CÓC KÈN CHÙY DÀI


Tên khác: Dây cóc.
Tên khoa học: Derris thyrsiflora (Benth.) Benth.; thuộc họ Ðậu  (Fabaceae).
Mô tả: Dây leo thành bụi rạp xuống hay cây gỗ nhỏ có nhánh to. Lá có 5-9 lá chét, màu lục sẫm, dai, thuôn hay thuôn – ngọn giáo, tròn ở gốc, nhọn hay có khi tù ở đầu, dài 10-15cm, rộng 3,5-7cm, rất nhẵn; cuống chung 10-25cm, phình lên và nâu ở gốc. Hoa trắng hay hồng, rất nhiều, thành chùy rộng ở nách hay ở ngọn, dài 12-35cm (đến 60cm) có lông hung. Quả thuôn, dài 5-10cm, rộng 25-30mm, bóng láng, có hai cánh rộng 3-8mm. Hạt 1-3, thuôn dạng thận, dài 15mm, rộng 9mm.
Bộ phận dùng: Vỏ, rễ (Cortexet Radix Derridis Thyrsiflorae).
Phân bố sinh thái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Mianma, Malaysia và Indonesia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng, rừng còi vùng đồng bằng Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.

0cm;margin-top: 6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Công dụng: Vỏ thân giã ra dùng để duốc cá. Rễ cũng có độc nhưng không độc bằng các loài Cóc kèn khác.

0/50 ratings