THẠCH QUYẾT MINH (ốc cửu khổng)
Tên khoa học: Haliotis sp.; Họ bào ưng (Haliotidae)
Bộ phận dùng: Vỏ như bào ngư ở đáy biển có nhiều loại: H. gigantea Gmelin, H. ovina Gmelin, H. diversicolor Reeve, vỏ có 7 đến 13 lỗ, thường có 9 lỗ. Ngoài vỏ sắc nâu hoặc xanh tía, bên trong trơn nhoáng nhiều màu sắc như xà cừ, khô nguyên vỏ, dày, không mùi hôi là tốt. Không lấy loại không có lỗ.
Thành phần hóa học: Chất vô cơ, chủ yếu là calci carbonat, các chất hữu cơ, nhưng sau khi nung chỉ còn chất vô cơ.
Tính vị – quy kinh: Vị mặn, tính bình. Vào hai kinh can và phế.
Tác dụng: Tả can nhiệt, giải chất chua, trừ nhiệt, sáng mắt.
Công dung: Trị thanh manh nội chướng, trị can phế phong nhiệt, giam nóng sốt.
Liều dùng: Ngày dùng 8 – 40g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn và không có thực nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy nước rồi cho muối vào cùng nấu với thạch quyết minh một lúc, lấy ra nghiền hoặc thủy phi mà dùng (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Mài, cạo hoặc đẽo hết vỏ ngoài, rửa sạch phơi khô.
Nung tồn tính, nóng quá thành vôi, mất tác dụng nôn làm như sau:
– Rửa sạch, tẩm nước giấm loãng (5%), xóc mạnh, rửa lại. Xếp 3 – 4 con một, lấy đất nắm lại, nung cho đỏ đất ngoài, ốc còn màu xanh xám nhạt là được. Tán bột mịn sắc uống, làm hoàn tán thì thủy phi.
– Có người cho vào nồi đất, phủ cám ướt (để điều hòa nhiệt) nhưng có người không cần
phủ cám, trét kỹ, ngoài phủ trấu (lượt than, lượt trấu) đợi cho đến khi nào còn màu xanh nhạt là được. Đang nóng nhúng qua nước giấm loãng để tán.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.