CỎ DÙI TRỐNG


Tên khác: Cốc tinh thảo.
Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L.; thuộc họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae).
Mô tả: Cây thảo mọc thành bụi. Lá rộng hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, nhẵn, có nhiều gân, có vách. Cuống cụm hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, dài 10-55cm. Ðầu hoa hình trứng hay hình trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết lợp dày, các lá bắc ngoài màu vàng, các lá bắc trên xám xám, hoa mẫu 3, trừ hoa đực có hai lá đài; bao phấn đen. Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Ðầu hoa (Flos Eriocauli), thường gọi là Cốc tinh thảo.
Phân bố sinh thái:Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m ở Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng.
Tính vị, tác dụng:Vị the, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.
Công dụng: Chữa đau mắt do phong nhiệt (viêm kết mạc, màng mộng), nhức đầu, đau răng, đau cổ họng, thông tiểu và trị ghẻ lở.
Liều dùng: Ngày dùng 12-16g dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Bài thuốc:
1. Viêm giác mạc: Cốc tinh thảo 16g, Phòng phong 16g, tán nhỏ; ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.
2. Thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 8g, Ðịa long (Giun đất) 1g, Nhũ hương 4g. Các vị tán nhỏ, mỗi lần 4g, đốt, xông khói vào lỗ mũi.
Ghi chú: Ở Trung Quốc, người ta thường dùng các loài Cốc

tinh thảo khác (Eriocaulon buergerlanum Koern và Eriocaulon sieboldianum Siebold & Zucc. ex Steud.). Ở nước ta, loài Cỏ dùi trống nam (Eriocaulon australe R. Br.) cũng có thể dùng.

5/54 ratings
Bình luận đóng