trường có đường glucose, maltose, levulose để phân biệt với những loại song cầu ký sinh ở mũi họng (như Diplococcus flavus I,II,III V.V.. N. meningitidis chỉ lên men glucoza và maltoza. Làm phản ứng với kháng huyết thanh để phân biệt N.meningitidis A,B,C,D với diplococcus ký sinh ở mũi họng.

Như vậy, việc phát hiện vi khuẩn N.meningitidis phức tạp hơn so với c. diphteriae, nên không được phổ biến lắm. Ngoài ra, kết quả âm tính không có giá trị tuyệt đối, vì một người không có vi khuẩn hôm xét nghiệm, thì ngày hôm sau lại có thể có vi khuẩn.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Viêm màng não tuỷ phát dịch là một bệnh chỉ có ở loài người và loài người là Ổ dự trữ duy nhất tác nhân gây bệnh

Nguồn truyền nhiễm là người bệnh, người khỏi mang vi khuẩn và người lành mang vi khuẩn. Ba loại nguồn truyền nhiễm này có ý nghĩa dịch tễ học không giống nhau.

Các quan sát chứng tỏ rằng, bệnh thường hay lây từ những người bệnh mắc thể kín đáo, và từ những người mang vi khuẩn. Sở dĩ như vậy là vì người mắc bệnh mắc thể rõ rệt về lâm sàng ít hơn nhiều so với các loại kia. Thêm nữa, những người mắc bệnh nặng (như viêm màng não) chỉ có quan hệ tiếp xúc với một số người rất hạn chế chăm sóc họ thôi.

Người bệnh mắc thể kín đáo rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học, vì vẫn có quan hệ tiếp xúc với người lành và có thể lây bệnh cho họ.

ở bệnh viêm màng não tuỷ phát dịch có hai loại người mang vi khuẩn người khỏi mang vi khuẩn và người lành mang vi khuẩn. Đa số các người bệnh trong 2 tuần đầu sau khi khỏi bệnh, hết nguy hiểm cho người xung quanh. Chỉ một số tương đối ít (dưới 5%) những người khỏi trở thành người mang vi khuẩn. Các quá trình bệnh lý mạn tính ở mũi họng gây ra tình trạng mang vi khuẩn lâu dài (như bệnh bạch hầu). Những người khỏi mang vi khuẩn mạn tính có ý nghĩa dịch tễ học quan trọng.

Tình trạng người lành mang vi khuẩn là kết quả của thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng. Số lượng người lành mang vi khuẩn rất lớn (4-10 lần cao sơn số người bệnh). Thời gian mang vi khuẩn thường ngắn và trung bình không quá 3 tuần.

  1. Đường truyền nhiễm:

Bệnh viêm màng não tuỷ phát dịch lan truyền hầu như chỉ bằng giọt nước bọt bắn vào không khí khi ho hoặc hắt hơi. Tác nhân gây bệnh không bền vững ở ngoài cơ thể, nên trong số các đồ dùng hàng ngày, chỉ có đồ chơi, bát đũa và khăn mùi xoa là có ý nghĩa dịch tễ học nhất dịnh.

  1. Tính cảm nhiễm và miễn dịch:

Tính tiếp thụ của người đối với bệnh viêm màng não tuỷ không lớn lắm. Theo Gromashevsky chỉ trong 100 người bị nhiễm khuẩn có:

  • 1 người viêm màng não tuỷ
  • 1-2 người viêm mũi họng
  • 15-16 người viêm mũi họng
  • Nhưng cũng còn có những số liệu khác nêu ra những tỷ lệ tiếp thụ bệnh cao hơn.

Sau khi khỏi bệnh, sẽ có miễn dịch suốt đời; cho nên ít khi mắc bệnh lại. Miễn dịch được tạo ra không những khi mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, mà cả khi mắc thể bệnh kín dáo, và mắc bệnh không có triệu chứng.

Những đặc điểm của miễn dịch có ảnh hưởng lớn đến dịch tễ học của viêm màng não.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Quá trình dịch tễ học của bệnh viêm màng não rất đặc biệt: đa số người bị nhiễm khuẩn mắc thể không có triệu chứng và trở thành người lành mang vi khuẩn, một số mắc thể nhẹ, và chỉ một số rất ít mắc thể điển hình.

Những người bị nhiễm khuẩn thuộc loại thứ nhất và thứ hai chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm, nên viêm màng não dù có phát thành dịch lớn, cũng mang tính chất những trường hợp rải rác, không có mối liên quan rõ nét với nhau. Những mắt xích trong mối liên quan giữa các trường hợp ốm riêng lẻ có thể là những người lành mang vi khuẩn và những người mắc thể viêm mũi họng.

