THỔ CAO LY SÂM
Tên khoa học: Talinum crassifolium Willd.; Họ rau sam (Portulacaceae)
Bộ phận dùng: Củ. Dùng củ trên 3 năm, vỏ đen, khô chắc, còn cuống, còn đuôi, không sây sát vỏ.
Thành phần hóa học: có nhiều tinh bột, chất nhầy.
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt và đắng, tính hơi hàn.
Tác dụng: Chỉ khái, bổ khí.
Công dụng: Trị ho, giải khát, bồi dưỡng cơ thể.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 18g hay hơn.
Cách bào chế:
– Khi còn tươi:
+ Rửa sạch: nếu dùng ngay cắt rễ con bỏ đầu để cả vỏ thái miếng sấy nhẹ lửa (60-700C) cho khô. Nếu để lâu, đồ chín, bỏ rễ con, để cá củ (hay thái miếng), sấy nhẹ lửa cho khô. Khi dùng, tẩm nước gừng (thường dùng) hay không tủy đơn của lương y.
+ Rửa sạch, đồ chín, để nguội, bóc vỏ cho khéo, lấy kim châm cho sâu và đều, tẩm nước đường (cứ 1kg dược liệu dùng 500g si rô đường) một đêm, hong cho khô. Đem đổ với gạo nếp, chín là được, phơi hay sấy nhẹ lửa. Còn nước đường thì tẩm rồi phơi làm nhiều lần cho đến hết, hong lại cho khô,
Củ sâm làm xong mềm, khô. Muốn đẹp củ sâm thì lấy giấy xát cho nhẵn, khi dùng thái mỏng (nếu cứng thì đồ lên), tẩm nước gừng như trên.
– Khi đã khô: nếu bám bụi bẩn, rửa sạch, hấp cơm hay đồ mềm, thái lát 1 ly, sấy nhẹ lửa cho khô.
Tẩm nước gừng một đêm, sao gạo nếp cho vàng rồi cho sâm vào bắc chảo ra ngay. Đảo đều một lúc là được.
Làm bột: không nên dùng sắc, nên tán bột (sau khi đã bào chế) làm viên hoặc cho vào thang thuốc đã sắc để uống.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, đựng kín.
Ghi chú: Thổ cao ly sâm còn gọi là thổ nhân sâm có hoa tự hình chùm, có
nhiều hoa nhỏ, màu tím đỏ nhạt.
– Sâm bố chính (Hibicus sagittifoliuskurt họ bông) có hoa vàng vỏ rễ vàng ngà.
– Thổ hào sâm (Hibicus – họ bông) có hoa màu đỏ, vỏ rễ cũng vàng ngà.
Cách bào chế, công dụng cũng tương tự.