I. ĐẠI CƯƠNG:
- Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cả nước ước tính trên 5%, tức khoảng 4,5 triệu người bị đái tháo đường.
- Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng nặng nề lên các cơ quan nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
II. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
A. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2013: CĐ đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí:
- Glucose huyết tương lúc đói > 126mg% (7,0mmol/l) với điều kiện bệnh nhân phải nhịn ăn (chỉ được dùng nước lọc ít nhất 8 giờ).
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose > 200mg/dl (11,1 mmol/l).
- Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết tương bất kỳ 200mg% (11,1mol/l)
- HbA1C 6,5% (xét nghiệm này phải được thực hiện tại phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế).
Tiêu chí 1,2,4 cần được thực hiện lập lại lần 2 nếu không có triệu chứng kinh điển, (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân).
* Các tình trạng rối loạn glucose huyết được xếp vào nhóm tiền đái tháo đường
- Rối loạn glucose huyết đói: Glucose huyết 100 – 125 mg/dl (5,6-6,9 mol/l)
- Rối loạn dung nạp glucose: 140 -199 mg/dl (7,8-11,0 mol/l)
– HbA1C từ 5,7%- 6,4%
Những tình trạng rối loạn glucose huyết chưa đủ để chẩn đoán đái tháo đường nhưng không hoàn toàn là bình thường vì có nguy cơ xuất hiện các biên chứng mạch máu lớn của đái tháo đường và trong tương lai có nhiều khả năng diễn tiến thành đái tháo đường thật sự.
III. ĐIỀU TRỊ – THEO DÕI:
Điều trị không dùng thuốc:
- Luyện tập thề lực thông dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ tổng cộng 150 phút/ tuần. Ở người lớn tuổi có thể chia đi bộ 2 lần ngày, mỗi lần 10-15 phút.
- Dinh dưỡng:
- Nên dùng thức ăn có lượng carbohydrat hấp thu chậm nhiều chất xơ.
- Đạm 1gam/kg/ngày ở người không có suy thận, ăn cá ít nhất 3 lần tuần.
- Mỡ – dầu: nên dùng dầu lạt, mỡ cá, dầu mè, dầu oliu tốt hơn bơ mỡ ĐV.
- Hạn chế rượu
- Ngưng hút thuốc lá.
Điều trị bằng thuốc:
Khởi đầu | Tối đa | Số lần dùng / ngày | |
Sulfunylure | |||
Gliclazide
Glibenclamid Glimepiride | 30 80mg 1,25mg 1mg | 120mg 320mg 20mg 8mg | 1 lần 2 lần 1 – 2 lần 1 – 2 lần |
Biguanid | |||
Metformin | 500mg 500mg | 2550 2000 | 1- 3 lần 1 – 2 lần |
Ức chế α glucosidase Acarboz (glucarbose…) | 50mg | 300mg | 1 – 3 lần |
TZD (Pioglitazol) | 15 – 30mg | 45mg | 1 lần |
Ức chế DPP4 | |||
Sitaglitin | 100mg | 100mg | 1 lần |
Saxaglitin | 5mg | 5mg | 1 lần |
Vidagliptin | 50mg | 50 – 100mg | 1 – 2 lần |
Linagliptin | 5mg | 5mg | 1 lần |
3. Insulin ( Tiêm dưới da ):
Loại Insulin TDD | Màu sắc | TG bắt đầu tác dụng | TG tác dụng đỉnh | TG tác dụng kéo dài |
Insulin phóng (Bolus) tác dụng rất nhanh Lispro aspart glulisin | Trong | 15 – 30 phút | 0,5 – 1,5 giờ | 3 – 5 giờ |
Tác dụng nhanh Actrapid humulin | Trong | 30 phút | 2 – 4 giờ | 6 – 8 giờ |
Insulin nền (Basal) | ||||
Tác dụng trung bình | Đục | 1 – 2 giờ | 6 – 12 giờ | 18 – 24 giờ |
Tác dụng dài | Đục | 3- 8 giờ | 14 – 24 giờ | 24 – 40 giờ |
Glarglin (Lantus) (Detemin) | Trong | 4- 6 giờ 3 – 4 giờ | 24 giờ 24 giờ | |
Insulin | ||||
Mitard 30/70, Humudin 30/70, Scillin 30/70, Insulin analog trộn sẳn, Insulin aspard pha (Novomix) |
Đục | Một lọ hay bút có chứa sẳn 2 loại insulin theo tỉ lệ nhất định tác dụng nhanh so với chậm. Ở Việt Nam tỉ lệ là 30/70. |
Các phác đồ phối hợp với Insulin:
- Kết hợp thuốc uống 1 – 2 hoặc 3 thuốc + insulin nền 1 lần/ngày dùng vào buổi chiều hoặc buổi ăn tối.