Viêm màng não tuỷ phát dịch có thể có ở khắp mọi nơi. Trước đây nó lan truyền ở các nước ôn đới nhiều hơn là ở các nước nhiệt đới. Thường là những trường hợp đơn phát và những vụ dịch nhỏ, đôi khi mới gặp dịch lớn. Hiện nay, bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới (châu Phi và châu Á). Như vậy là khí hậu lạnh ấm cũng như nóng khô đều có thể gây viêm mũi họng làm giảm sức đề kháng tại chỗ với vi khuẩn.

Ở nước ta bệnh viêm màng não tuỷ thường xảy ra dưới hình thức các trường hợp đơn phát, đôi khi có vụ dịch nhỏ mà số người mắc bệnh không quá vài chục.

Mức độ mắc bệnh khác nhau tuỳ theo lứa tuổi: trẻ em bị mắc nhiều hơn người lớn. Một sô tác giả cho rằng do đặc tính sinh lý của cơ thể ở lứa tuổi nhỏ nên trẻ em dễ cảm thụ hơn người lớn. Một số khác cho rằng tỷ lệ mắc bệnh giảm khi tuổi tăng là do miễn dịch đặc hiệu thu được sau khi bị nhiễm khuẩn có hoặc không có triệu chứng. Trên thực tế, cả hai thuyết đều có giá trị, mặc dù mỗi thuyết chỉ giải thích được một phần.

Bệnh viêm màng não tuỷ thường thấy ở các thành phố là nơi tập trung đông, người hơn là ở nông thôn. Rõ ràng là bệnh dễ lây trong những diều kiện nhà ở, sinh hoạt chật chội.

Bệnh thường xáy ra vào mùa lạnh, nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo mùa không rõ rệt như trong các bệnh nhiễm khuẩn khác lây theo đường không khí-giọt nhỏ.

PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

  1. Biện pháp phòng dịch:

Viêm màng não tuỷ phát dịch là bệnh bắt buộc phải khai báo

Phải cách ly người ốm ở bệnh viện lây và chỉ cho xuất viện 21 ngày sau khi khỏi, hoặc sớm hơn nếu kết quả xét nghiệm vi khuẩn âm tính.

Phải tẩy uế mũi họng trong thời kỳ phát bệnh, không cần tẩy uế buồng bệnh. Khi khỏi bệnh chỉ cần mở cửa cho thông thoáng và lau chùi các đồ dùng bằng khăn ẩm.

Đối với những người tiếp xúc mật thiết với người bệnh, thì ngoài việc theo dõi lâm sàng, còn cần phải xét nghiệm niêm dịch mũi họng. Nếu không có phương tiện để xét nghiệm, thì phải cách ly người tiếp xúc trong 25 ngày là thời gian có thể mang vi khuẩn.

Cả người bệnh lẫn người lành mang vi khuẩn đều phải tẩy uế mũi họng bằng hoá dược. Trước kia, người ta bôi mũi họng bằng nhiều thứ thuốc sát khuẩn (như bạc nitrat,mentol,glyxerin iôt). Tất cả đều cho kết quả tốt. Từ ngày tìm ra chất suníamit, người ta có thể thanh toán vi khuẩn ở mũi họng một cách nhanh chóng. Với tất cả các loại sultamid đều có thể dùng được, nhưng hai chất suníathial và thiazomit thông dụng nhất. Không nên dùng dung dịch sunltamid trong nước vì loãng quá, còn dung dịch trong dầu hoặc glyxerin thì không phủ hết niêm mạc; cho nên người ta nhỏ vào mũi dung dịch sunfamit 5% trong nước và glyxerin. Còn có thể hít bột sunfamit, các hạt nhỏ sẽ đọng đều trên niêm mạc mũi họng; hít suníamit 3 lần mỗi ngày, ít nhất trong một tuần lễ. uống thêm suníamit 3g mỗi ngày, trong 3-5 ngày liền để tăng cường hiệu quả. Trong trường hợp kháng suníamit thì sẽ giỏ vào mũi dung dịch penixillin.

Như vậy trong viêm màng não tuỷ tẩy uế mũi họng là chủ yếu, còn tẩy uế hoàn cảnh xung quanh là thứ yếu.

  1. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:

Chưa có biện pháp đặc hiệu dể phòng bệnh viêm màng não tuỷ phát dịch. Người ta đã chế nhiều loại vacxin, nhưng kết quả không đều. Có lẽ nên dùng những vacxin chế bằng vi khuẩn vừa mới được phân lập ngay trong mỗi vụ dịch, và có đậm độ cao (5-6 tỷ vi khuẩn trong 1ml).

5/51 rating
Bình luận đóng