Tên khoa học:

Rhinoceros sondaicus Desmarest Họ Tê giác (Rhinocerotidae). Tên khác: Tê giác một sừng, tây ngu.

MÔ TẢ

Thú lớn, có thân hình nặng nề, dài 3m, cao 1,5 – 1,7m, nặng 2.000 – 2.300kg.

Đầu nhỏ thuôn, tai vểnh, mũi cứng. Sừng mọc trên mũi, hơi xiên, đầu tầy hoặc nhọn. Chân ngắn, to, ngón có móng guốc. Đuôi ngắn. Lớp da dày, cứng tạo thành do nhiều mảnh có các nếp gấp sâu, trông như áo giáp. Lông thưa màu xám.

PHÂN BỐ, NƠI SỐNG

Trên thế giới, tê giác phân bố chủ yếu ở châu Á (loài một sừng) và châu Phi (loài hai sừng).

Ở Việt Nam, trước đây có ở Lai Châu, Sơn La, nay chỉ còn rất ít ở Tây Nguyên, Đồng Nai. Gần đây, đã phát hiện tê giác có ở rừng Nam Cát Tiên.

Tê giác sống đơn độc trong rừng sâu, rừng già, nơi ít người đến được, gần sông suối, những vùng sình lầy. Ăn lá cây, các loại măng, củ, quả non, chỉ cặp đôi vào mùa sinh sản, 3 – 4 năm đẻ một lứa, mỗi lứa 1 con.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HOẠCH, CHẾ BIẾN

Sừng tê giác thu hoạch quanh năm bằng cách tách lớp da dày bao quanh mũi rồi lấy khỏi xương mũi, cạo sạch màng và gai cứng ở phần đế.

Dược liệu có hình chùy, đầu tầy và hơi xiên, màu đen nhạt dần về phần đế. Đế sừng lồi lõm những răng cưa nhỏ. Đế to, hình tròn, màu xám hoặc nâu đen, nhạt dần về phía ngoài. Chất sừng rắn chắc, không nứt, màu đen bóng, mùi thơm nhẹ.

Khi dùng, để sống hoặc đốt thành than.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Sừng tê giác chưa keratin, calci carbonat, acid amin.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong y học cổ truyền, sừng tê giác được dùng làm thuốc chữa sốt cao, co giật, đôi khi mê sảng, thổ huyết, chảy máu nội tạng, vàng da, ung nhọt. Gần đây, người ta cho rằng sừng tê giác có tác dụng kích thích sinh dục mạnh, chữa liệt dương.

Liều dùng hàng ngày: 0,5 – lg, có khi đến 3 – 4g dưới dạng mài sừng vào nước nóng để được một dung dịch trắng như sữa mà uống. Có thể dùng dạng tê giác phấn nghĩa là chẻ nhỏ sừng và chặt vụn, rồi tán rây thành bột mịn.

Theo Nam dược thần hiệu, sừng tê giác được đốt cháy, tán bột, uống mỗi lần 4g để chữa ngộ độc thuốc hoặc phối hợp với trầm hương, hạt cau khô và củ cải, đem nghiền với nước rồi chắt uống chữa chướng bụng, thổ tả.

Chú ý: Phụ nữ có thai và trường hợp không phải sốt cao, không được dùng sừng tê giác.

Tham khảo “Dược phẩm vựng yếu”

Khí vị:

Vị đắng mặn, tính đại hàn, vào 3 kinh Tâm, Thận, Can, ghét Lôi hoàn, Ô đầu, Ô nhuế, kỵ Muối, dùng Tùng chi, Thăng ma làm sứ.

Chủ dụng:

Làm sáng mắt, an thần, nó là thuốc để thanh Tâm, trấn Can, tiêu đờm, lương huyết, tán tà trúng phong mất tiếng, chữa phiền nóng, thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, chủ chứng thương hàn phát cuồng, phát hoàng, phát ban, nói sảng, cùng trẻ con phong nhiệt gây thành kinh giản, chữa chứng đậu nóng dữ, chữa nọc độc, giết quỹ tà, giải trăm thứ độc, chữa mọi chứng sang thũng, ung thư.

