NHŨ HƯƠNG

Tên khoa học: Pistacia lentiscus L.; Họ đào lộn hột (Anacardiaceae)
Bộ phận dùng: nhựa cây nhũ hương ngoài mặt sắc trắng mờ, trong sáng bóng, cắn vào thì dính răng, mùi thơm, đốt lên bay khói ra thơm mát, tàn tro sắc đen là đúng.
Thành phần hóa học: Có 90% acid mastixic và acid masticalic, tinh dầu 2% .
Tính vị – quy kinh: Vị cay, tính hơi ôn. Vào 2 kinh can và tâm.
Tác dụng: Thông 12 kinh, làm thuốc hoạt huyết, điều khí.
Công dụng: Trừ khí độc truyền nhiễm, lên sởi bị nhiễm độc, trị ung thư, đau bụng.
Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g.
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ và ung nhọt đã vỡ mủ không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Chê nhũ hương có nhiều cách: cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Nhặt bỏ tạp chất, tán với đăng tâm dễ thành bột (cứ 1 lạng nhũ hương (40g) dùng 1/4 đồng cân (1g) đăng tâm), hoặc sao qua với đăng tâm rồi tán.
Nếu tán một mình nhũ hương thì sau này hút

ẩm và đóng cục.

Bảo quản: Tránh ẩm, để nơi khô ráo, giữ mùi thơm.

0/50 ratings
Bình luận đóng