- Kết hợp thuốc uống với insulin pha hỗn hợp nhanh và chậm chia 2 lần/ngày hoặc phối hợp insulin nền và insulin tiêm bolus nếu HbA1C cao > 9%.
Kiểm soát và phòng ngừa tim mạch:
- Tăng huyết áp: Thuốc đầu tay – ức chế men chuyển, ức chế angiotentin II
- Kế tiếp chẹn kênh canxi và lợi tiểu.
- Cần phối hợp nhiều thuốc hạ áp để đạt được mục tiêu hạ huyết áp.
Điều trị rối loạn l ipid máu:
- Kiểm tra bilan lipid máu ít nhất mỗi năm 1 lần gồm LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, cholesterol toàn phần,
- Thay đổi lối sống, tăng hoạt động thể lực.
- Thuốc đầu tay là statin
- Nếu có triglycerid tăng có thể dùng nhóm
Ngưng thuốc lá
Thuốc chống kết tập tiểu cầu:
- Điều trị Aspirin liều thấp 75 – 165mg phòng ngừa thứ phát ở bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm
- Có thể dùng Clopidogrel 75mg/ngày ở bệnh nhân có bệnh tim mạch và dị ứng với
Thăm khám bàn chân : Chú ý các bất thường về cấu trúc, bệnh lý thần kinh, mạch máu, vết loét nhiễm trùng ở bàn chân. Tùy theo bệnh lý mà kết hợp thuốc kèm theo.
Thă m khá m mắt mỗi năm 1 lầ n , sau đó tùy tổn thương ở mắt có thể kết hợp với thuốc chuyên khoa.
Bệnh lý khớp và bệnh lý đường tiêu hóa : đái tháo đường đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi có thể kết hợp khám và điều trị loãng xương và điều trị rối loạn ở đường tiêu hóa kèm theo.
Mục tiêu điều trị:
HbA1C | < 7,0% |
Glucose máu (lúc đói) | 70 – 130 mg/dl (3,8 – 7,2) |
Glucose máu (2h sau ăn) | < 180 mg% (10mmol/l) |
Huyết áp | < 140/90 mmHg |
HDL-C | < 100 mg/dl (< 2,6 mmol/l) |
Mục tiêu điều trị ở mỗi cá thể có thể khác nhau:
- Bệnh nhân trẻ, mới chẩn đoán, không có bệnh lý tim mạch, nguy cơ hạ đường huyết thấp (HbA1C < 6,5%)
- HbA1C từ 7,5 – 8% ở bệnh nhân lớn tuổi, đái tháo đường đã lâu, có nhiều bệnh lý đi kèm, có tiền sử hạ glucose huyết trước đó.
Đánh giá cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường:
Huyết áp, cân nặng, vòng eo | Mỗi lần khám |
HbA1C | Mỗi 3 tháng Nếu đường huyết ổn định 6 tháng / 1 lần |
Bilan lipid máu | Nếu không điều trị mỗi 6 tháng – 1 năm/ 1 lần nếu có điều trị mở máu tùy theo quyết định của BS |
Chức năng thận, đo creatinin và ước tính độ lọc cầu thận | Lúc mới chẩn đoán, mỗi năm kiểm lại 1 lần nếu có suy thận tùy theo quyết định của BS. |
ECG | Mỗi năm nếu > 40 tuổi Nếu có bệnh lý tim mạch tùy theo quyết định của bác sĩ chuyên khoa. |