Kỵ dùng:

Đan Khê nói: Tính nó hay chạy tản, sau khi lên đậu dùng nó để chạy tản hết độc còn lại, nhưng không biết người huyết táo hư nhiệt dùng nó thì tai họa sẽ đến, và chứng đậu huyết nhiệt mới mọc tuyệt nhiên không được dùng đến, vì đậu nhờ tính hỏa mà mọc lên, nếu gặp phải hàn lạnh thi lặn vào mà chẳng mọc ra. Vả lại nó là vị thuốc rất hàn, rất linh, vào Tâm để lương huyết, vào Vị để tản tà thì tà đều chạy cả, nhưng vì tính rất hàn, Dạ dày tất tổn thương, đàn bà có thai uống vào dễ tiêu thai khí, sản hậu dùng nó thì dễ dẫn độc vào Tâm. Đại để người huyết hư phát nhiệt thì kiêng dùng.

Cách chế:

Muốn tán nhỏ thì trước cưa ra mạt.

Chủ ỷ: Lấy ở chót sừng là tốt nhất vì tinh khí của nó tập trung cả ở đấy, thứ đã chế tác rồi không còn giá trị gì.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Một số tài liệu nói: có thể thay Tê giác bằng chót sừng trâu với lượng gấp 5 đến 10 lần.

“Thiên kim phương”

Bài Tê giác địa hoàng thang

Tê giác 2-4g, Sinh địa 20-40g, Bạch thược 16-20g, Đơn bì 12-20g. Tê giác mài riêng, sắc xong các vị khác, hòa nước mài Tê giác vào, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tán ứ.

Chữa các chứng nhiệt độc, bệnh nhiễm toàn phát, nhiệt nhập phần huyết gây nên thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, hoặc nhiệt nhập vào phần Dinh, vào Tâm bào gây hôn mê, nói sảng, chất lười đỏ sẫm, có sai, mạch tế, sác.

Gia giảm: Nhiệt thịnh, hôn mê dùng thêm Tử tuyết đan hoặc An cung ngưu hoàng hoàn đế thanh nhiệt, khai khiếu.

Nếu Can hỏa vượng thêm Sài hồ, Hoàng cầm, Chi tử để thanh Can, giải uất. Tâm hỏa thịnh thêm Hoàng liên, Chi tử đế thanh Tâm hỏa

Nếu thổ huyết hay đổ máu cam thêm Trúc nhự, Hạn liên thảo, Bạch mao căn, Trắc bá diệp (sao) để thanh Phế, Vị, cầm máu. Đại tiện ra huyết thêm Địa du, Hòe hoa để thanh trường chỉ huyết. Tiểu tiện ra huyết thêm Mao căn.

Kiêng kỵ: Dương hư, Tỳ, Vị hư nhược không nên dùng.

“Ổn bệnh điều biện”

Bài An cung ngưu hoàng hoàn

Ngưu hoàng, uất kim, Hoàng cầm, Hùng hoàng, Chu sa, Tê giác,, Hoàng liên, Chi tử-đều 40g, Trân châu 20g, Băng phiến, Xạ hương-đều 1 Og.

Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, mỗi hoàn 4g. Liều uống

  • hoàn. Người lớn vốn khỏe mạnh, bệnh nặng mỗi ngày uống
  • lần, nặng hơn uống 3 lần. Trẻ nhỏ uống nửa hoàn.

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu dòm, khai khiếu.

Trị sốt cao, hôn mê, co giật (nhiệt nhập Tâm bào), nói sảng, lưỡi đỏ sẫm, mạch sác, hoặc trẻ nhỏ sốt cao, co giật.

Ghi chú:

Do săn bắt liên tục và triệt để, nên tê giác đã trở thành đối tượng cực kỳ quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao và đã được ghi vào Sách Đỏ để bảo vệ.

0/50 ratings
Bình luận đóng