IV – SẮC KÝ:
Nếu muốn sắc ký để phát hiện toàn bộ các dẫn chất ở dạng tự do và dạng glycosid chỉ cần đun bột dược liệu khoảng 0,2 g với 2 ml MeOH, để nguội, lọc. Chấm dịch lọc trên bản sắc ký.
Để tách các glycosid, dùng silicagel G với các hệ dung môi sau:
            Ethylacetat – methanol – nước          (100:17:13).
            Ethylacetat – n-propanol – nước        (4:4:3).
            Chloroform – methanol              (4:1).
            Nếu chỉ muốn phát hiện các aglycon ở dạng oxy hoá, thì chiết như sau: 0,2g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, cho thêm 5 ml H2SO4 25% và 1 ml dung dịch H2O2. Đun sôi trong vài phút, để nguội, lắc với 4 ml chloroform, chấm dịch chloroform lên bản sắc ký tráng bằng siilicagel với NaOH 0,01 N, bản dày 0,25 mm, thực hiện trên 3 hệ dung môi tăng dần lượng acid như sau: (I) benzen – EtOH – AcOH (75:24:1); (II)  hệ dung môi như trên (75:20:5); (III) hệ dung môi như trên (7:2:1). Dưới đây là Rf x 100 của một số dẫn chất anthraquinon (theo J.W.Fairbairn):

Dẫn chất
Dung môi
I
II
III
Emodin
52
62
18
Chrysophanol
76
81
53
Physcion
75
80
42
Aloe emodin
36
45
52
Rhein
24
43
3
Emodic acid
18
26
0
Thuốc thử phát hiiện: a) dung dịch KOH trong cồn, quan sát ở ánh sáng thường và ánh sáng U.V. ở bước sóng dài. b) dung dịch Mg acetat trong cồn. c) Pyridin – methanol (1:1), thuốc thử này dùng để phân biệt các dẫn chất anthraquinon với các dẫn chất anthron, dianthron. Trên sắc đồ các dẫn chất anthraquinon cho màu vàng còn các dẫn chất anthron và dianthron cho màu tím.
 https://hoibacsy.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
5/51 rating
Bình luận đóng